Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 1)

Soạn siêu ngắn bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 1) ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: TÁC GIA NGUYỄN DU

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp có sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều.

Tham khảo:

Giá trị và sức sống bền bỉ của Truyện Kiều đối với người Việt đã được nhìn nhận trong hơn 200 năm qua. Và con người hôm nay, nhất là người trẻ, nghĩ gì về Truyện Kiều, cách cảm, cách nghĩ của họ về Đoạn trường tân thanh rất nhiều điều mới mẻ so với thế hệ trước. Truyện Kiều đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt bằng một số chương trình như Đố Kiều -  mô phỏng 4 vòng chơi Khởi động - Vượt chướng ngại vật - Tăng tốc - Về đích ở cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia với những kiến thức về Truyện Kiều. Người tham gia cũng có cơ hội lắng nghe, chia sẻ, trao đổi nhiều kiến thức về đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều với khách mời đặc biệt của chương trình - thường sẽ là các giảng viên từ đại học lớn hoặc chuyên gia về văn học

Ngoài ta còn Truyện Kiều còn lưu lại trong đời sống bằng cách hình thức khác như: 

+ “bói Kiều” - Tiến sĩ Đào Nguyên Phổ từ năm 1895 cũng đã đặt câu hỏi như thế và ông lý giải phải chăng văn chương Truyện Kiều là một “khúc tình từ quán tuyệt thiên cổ… cho nên chẳng những làm say lòng người đọc mà còn cảm thông được thần linh nữa?”.

+ Còn “tập Kiều” người ta cũng ghép như trên, nhưng bên cạnh những chữ nguyên vẹn từ Truyện Kiều thì còn có những câu, những chữ do người đặt làm ra. Với lối chơi tao nhã như thế này, cả hàng ngàn bài thơ mang nhiều nội dung, chủ đề khác nhau đã ra đời. Điều thú vị là có người đã miêu tả được cả những điều mà sinh thời thi hào Nguyễn Du không ngờ đến. Chẳng hạn như… xe hơi:

Thênh thang đường cái thanh vân

Một xe trong cõi hồng trần như bay

+ “Nhại Kiều” là phỏng theo một số câu quen thuộc trong Truyện Kiều để viết ra những câu tương tự, thường là để châm biếm, giễu cợt. Chẳng hạn, với hai câu: “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần” thì có người “nhại Kiều” là:

Có tiền mà cậy chi tiền

Có tiền như Mỹ cũng phiền lắm thay

Nhưng công phu hơn cả phải kể đến Kiều tân thời dài 310 câu của Bạch Diện, in tại Hà Nội năm 1935; Kiều bình dân học vụ của Nguyễn Văn Trinh, dài 2.050 câu lục bát viết từ sau Cách mạng tháng Tám nhằm tuyên truyền cho chủ trương xóa nạn mù chữ…

+ Hát đối đáp về nội dung Truyện Kiều cũng là một sinh hoạt rất độc đáo trong dân gian. Chẳng hạn:

Vấn:

- Truyện Kiều anh thuộc đã thông,

Đố anh kể được một dòng chữ Nho?

Đáp:

- Hồ công quyết chí thừa cơ,

Lễ tiền binh hậu, khắc cờ lập công

Và còn rất nhiều những hình thức khác mà truyện Kiều ngày nay, chứng tỏ một điều rằng tác phẩm của Nguyễn Du mang một ẩm hàm rất sâu sắc và chứa đựng được nhiều vấn đề của mọi thời đại. Khiễn cho mỗi giai đoạn truyện Kiều lại được nổi bật theo những cách thức khác nhau. Tạo nên giá trị bất hủ của một bậc vĩ nhân 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 1), Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 1)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác