Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 6: Trao duyên - phần 1

Soạn siêu ngắn bài 6: Trao duyên - phần 1 ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: TRAO DUYÊN

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1. Mối tình Kim - Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một "thiên tình sử" tuyệt đẹp. Bạn hãy đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác nói về tình yêu của họ.

Tham khảo:

Cái bệnh của nho sĩ là nghi ngờ, Kim Trọng không tin người yêu “dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng” nên phải dặn dò:

Gìn vàng giữ ngọc cho hay,

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.

Để an ủi, động viên Kim Trọng, Thúy Kiều lại lần nữa khẳng định:

Đã nguyền hai chữ đồng tâm,

Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.

=> Trước câu dặn dò của người yêu trước khi chia xa, Thúy Kiều đã đối đáp lại lời chàng thể hiện sự “đồng tâm” và “trăm năm”. Vừa kéo léo trong cách đối đáp, vưà thể hiện được khí chất một người con gái thông minh và thanh tao. 

ĐỌC VĂN BẢN 

CH1. Hình dung bối cảnh của cuộc trao duyên (thời gian, không gian, hoàn cảnh của nhân vật)

Tham khảo:

Bối cảnh

Chi tiết

Thời gian

Sau đêm thề nguyện với người yêu. Kim Trọng phải về Liễu Dương chịu tang. Thì tai nạn bất ngờ ấp đến với gia đình Thúy Kiều. 

Không gian

Trong gia đình Kiều. Nơi từng ấm no, hạnh phúc nhưng bây giờ thì tan hoang và sơ xác. 

Hoàn cảnh

Cha bị vu on, em trai và cha bị đánh đập tàn nhẫn. Gia đình bị cướp hết của cải. Để có tiền chuộc cha, Kiều nguyện bán thân. Trước khi đi Kiều đã trao duyên của mình với Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân. 

 

CH2. Chú ý nội dung lời "hỏi han" của Thúy Kiều

Tham khảo:

Hỏi han và có phần trách móc sao gia đình đang gặp nhiều mà Thúy Vân vẫn vô tư ngủ say giấc. Vẫn còn may là vẫn nhớ đến chị mình. 

CH3. Theo dõi, cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều: 

- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân; 

- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.

Tham khảo:

- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân: lòng rối như tơ vò 

- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: xót xa, tủi thân

 

CH4. Chú ý lời Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân khi trao kỉ vật.

Tham khảo:

Khi tình yêu tươi đẹp và đằm thắm thì thình lình tai biến lại dồn đến. Sau khi thu xếp mọi việc bán mình để cứu cha và em, ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh rời khỏi nhà. Đêm ấy, Kiều không đành lòng với tình cảnh dang dở cùng Kim Trọng nên cuối cùng, sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, khi thấy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều đem từng kỉ vật trao tình yêu giữa mình và Kim Trọng ra trao cho em gái.

CH5. Mười dòng thơ cuối là lời Thúy Kiều nói với ai?

Tham khảo:

Thúy Kiều nói với Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Nêu bố cục của đoạn trích và chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật.

Tham khảo:

Vị trí

Nội dung

Phần 1 (12 câu đầu)

Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

Phần 2 (14 câu tiếp)

Kiều trao kỉ vật và dặn dò em gái

Phần 3 (còn lại)

Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm

Các câu 711,725,730,735

Lời người kể chuyện

Các câu 715,720,740,745

Lời đối thoại nhân vật

Các câu 750,755

Lời độc thoại nhân vật

 

CH2. Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong thời điểm nào?

Tham khảo:

Thời điểm: Trước khi Kiều thu xếp việc để đi theo người đã mua mình

CH3. Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.

  2. Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?

  3. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chỉ tiết thể hiện sự nhất quản hoặc không nhất quán ấy.

  4. Nêu diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lý giải diễn biến tâm lí đó.

Tham khảo:

  1. “Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Thúy Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Vì đây cũng là chuyện hạnh phúc cả đời của Thúy Vân. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.

  2. Kiều trình bày với em về hoàn cảnh éo le của mình và gia đình, về mối tình dang dở nhưng sâu đậm với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ của chị.Thay chị mang đến hạnh phúc cho chàng Kim Trọng. Hai người đã có những hẹn thề gắn bó dài lâu nhưng nay Kiều không giữ lời hứa đó. Bởi lẽ, nàng không thể hoàn thành cả “chữ hiếu” lẫn “chữ tình”; nên “chữ tình” này, xin gửi lại để Vân thay chị thực hiện. Từng lời nói của Kiều là nỗi đau khổ, day dứt mà nàng đang phải trải qua.

  3. Thúy Kiều đã dặn dò nàng ''Duyên này'' là duyên giữa Thúy Vân và Kim Trọng. Chị đã trao duyên lại cho em nhưng những kỷ vật này thì xin em hãy coi là ''của chung'' bởi cũng có một phần là của chị. Khi kể về mối tình của mình cho Vân nghe, giọng điệu của nàng vẫn bình tĩnh, nhưng đến lúc trao kỉ vật, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén được cảm xúc đang dậy sóng trong lòng. 

Cảnh ngộ bắt Kiều phải ''lỗi thề'' nhưng trong đáy lòng đâu dễ để có thể nguôi đi được lời thề xưa và đoạn tuyệt tình cũ được. Đầy xót xa sầu tủi, trong đau đớn tận cùng. Trao "duyên" xong, nhưng lòng Kiều càng nặng trĩu, đầy những giằng xé, những níu kéo, tiếc nuối vô cùng. 

  1. Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên diễn biến qua ba chặng như ba nấc thang tâm lí. Mở đầu là những lời yêu cầu khẩn thiết của Kiều đối với Vân:

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Hai câu thơ cho thấy Kiều vừa khẩn khoản, vừa thiết tha, vừa như đặt cả niềm tin và hi vọng vào Vân. Trong bao từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,…Nguyễn Du đã chọn từ “cậy”. Phải chăng vì chỉ từ “cậy” mới hàm chứa nội dung thông báo nhờ và  “chịu lời” mà không phải là “nhận lời”. Đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hoàn cảnh không nhận không được. Ở đây Kiều hiểu hoàn cảnh khó xử của mình và càng hiểu hoàn cảnh khó xử của cô em gái. Cũng qua đây có thể thấy Nguyễn Du là thi sĩ thật “sâu sắc nước đời”.

 Kiều nói với Vân bằng những lời tâm sự biểu hiện qua các câu thơ mang phong cách thành ngữ: “tình máu mủ”, “lời nước non”, “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”. Những lời tâm sự có tác dụng thuyết phục. Kiều ràng buộc Vân bằng tình máu mủ, lại khẩn cầu em cho mình chút vui, chút ơn, chút thơm lây vì đức hi sinh cao đẹp của em:

“Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Vừa thuyết phục vừa ràng buộc nhưng vẫn khẩn cầu, Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Nhưng chính lúc mục đích đạt được là lúc bi kịch tình yêu của Kiều lên tới đỉnh cao. 

Khi đã trao lại Vân những kỉ vật. Nàng những mong, bằng kỉ vật, nàng sẽ hiện diện trong tình yêu. Những kỷ vật thiêng liêng và đẹp đẽ: “Chiếc thoa với bức tờ mây”, “phím đàn với mảnh hương nguyền”. Bao xót xa trong một từ “của chung”: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Bao đớn đau trong một từ “ngày xưa”: “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”. Hiện thực đẹp đẽ, rực rỡ vừa mới đây thôi đã trở thành quá vãng. Thời gian khách thể bị phá vỡ, nhường chỗ cho thời gian của tâm trạng. 

Kiều tìm đến  con đường trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử: “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Thể hiện muốn trả nghĩa Kim Trọng, nàng sẽ nhận được sự đồng cảm của người thương “Rưới xin giọt nước cho người thác oan”. Thế nhưng, như có người đã nói, nếu trong thiên tình sử xưa, giọt lệ Mị Nương rơi xuống chén trà và oan hồn Trương Chi được giải tỏa thì trong “Đoạn trường tân thanh”, giọt lệ của chàng Kim không thể làm tan mối tình oan khuất của nàng Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về không có gặp gỡ.

Kết thúc đoạn thơ, yếu tố bi kịch không những không giảm mà còn được đẩy lên mức cao hơn. Ấy là lúc sự trở về bằng linh hồn, sự trở về siêu hình bất lực trước những cảm nhận thực tế của người con gái họ Vương. Kiều ý thức rất rõ về cái hiện sinh, cái “bây giờ”: “Trâm gãy gương tan”, “Tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”.

Kiều ý thức về cái hiện hữu, cái “bây giờ” và Kiều càng thương mình. Ai nỡ trách nàng sau khi thương người, vì người, nàng đã tự thương mình. Nàng có một chút vì mình cũng không phải là vị kỉ mà vẫn là rất mực vị tha. Sự hiện hữu của tình yêu làm Kiều quên đi sự hiện hữu của người em gái. Đang từ đối thoại với Vân, Kiều trở về độc thoại nội tâm và rồi nàng như hướng tất cả về Kim Trọng:

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Trong một câu thơ, tên Kim Trọng được gọi đến hai lần, kèm theo là những thán từ chỉ sự đớn đau, tuyệt vọng “ôi”, “hỡi”. Câu thơ trên ngắt nhịp 3/3 đọc lên như tiếng nấc, để rồi đến câu thơ dưới nhịp thơ dài ra như một lời than. Lời trao duyên kết thúc bằng một lời than, bằng tiếng kêu đớn đau, tuyệt vọng. 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 6: Trao duyên - phần 1, Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 6: Trao duyên - phần 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác