Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 1: Vợ nhặt (phần 2)

Soạn siêu ngắn bài 1: Vợ nhặt (Phần 2) ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: VỢ NHẶT

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

- Trước hết, từ “vợ” là một danh từ thiêng liêng, dùng để chỉ người phụ nữ trong mối quan hệ được pháp luật công nhận với “chồng”. Còn “nhặt” là hành động cầm vật bị đánh rơi lên, rẻ rúng và không được tôn trong. Điều này đã gây ra sự đối lập khiến cho người đọc tò mò về câu chuyện . 

-  Đồng thời đó cũng lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ thực dân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh nghèo đói, người “chết như ngả rạ”, thể hiện sự đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

 

CH2. Xác định tình huống truyện và nêu ý nghĩa của nó.

Trả lời:

Tình huống truyện: một anh chàng dân ngụ cư, xấu xí, nghèo khổ như Tràng lại có thể “nhặt” được vợ một cách  quá dễ dàng, chỉ bằng mấy câu hát, mấy lời nói bông đùa “tầm phơ tầm phào” và 4 bát bánh đúc.

Ý nghĩa: 

- Giá trị hiện thực:

+ Chân thực hóa nạn đói năm 1945 tại Việt Nam

+ Lên án tội ác của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật đã là nguồn cơn gieo giắt nỗi đau này cho người dân vô tội 

- Giá trị nhân đạo

+ Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn

+ Hướng con người đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai, dù tron bất kì gian nan nào

CH3. Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự nào và có thể chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1 (từ đầu ... "tự đắc với mình"): Tràng đưa được người vợ nhặt về nhà

- Phần 2 (tiếp ... "đẩy xe bò"): Tràng và thị nên duyên vợ chồng 

- Phần 3 (tiếp ... "nước mắt chảy ròng ròng"): tình thương của người mẹ - Bà cụ tứ dành cho các con 

- Phần 4 (còn lại): niềm tin vào tương lai và cách mạng 

CH4. Theo trình tự của câu chuyện, các nhân vật đã có những thay đổi như thế nào từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử?

Trả lời:

Tràng

Người vợ nhặt

Bà cụ Tứ

*Trước khi có vợ: một người khờ khệch, sống vô lo vô nghĩ cùng mẹ già

*Sau khi có vợ: cảm thấy có trách nhiệm với với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con sau này. 

* Trước khi làm vợ: đanh đá, chưa ngoa, ‘cong cớn”, chủ động dòi Tràng để được ăn 

*Sau khi làm vợ Tràng: dịu dàng thùy mị, và đảm đang, tháo vát. Dậy sớm cùng bà cụ Tứ don dẹp nhà của. Lễ phép với mẹ và quan tâm đến chồng. 

*Trước khi Tràng có vợ: khuôn mặt ảm đạn, già nua, mệt mõi là luôn luôn phải suy nghĩ

*Sau khi Tràng lấy vợ: vui vẻ, tươi tắn và rạng rỡ hẳn lên. 

( Lưu ý: Học sinh có thể trích thêm một số dẫn chứng trong văn bản vào nhằm tăng tính thuyết phục)

CH5. Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).

Tham khảo:

(Mang tính chất gợi ý những ý chính, học sinh tự triển khai chi tiết)

*Nhân vật Tràng: 

- Điểm nhìn: 

+Góc nhìn người kể chuyện: Là một gã trai nghèo khổ, ngoại hình thô kệch, xấu xí làm nghề đẩy xe bò thuê nuôi mẹ già. Cuộc sống người dân ngụ cư vừa tủi cực vừa khốn khó. . Gợi ra số phận trôi nổi, lận đận và gian truân của lớp người vì bần cùng quá phải tha hương cầu thực, tìm kiếm nguồn sống trong xã hội.

+ Góc nhìn của nhà nhân đạo: Cũng giống như bao nhiều người lao động hiền lương khác. Chất phác, thật thà và rất vô tư không hề toan tính. Hay cũng không quá khổ tâm vè hoàn cảnh khốn khó của mình. Sẵn sàng cưu mang người khó khăn hơn mình trong cảnh loạn lạc, chết vì đói khát 

 + Điển nhìn của chính Tràng- hình tượng người dân nông thôn Việt Nam về ý thức gia đinhg:  Sau khi người đàn bà theo Tràng về tới nhà, anh cũng có ý thức xác nhận vị trí của người đàn bà trong gia đình và bắt tay vào sắm sửa chuẩn bị cho cuộc sống mới. Anh tôn trọng vợ với tư cách là một con người thực sự chứ không phải là một cái gì đó mà anh vừa nhặt được. Anh bắt đầu quan tâm đến cuộc sống gia đình và có trách nhiệm hơn đến mọi người.  Không ngừng khát vọng đổi đời, có những  nhận thức đầu tiên về đường lối đứng lên của Đảng

=> Giọng điệu và lời kể luôn thay đổi phù hợp với điểm nhìn, là người kể chuyện tác giả miêu tả chân thực cảnh nạn đói năn 1945, là nhà nhân đạo tác giả biểu hiện sự đồng cảm, yêu thương và bao bọc cho những người khốn khó, phải liều mình tìm sự sống như thị, và Tràng - hình tượng người nông dân Việt Nam tiêu biểu có sự trưởng thành từng ngày trong nhận thức chưa có vợ, có vợ rồi và được khai sáng ra con đường chủ ngĩa “lá cờ đỏ sao vàng” 

*Người vợ nhặt:

- Điểm nhìn: người kể chuyện, dõi theo từng hành trình thị đi qua. Đặc biệt không nhập tâm vào lời kể nhân vật này, mà thông qua miêu ta hành động tác giảng phản ánh được bản chất chon người thị từ lúc trước khi làm vợ cho đến khi đã làm vợ Tràng. Trở về bản chất là người đàn bà hiền hậu, đúng mực và chăm chỉ 

-Lời kể:  Người “vợ nhặt” là hiện thân cho những đau khổ và tủi cực của người dân lao động nghèo trước Cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Kim Lân đã không cho cô “vợ nhặt” một danh tính, một tên gọi như bao con người khác mà đây là một dụng ý của nhà văn. Dụng ý  là cuộc đời, số phận nhân vật này như hòa lẫn với cuộc đời, số phận của bao người dân nghèo khổ khác lúc bấy giờ.

+ Giọng điệu: xót thương và lên án cuộc sống khắc nghiệt đã góp phần làm biến đổi, tha hóa cô “vợ nhặt” đáng thương ấy. Nhưng đằng sau cái vẻ bề ngoài rách rưới, ăn nói chao chát, chỏng lỏn ấy, Kim Lân vẫn nhận ra những phẩm chất tốt đẹp, ngời sáng.

*Bà cụ Tứ

- Điểm nhìn thay đổi từ người kể chuyện - nội tâm:Miêu tả hình ảnh tẩm tảo, khổ cực của người phụ nữ xưa. Từ đó khai thác nội tâm của người làm vẹn. Vừa ai oán, vừa xót thương cho con mình và cả người phụ nữ khốn khổ kia.Cảm thấy tủi nhục cho gia cảnh nhà mình.

- Lời kể trầm lặng và xót thương cho người phụ nữa này:  Bà xót xa cho việc cưới vợ của Tràng không được diễn ra như ý muốn. Bà nhớ người chồng đã quá cố. Bà nhớ về cuộc đời dài dằng dặc, đầy những khổ đau của mình. 

- Giọng điệu yêu thương, trìu mến và luôn lạc quan tích cực: mừng vui và rạng rỡ hơn nhưng ngày bình thường khi có “con dâu mới” về nhà. Cùng con dọn dẹt, chăm sóc cho gia đình và nhà cửa cũng như hứa hẹn và mong ước một tương lại rạng tỡ sẽ đến cho vợ chồng Tràng 

=> Có thể nói, trong hoàn cảnh đen tối, khốn cùng nhất cũng không thể làm mất đi ở người dân lao động tình thương. Lòng nhân hậu, đạo nghĩa làm người trong họ vẫn ấm nóng trong mọi hoàn cảnh. Họ vẫn thèm muốn tìm đến hơi ấm của hạnh phúc. Họ khát khao được gây dựng đời sống giữa lúc khó khăn. Dường như việc lấy vợ của Tràng đã thổi vào căn nhà u ám, nghèo nàn một luồng gió mới làm thay đổi tất cả. .

Kim Lân đã khắc hoạ đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động và tình cảm các nhân vật bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế vô cùng. Qua cuộc đời khốn khổ và tủi cực của các nhân vật, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. 

CH6. Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Trả lời:

Chủ đề: phản ánh đời sống người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 

Giá trị tư tưởng: lên án xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã đẩy nhân dân vào con đường bần cùng hóa. Biến con người thành vật vô giá trị, có thể nhặt bất cứ lúc nào. Đồng thời phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động. Cho dù bị đẩy vào tình cảnh bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết, vẫn khao khát tình thương, khao khát hạnh phúc gia đình, hướng về sự sống, tin tưởng tương lai gắn bó với cách mạng. 

CH7. Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Nêu và phân tích quan điểm của bạn về điều này.

Trả lời:

Không được coi là truyện cổ tích trong nạn đói vì : 

- Dựa vào các đặc điểm của truyện cổ tích cần phải có những yếu tố phi thực thế, sự màu nhiệm của đấng trên thì tác phẩm này không phù hợp. Vì đây là một tác phẩm văn học hiện thực. 

 - Câu chuyện có kết thúc mở, hình ảnh lá cờ kết thúc tác phẩm rất mơ hồ, phải dựa vào nghĩa tường minh để minh giải cho hình ảnh này. Còn đối với truyện cổ tích thì luôn là cái kết có hậu, cái kết trừng phạt những kẻ xấu.

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt.

Tham khảo:

Qua truyện “Vợ nhặt”, tác giả Kim Lân còn cho ta thấy càng trong khó khăn gian khổ, con người dân Việt Nam càng yêu thương nhau, tình cảm gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên lại được đề cao hơn. .Hình ảnh ngôi nhà với bữa cơm của ba nhân vật Tràng - Bà cụ Tứ - Người vợ nhặt vẫn mang một hình tượng thông điệp lớn lao về gia đình và vẫn dữ nguyên giá trị đến tận bây giờ. Đặc biệt là bữa cơm ăn cơm ấm cúng thể hiện tư tưởng yêu thương, quây quần của một gia đình truyền thống Việt. Nhưng cũng là điểm đặc biệt khắc họa nên bản chất của mỗi nhân vật ( Tràng - Bà cụ tứ - Vợ Tràng). Khi người mẹ đãi vẫn luôn âm thầm dành tất cả yêu thương cho các con qua chi tiết bà cụ tứ quay đi lau giọt nước mắt để không để con dâu thấy mình đang khóc. Hay là khi Thị điền nhiêm và bát “chè khoán “- cám vào mồn như không có gì với nguyện ý  đồng lòng, chịu chung khó khăn với gia đình, với chồng mình. Là khi Tràng nhận ra trách nhiệm lớn lao của mình và dẫn bước bảo vệ gia đình bằng cách đi theo và ủng hộ đường lối Cộng sản. Qua đây, thông điệp sâu sắc nhà văn muốn truyền tải đến thế hệ sau. Luôn giữ nguyên được giá trị nhân đạo và nhân văn từ đó giáo dục con người về cuộc sống và tình yêu thương gia đình. 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 1: Vợ nhặt (phần 2), Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 1: Vợ nhặt (phần 2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác