Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Soạn siêu ngắn bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1. Bạn có kỉ niệm gì với dòng sông mà bạn từng biết?

Tham khảo:

Dòng sông Mekong là một trong những dòng sông lớn nhất ở Việt Nam, chảy qua 6 tỉnh miền Tây của đất nước. Sông Mekong có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam, đó là nguồn tài nguyên thủy sản quan trọng, cung cấp nước tưới cho các vùng đất khô hạn, đồng thời cũng là nơi du lịch hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Sau một lần đi du lịch tại Sóc Trăng với gia đình em đã có cơ hội được ngắm nhìn dòng sông với vẻ đẹp hùng vĩ xanh tươi. Từ đó em có một cách nhìn nhận mở rộng hơn về các vùng đất trên Việt Nam. 

CH2. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về hình ảnh một dòng sông được tái hiện trong tác phẩm văn học hoặc các loại hình nghệ thuật khác ( âm thanh, hội họa, điện ảnh,...).

Tham khảo:

Tác phẩm cuối cùng- “Sông xưa” cũng chính là điểm nhấn của triển lãm “Ký ức sông Tô”, là sự kết hợp độc đáo giữa sơn mài truyền thống và hộp gò đồng. Bằng sự tìm tòi, khám phá lịch sử của dòng sông Tô, tác giả đã tái hiện lại dòng sông xưa với những con sóng xanh mát chảy qua cửa đình, cùng hình ảnh người dân tấp nập buôn bán hai bên bờ sông. Tác phẩm mang đến cái nhìn mới lạ về sông Tô Lịch, đưa người xem từ bất ngờ này đến bất ngờ khác cùng trí tưởng tượng phong phú. 

Ý nghĩa của hình ảnh của dòng sông trong các tác phẩm của Vũ Xuân Đông có lẽ cũng chính là một tấm gương phản chiếu hình ảnh của những dòng người nhập cư không ngừng nghỉ vào thành phố này, luôn cố gắng nỗ lực hết mình, như những dòng nước nhỏ trong mát khát khao đổ vào những dòng sông lớn.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1. Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn

Tham khảo:

 Sông Hương vừa mang vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, tự do (một trường ca, rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, cô gái Di-gan, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng) vừa thơ mộng, trữ tình (dịu dàng và say đắm giữa…đỗ quyên rừng).

 

CH2. Nét độc đáo trong cách ví von, so sánh.

Tham khảo:

Được ví “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Hình ảnh so sánh này cho ta thấy một sông Hương phóng khoáng, tự nhiên như nó vốn có, chưa hề có bàn tay cải tạo của con người – một vẻ đẹp ít người biết đến của sông Hương. 

=> Với những so sánh, liên tưởng, nhân hóa, ngôn từ tinh tế, ấn tượng, tác giả cho ta thấy sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính. Những nhận xét và cảm xúc của nhà văn đậm chất sử thi đem lại cho người đọc sự ngạc nhiên về kho kiến thức mới mẻ và lí thú.

 

CH3. Hình ảnh sông Hương khi ra giữa đồng bằng và ở ngoại vi thành phố Huế.

Tham khảo:

- Ở giữa cánh đồng: được ví như một người con gái đẹp “nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Khi thức dậy, sông Hương đổi dòng liên tục, tìm kiếm có định hướng như một người con gái trước tình yêu. Sông Hương khi chảy theo hướng nam bắc, lúc tây bắc rồi đông bắc:

+ “vòng giữa khúc quanh đột ngột”

+ “uốn mình theo những đường cong thật mềm”

+ “vẽ một hình cung thật tròn”

+ “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”

- Ở ngoại vi thành phố: Sông Hương nhanh chóng chuyển mình mang một nét đẹp dịu dàng và trí tuệ “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Câu văn không chỉ ngợi ca vẻ đẹp mà còn đề cao giá trị của sông Hương.

CH4. Hình ảnh sông Hương trong lòng thành phố Huế.

Tham khảo:

- Như tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên. Không đổi dòng liên tục, “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc”. Ở cuối đường thẳng đó, sông Hương gặp cầu Tràng Tiền “nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Sông Hương và cầu Tràng Tiền tạo chất thơ cho Huế, Huế đẹp như bức tranh trăng nước hữu tình.

- Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến. “Đường cong này làm cho dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Dòng sông giống như một cô gái bằng lòng với tình yêu của mình.

- Giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pet, sông Hương cũng nằm ngay giữa lòng thành phố thân yêu của mình. Nhưng khác với những dòng sông này, sông Hương cùng với Huế, trong tổng thể vẫn giữ được nguyên dạng một đô thị cổ. Sông Hương mang vẻ đẹp cổ kính.

- So với sông Nê-va của Lê-nin-grat chảy quá nhanh thì lưu tốc dòng nước “sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hô yên tĩnh”.

 

CH5. Cách đối sánh để làm nổi bật nhịp chảy đặc biệt của sông Hương.

Tham khảo:

Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy...

 

CH6. Sự gắn bó của sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế.

Tham khảo:

Sông Hương là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho thơ ca nhạc hoạ “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Gắn với âm nhạc cổ điển xứ Huế: sông Hương là “một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; “điệu chảy lặng lờ” của dòng sông được nhà văn liên tưởng như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” làm sông Hương khác hẳn những con sông mà nhân vật “tôi” từng đặt chân đến khi sống xa xứ.

 

CH7. Sông Hương trong dòng chảy lịch sử.

Tham khảo:

Thời điểm

Diễn biến

Khoảng 1775 - 1792: “Thành Phú Xuân của người anh Hùng Nguyễn Huệ”

Sông Hương như người dũng sĩ “đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”, “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân...”

Thế kỷ XX: Chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Xây dựng xã hội chủ nghĩa

Sông Hương vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân “lịch sử bi tráng của thế kỉ XX với máu của những cuộc khởi nghĩa”.

Năm 1945: Cách mạng tháng 8

Sông Hương là chủ nhân những “chiến công rung chuyển” trong cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân.

 

 

=> Quả thật, từ cách tiếp cận riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc có cơ hội thấy hiểu sông Hương như một con người “biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công” góp phần viết nên trang sử vẻ vang của xứ Huế nói riêng, của cả dân tộc nói chung.

 

CH 8. Sông Hương trong cảm hứng của các nhà thơ.

Tham khảo:

- Trong thi ca, sông Hương có khả năng tự tạo nên “một dòng thi ca” với những sắc thái trữ tình đa dạng, muôn màu qua hồn thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Tố Hữu…

- Sông Hương chứa đựng vẻ đẹp biến ảo, phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam Huế “sớm xanh, trưa vàng chiều tím” như một bức hoạ của Tạo hoá.

- Con sông xứ Huế còn ẩn chứa vẻ đẹp “trầm mặc” khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn; vẻ đẹp triết lí, cổ kính khi đi trong âm hưởng tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga; vẻ “vui tươi” lúc qua những bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long; vẻ “mơ màng… sương khói” khi rời xa thành phố.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác