Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 6: Độc tiểu Thanh Kí (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 6 Độc tiểu Thanh Kí (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tiểu Thanh là nhân vật

  • A. có trong giai thoại của người dân Việt Nam.
  • B. có thực, sống vào đầu đời Minh ở Trung Quốc.
  • C. được Nguyễn Du hư cấu.
  • D. có thực trong lịch sử văn học Việt Nam.

Câu 2: 

"Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương"

(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

Ý nghĩa biểu tượng của hai từ "son phấn" và "văn chương" trong hai câu thơ trên là

  • A. chỉ sắc đẹp và trí tuệ của Tiểu Thanh.
  • B. chỉ sắc đẹp và tài năng của Tiểu Thanh.
  • C. chỉ phẩm hạnh và sắc đẹp của Tiểu Thanh.
  • D. chỉ vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn của Tiểu Thanh.

Câu 3: 

"Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn"

(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?

  • A. Là hai câu khai đề nói về qui luật tàn phá của thời gian để từ đó triết lí về thân phận con người.
  • B. Là hai câu khai đề tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của thơ Tiểu Thanh, từ đó mà cảm xúc trỗi dậy.
  • C. Là hai câu khai đề nêu lên cảm thức của tác giả về những đổi thay của cuộc đời, để từ đó bày tỏ niềm xót xa trước sự lụi tàn của cái đẹp.
  • D. Là hai câu khai đề miêu tả quang cảnh hoang phế của Tây Hồ.

Câu 4: 

"Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?"

(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?

  • A. Là hai câu kết tổng kết lại toàn bộ bài thơ.
  • B. Là hai câu kết có ý nghĩa khái quát về thân phận của tác giả cũng như của nghệ sĩ nói chung.
  • C. Là hai câu kết, Nguyễn Du khóc than cho số phận của mình.
  • D. Là hai câu kết bày tỏ niềm khắc khoải, day dứt của Nguyễn Du không biết hậu thế có ai tiếc thương cho ông, như ông tiếc thương cho Tiểu Thanh.

Câu 5: Câu thơ nào trong bài thơ “Đọc tiểu Thanh kí” thể hiện sâu sắc nhất sự đồng cảm của tác giả Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh?

  • A. "Cổ kim hận sự thiên nan vấn".
  • B. "Phong vận kì oan ngã tự cư".
  • C. "Chi phấn hữu thần liên tử hậu".
  • D. "Văn chương vô mệnh lụy phần dư".

Câu 6: Hai câu thơ "Son phấn có thần chôn vẫn hận - Văn chương không mệnh đốt còn vương" (Đọc Tiểu Thanh kí) thể hiện tình cảm gì của Nguyễn Du đối với cuộc đời và số phận Tiểu Thanh?

  • A. Ngậm ngùi và oán thán.
  • B. Cảm thương và trân trọng.
  • C. Chua xót và uất hận.
  • D. Khẳng định và ngợi ca.

Câu 7: Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” có hiện tượng gì đặc biệt về nghệ thuật?

  • A. Thất vận (không vần).
  • B. Không có đối.
  • C. Đối không chỉnh.
  • D. Thất niêm (câu một không niêm với câu tám).

Câu 8: Hai câu đầu trong bài “Đọc tiểu Thanh kí” thể hiện tình cảm nào của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh?

  • A. Nhớ thương.
  • B. Yêu thương.
  • C. Xót thương.
  • D. Cảm thương.

Câu 9: Câu thơ nào không nói về thân phận gian truân, vất vả người phụ nữ xưa?

  • A. "Thuở trời đất nổi cơn gió bụi - Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên".
  • B. "Hồng quân với khách hồng quần - Đã xoay đến thế còn vần chưa tha".
  • C. "Bấy lâu nghe tiếng má đào - Mắt xanh chẳng để ai vào có không?"
  • D. "Đau đớn thay phận đàn bà - Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?".

Câu 10: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng nhất về đề tài bài thơ Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?

  • A. Bài thơ viết về hình ảnh người phụ nữ nói chung.
  • B. Bài thơ viết về những kiếp người bất hạnh của Trung Hoa.
  • C. Bài thơ viết về những người quân tử.
  • D. Bài thơ viết về những kiếp tài hoa bạc mệnh.

Câu 11: Trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, câu thơ: “Cái án phong lưu khách tự mang” không thể hiện điều gì?

  • A. Sự gắn bó của những con người cùng cảnh ngộ cơ hàn.
  • B. Niềm đồng cảm của những người cùng hội cùng thuyền.
  • C. Đề cao phẩm chất của những con người tài hoa.
  • D. Bày tỏ kín đáo nỗi tâm sự của chính tác giả.

Câu 12: Ý nào sau đây chưa chính xác?

Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc…

  • A. Cho những mảnh đời bất hạnh.
  • B. Cho chính mình.
  • C. Cho tất cả mọi người.
  • D. Cho những kiếp tài hoa.

Câu 13: Giá trị nhân đạo sâu sắc của bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là gì?

  • A. Tiếng nói cảm thương cho những số phận tài hoa mà bất hạnh.
  • B. Tâm sự chua xót cho nỗi bất hạnh của chính mình.
  • C. Tiếng nói căm hờn đối với những thế lực chà đạp con người.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 14: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là gì?

  • A. Âm điệu ai oán, từ ngữ cô đọng, giàu sức gợi tả.
  • B. Ngôn ngữ trang trọng, trau chuốt, nhiều câu cảm thán.
  • C. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố có giá trị gợi tả.
  • D. Sử dụng các biện pháp so sánh và đảo ngữ.

Câu 15: Trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, hai câu cuối có hiện tượng gì?

  • A. Thất vận
  • B. Thất niêm
  • C. Đối không chỉnh
  • D. Không đối

Câu 16: Nỗi hận trong câu thơ “Cổ hận sự thiên nan vấn” là gì?

  • A. Nỗi hận của người xưa kéo dài đến nay
  • B. Nỗi hận của người nay giống với nỗi hận của người xưa
  • C. Người xưa và người nay cùng chung một nỗi hận, một nỗi oán sự bất công của cuộc đời
  • D. Nỗi hận của người xưa thật sâu sắc, mãnh liệt

Câu 17: Tại sao Nguyễn Du viết: “Ta tự thấy là người cùng một hội với một kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”

  • A. Nguyễn Du thấy đau đớn, xót thương cho Tiểu Thanh.
  • B. Nguyễn Du thấy đau đớn, xót thương cho chính mình.
  • C. Nguyễn Du đồng cảm với thân phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh vì ông cũng có số phận tương tự.
  • D. Lên án, tố cáo chế độ xã hội.

Câu 18: Câu thơ mở đầu:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”, không gợi đến ý nào sau đây ?

  • A. Sự tàn lụi của cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp
  • B. Sự biến đổi khôn lường của cuộc đời dâu bể
  • C. Sự sa cơ lỡ bước của người anh hùng
  • D. Số phận mong manh của những kiếp hồng nhan

Câu 19: Câu thơ nào thể hiện sâu sắc nhất sự đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh?

  • A. Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
  • B. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  • C. Chi phấn hữu thần liên từ hậu
  • D. Văn chương vô mệnh lụy phần dư

Câu 20: Từ “Độc điếu” trong câu thơ: “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” có nghĩa là gì?

  • A. Nguyễn Du đọc một mình
  • B. Nguyễn Du vừa đọc vừa khóc
  • C. Nguyễn Du đọc với bạn
  • D. Cả A và B

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác