Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 6: Trao duyên (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 6 Trao duyên (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu thơ "Hồn còn mang nặng lời thề - Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai" (trích Trao duyên) thể hiện nội dung gì?

  • A. Chỉ có cái chết của Kiều mới chuộc được sự bội ước của nàng đối với Kim Trọng.
  • B. Kiều đã quyết lấy cái chết để chứng minh cho tấm lòng chung thủy của mình với chàng Kim.
  • C. Để báo hiếu trả nghĩa cha mẹ, dù có phải chết Kiều cũng cam lòng.
  • D. Dù có phải chết, Kiều cũng sẽ giữ trọn tình nghĩa với Kim Trọng.

Câu 2: Việc Nguyễn Du chọn từ "cậy" (chứ không phải từ "nhờ") trong câu thơ "Cậy em em có chịu lời" đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời "Trao duyên" của Thúy Kiều vì

  • A. từ "cậy" có nghĩa là "tin cậy", thể hiện một lòng tin tuyệt đối.
  • B. từ "cậy" là từ cổ, đồng nghĩa với "nhờ" nhưng có sắc thái nài ép.
  • C. từ "cậy" có tác dụng nhấn mạnh hơn từ "nhờ".
  • D. từ "cậy" hàm ý nhờ vả với tất cả sự tin tưởng, tôn trọng và biết ơn.

Câu 3: Cả đoạn trích “Trao duyên” vốn là lời Kiều nói với em, nhưng đến cuối cuộc "trao duyên", Kiều thực sự có lúc đã quên cô em trước mặt, khi thì như đang nói một mình, khi thì như đang nói cùng Kim Trọng. Sự phức hợp trong đối tượng giao tiếp như vậy có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào?

  • A. Thực chất từ đầu đến cuối đều là tiếng nói nội tâm phức tạp của Kiều.
  • B. Thể hiện tâm trạng rối bời, không làm chủ được lời nói của Kiều.
  • C. Đau đớn tột cùng, Kiều quên dần thực tại, đắm chìm vào nội tâm.
  • D. Kiều thấy tự thương xót sau khi đã nghĩ nhiều cho người khác.

Câu 4: Dòng nào dưới đây không phải là lí do Thúy Kiều đưa ra để nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du?

  • A. Tuổi xuân của Vân.
  • B. Coi như mình đã chết để được thương cảm.
  • C. Tình máu mủ.
  • D. Tương lai của Kim Trọng.

Câu 5: Hành động "trao duyên" trong đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

  • A. Tấm lòng hiếu thảo.
  • B. Sự bao dung.
  • C. Lòng vị tha.
  • D. Sự sâu sắc.

Câu 6: "Sự đâu sóng gió bất kì" (trong câu thơ "Sự đâu sóng gió bất kì - Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai") mà Kiều nói đến là nhằm nhắc đến sự việc gì trước đêm "trao duyên"?

  • A. Việc Kiều được Đạm Tiên báo mộng với những điềm chẳng lành.
  • B. Việc gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt.
  • C. Việc Mã Giám sinh mua Kiều và gia đình họ Vương đồng ý bán.
  • D. Việc chú Kim Trọng mất, chàng phải về hộ tang ở Liêu Dương.

Câu 7: Câu nói mà Thúy Kiều nói với Thúy Vân "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du có ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện sự tuyệt vọng của Thúy Kiều.
  • B. Thể hiện sự thấu hiểu của Kiều về tính chất quan trọng của câu chuyện và hoàn cảnh khó xử của em.
  • C. Thể hiện sự chu đáo, mực thước và tế nhị của Kiều.
  • D. Thể hiện sự biết ơn của Thúy Kiều đối với Thúy Vân.

Câu 8: Khi dùng các từ ngữ như "mệnh bạc", "thác oan" để nói về mình trong đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du, tâm trạng của Thúy Kiều ra sao?

  • A. Đau khổ khi nghĩ Thúy Vân và Kim Trọng hạnh phúc.
  • B. Đau đớn, xót xa cho hoàn cảnh, số mệnh của mình.
  • C. Nuối tiếc, hụt hẫng vì đã trao duyên cho em.
  • D. Chấp nhận định mệnh nghiệt ngã.

Câu 9: Dòng nào không nêu đúng tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du?

  • A. Đau đớn, tiếc nuối cho tình đầu tan vỡ.
  • B. Tuyệt vọng, coi mình như đã chết.
  • C. Mặc cảm mình là kẻ phụ bạc, suốt đời không bao giờ trả hết được ân tình của Kim Trọng.
  • D. Lo lắng cho tương lai vô định, mịt mờ phía trước.

Câu 10: Dòng nào nói đúng với xuất xứ đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du?

  • A. Trích từ câu 713 đến câu 756 trong tác phẩm Truyện Kiều, là lời của Kiều bày tỏ nỗi lòng của mình.
  • B. Trích từ câu 723 đến câu 756 trong tác phẩm Truyện Kiều, là đoạn miêu tả tâm trạng của Kiều khi quyết định trao duyên cho Thúy Vân.
  • C. Trích từ câu 724 đến câu 757, là lời của Kiều nói cùng Thúy Vân.
  • D. Trích từ câu 725 đến 758, là đoạn miêu tả tâm trạng của Kiều sau khi quyết định trao duyên cho Thúy Vân.

Câu 11: Qua đoạn trích “Trao duyên” tác giả đã cho độc giả thấy được tài năng của mình ở khía cạnh nào? 

  • A. Sử dụng từ ngữ phong phú, nhiều ý nghĩa
  • B. Việc vận dụng các thành ngữ, điển cố tài tình
  • C. Việc miêu tả nội tâm, tình cảm nhân vật.
  • D. Việc xây dựng đối thoại giữa các nhân vật

Câu 12: Ý nghĩa về hình ảnh cái chết được Thúy Kiều nhắc đến khi trao duyên?

  • A. Kiều có linh cảm về cuộc đời đầy rẫy những cay đắng, cùng cực với sự tuyệt vọng đau khổ đến tưởng chừng chết đi
  • B. Kiều muốn dùng cái chết để Vân phải nhận lời.
  • C. Kiều muốn chết sau khi trao duyên cho Vân.
  • D. Kiều đang trong tâm trạng rối bời.

Câu 13: Nên hiểu sao cho đúng về tâm tư, tình cảm của Kiều khi thốt lên: “Trông ra ngọn cỏ lá cây – Thấy hiu hiu gió thì hay chị”?

  • A. Kiều nghĩ rằng khi chết đi nàng sẽ hóa thân vào gió mây, cây cỏ.
  • B. Kiều đang có ý định quyên sinh (tự vẫn).
  • C. Kiều đang mong rằng nàng sẽ sớm được trở về với người thân.
  • D. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ trở về trong gió chờ giải oan tình.

Câu 14: Câu “Chiếc vành với bức tờ mây – Duyên này thì giữ vật này của chung” có thể hiểu theo nghĩa nào? 

  • A. Duyên trao cho Vân nhưng Kim vẫn là của Kiều
  • B. Kiều không muốn trao duyên cho Vân mà muốn giữ lại kỷ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng.
  • C. Cách nói để Kiều tự an ủi chính mình: Nàng chỉ trao gửi nhờ Vân giữ hộ những cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân.
  • D. Kiều nhờ Vân tiếp tục mối tình cùng Kim Trọng, còn Kiều xin giữ lại các kỷ vật

Câu 15: Tại sao cả đoạn trích đều là lời Kiều đang nói, bày tỏ với Vân nhưng ở phần cuối, người đọc lại thấy nàng như đang đọc thoại với mình, lúc như đang hướng đến Kim Trọng để tỏ bày? Điều này có phải là dụng ý nghệ thuật của tác giả, muốn thể hiện điều gì?

  • A. Cả đoạn trích đều là tiếng nói từ nội tâm phức tạp của Kiều
  • B. Kiều đang trong lúc tâm trạng rối bời, không làm chủ được lời nói của Kiều.
  • C. Quá lòng lòng trước việc phải từ bỏ tình yêu, Kiều quên đi thực tại, chìm vào trong nội tâm của chính mình. 
  • D. Kiều thấy tự thương xót sau khi đã nghĩ nhiều cho người khác.

Câu 16: “Sự đâu sóng gió bất kì” trong câu nói của Kiều nói đến sự việc gì trước đêm khiến nàng phải nhờ vả Thúy Vân?

  • A. Kiều dự cảm được những chuyện chẳng lành khi Đàm Tiên về báo mộng. 
  • B. Gia đình nhà họ Vương bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt.
  • C. Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh
  • D. Chuyện bất ngờ khi chú Kim Trọng mất, chàng phải về hộ tang ở Liêu Dương.

Câu 17: Hai câu thơ” Hồn còn mang nặng lời thề - Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai” là Kiều đang muốn thể hiện điều gì? Với ai

  • A. Kiều hối lỗi và chỉ có cái chết mới chuộc được sự bội ước của nàng đối với Kim Trọng.
  • B. Kiều đang bày tỏ với Kim Trọng, dù có chết nàng cũng sẽ giữ trọn tình nghĩa với Kim
  • C. Để chứng minh tấm lòng mới Kim Trọng, Kiều quyết định chọn cái chết
  • D. Để báo hiếu trả nghĩa cha mẹ, dù có phải chết Kiều cũng cam lòng.

Câu 18: Ý nghĩa câu thời “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”?

  • A. Kiều thương xót cho mối tình dang dở của mình
  • B. Kiểu để Vân tự chọn lựa có chấp nhận mối duyên này hay không
  • C. Kiều tiếc nuối, day dứt vì phải trao tình yêu dang dở của mình cho em. 
  • D. Thúy Kiều lo lắng cho tương lai của em gái và Kim Trọng sau này sẽ như thế nào? 

Câu 19: “Dạ đài” mang ý nghĩa gì trong câu “Dạ đài cách mặt, khuất lời” ?

  • A. Nơi mà Kiều sẽ đến sau khi trao duyên cho Vân
  • B. Chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng
  • C. Nơi hư vô trong tưởng tượng của Kiều
  • D. Cõi âm, cõi chết 

Câu 20: Lý lẽ Thúy Kiều đưa ra để thuyết phục Thúy Vân “nhận duyên”, trả nghĩa cho Kim Trọng là gì?

  • A. Tình thân máu mủ
  • B. Tương lai Vân sẽ hạnh phúc khi chọn Kim Trọng
  • C. Kiều tự coi như mình đã chết để được thương cảm.
  • D. Tương lai của Kim Trọng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác