Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài Ôn tập học kì I (phần 2)

Soạn siêu ngắn bài Ôn tập học kì I (phần 2) ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

ÔN TẬP HỌC KÌ I 

ĐỌC

CH1. Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

Tham khảo:

“Huyền diệu”- một nhan đề độc đáo,  mới lạ gợi nên sự bí ẩn và kì diệu, khiến cho độc giả cảm thấy mò tò thời nhan đề. Và có vai trò gợi mở, định hướng cho toàn tác phẩm. 

CH2. Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?

Tham khảo:

Nguyên văn câu thơ này khi được dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau” => Xuân Diệu muốn nói đến sự hòa hợp giữa những giác quan khứu giác để ngửi hương thơm, thị giác để nhìn màu sắc và tính giác để nghe âm thanh. Từ đó tương giao và hòa quyện gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.

CH3. Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.

Tham khảo:

Viết về sự đằm thắm, âm điệu và là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..…

 

CH4. Những tri thức ngữ văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quá?

Tham khảo:

Tri thức: Thơ, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ.

CH5. Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.

Tham khảo:

 Thật khó hiểu khi tác giả lựa chọn câu thơ bằng tiếng Pháp của Bô- đơ- le trong bài thơ Tương Giao để làm câu đề từ. Và Xuân Diệu muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ. Dẫn dắt tư tưởng cho người đọc ngay từ đầu. Một phần cũng bởi Xuân Diệu là một trong số các nhà thơ đã chịu ảnh hưởng cảm quan tương ứng của Bô- đơ- le, vậy nên ông đã viết nên rất nhiều ý lạ cho những câu thơ của mình.

CH6. Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.

Tham khảo:

Như một nhà họa sĩ tài hoa, nhà thơ Xuân Diệu vẽ lên bức tranh lãng mạn của mình bằng ngôn ngữ từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”. Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi”.  Hồn thơ Xuân Diệu, một cái hồn luôn khát khao giao cảm với đời, một hồn thơ luôn luôn rộng mở, chẳng để lòng mình khép lại bao giờ, một hồn thơ ngày ngày vẫn tha thiết, bồi hồi, rạo rực, băn khoăn, và tôi chính tôi đã trót yêu cái hồn ấy tự bao giờ. Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

 

VIẾT

CH1.Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo. 

Tham khảo:

* Gợi ý: dàn bài để học sinh tự triển khai luận điểm theo văn phong của mình 

  1. Giới thiệu:

Giới thiệu về tầm quan trọng của việc “ chọn điểm nhìn độc đáo trong việc tạo nên thành công của một tác phẩm truyện.”

Mở rộng: có thể nêu ra một tác phẩm nổi tiếng liên quan đến chủ đề này. Ví dụ: Truyện ngắn “Làng” được viết bởi nhà văn Kim Lân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.  Nội dung chính: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”. Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

  1. Lựa chọn một truyện có điểm nhìn độc đáo:

Chọn truyện Làng của Kin Lâm để phân tích điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. 

Giới thiệu ngắn về tác giả và tóm tắt nội dung truyện.

III. Phân tích điểm nhìn độc đáo trong truyện:

Miêu tả điểm nhìn của tác giả qua lời kể chuyện

Trình bày cách mà Kin Lân quan sát và mô tả các nhân vật và sự kiện trong cuộc sống hàng ngày.

Đánh giá cách mà điểm nhìn độc đáo này tạo ra sự khác biệt và tạo cảm xúc mạnh cho độc giả.

  1. Hiệu quả của điểm nhìn độc đáo:

Nêu rõ ý nghĩa của điểm nhìn này trong việc truyền tải thông điệp và ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện.

  1. Kết luận:

Tóm tắt lại ý nghĩa và vai trò của việc chọn điểm nhìn độc đáo trong tạo nên thành công của một tác phẩm truyện.

Khẳng định sự quan trọng của việc tác giả cần có cái nhìn sáng tạo, khác biệt để thu hút và ghi nhớ lòng đọc giả.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài Ôn tập học kì I (phần 2), Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài Ôn tập học kì I (phần 2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác