5 phút soạn Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo trang 66

5 phút soạn Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo trang 66. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

ÔN TẬP

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH1: Lập bảng để tóm tắt, hệ thống những vấn đề như đề tài, câu chuyện, nhân vật trong hai truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

CH2: Lập bảng tóm tắt tri thức về phong cách cổ điển, phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn (đã học ở Bài 1 và Bài 2).

CH3: Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:

  1. Nó đứa cho cô giáo chủ nhiệm lớp ba cuốn truyện tranh mới mua hôm qua.

  2. Nam nói với Sơn bức tranh của cậu ấy rất đẹp.

CH4: Chia sẻ ít nhất một kinh nghiệm mà theo bạn là hữu ích để tạo tính thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.

CH5: Khi thuyết trình về một vấn đề xã hội liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước, bạn cần chú ý điều gì để thu hút sự quan tâm của người nghe? Khi nghe một bài thuyết trình, muốn nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình, bạn nên lưu ý điều gì?

CH6: Bạn có suy nghĩ gì về những ô cửa nhìn ra cuộc sống mà các văn bản trong bài mang đến? Bạn rút ra được những liên hệ gì khi đối chiếu giữa tác phẩm văn học và cuộc sống xung quanh?

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH1:

Vấn đề

Lão Hạc (Nam Cao)

Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Đề tài

Phản ánh số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Thể hiện tâm trạng buồn thương, thương cảm cho những kiếp người sống mòn mỏi, vô vị trong xã hội.

CH chuyện

Lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ, vì thương con nên dành dụm tiền để lo cho con trai. Cuối cùng, vì quá túng quẫn, lão Hạc đã tìm đến cái chết bằng cách ăn bả chó.

Hai đứa trẻ, Liên và em, sống cùng với gia đình trong một phố huyện nghèo. Mỗi ngày, hai chị em đều chứng kiến cảnh phố huyện khi chiều tà và đêm tối, với những kiếp người sống mòn mỏi, vô vị. Cuối cùng, hai đứa trẻ lại chìm vào giấc ngủ với những mơ mộng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhân vật

Lão Hạc: hiền lành, chất phác, thương con, giàu lòng tự trọng.

Liên: hiền hậu, thương cảm cho những kiếp người sống mòn mỏi.

Nghệ thuật

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. 

- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu sức gợi.

CH2:

Phong cách cổ điển

- Đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng và nghệ thuật.

- Hệ thống ngôn từ tao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố…

Phong cách lãng mạn

- Tập trung vào cảm xúc và cá nhân: Lãng mạn đề cao cảm xúc cá nhân, sự tự do, và trí tưởng tượng.

- Nhấn mạnh vào vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên thường được miêu tả như một biểu tượng của sự tự do và vẻ đẹp.

Phong cách hiện thực

- Khắc hoạ chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống, môi trường, xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần và phủ nhận thực tại.

CH3:

  1. Lỗi mơ hồ ở từ “ba”: Lớp số 3 hay lớp 3 thuộc cấp tiểu học 

     b. Lỗi mơ hồ ở từ “cậu ấy”: cậu ấy là Nam hay Sơn

CH4: 

1. Sử dụng dẫn chứng cụ thể:

2. Sử dụng số liệu thống kê:

3. Sử dụng ngôn ngữ logic, lập luận chặt chẽ:

CH5: 

Để thu hút sự quan tâm của người nghe:

  • Mở đầu ấn tượng: Bắt đầu bằng câu chuyện, câu hỏi, số liệu thống kê gây ấn tượng.

  • Nội dung súc tích, logic: Trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

  • Sử dụng hình ảnh, video minh họa: Giúp người nghe dễ hình dung và hiểu rõ vấn đề.

  • Tương tác với người nghe: Đặt câu hỏi, thảo luận, tạo sự tương tác với người nghe.

  • Giọng điệu tự tin, truyền cảm: Thể hiện sự am hiểu và nhiệt huyết với chủ đề.

CH6: Suy nghĩ gì về những ô cửa nhìn ra cuộc sống mà các văn bản trong bài mang đến:

- Lão Hạc: cho thấy cuộc sống bi thảm, nghèo khổ của người nông dân trước CM.

- Hai đứa trẻ: cuộc sống lam lũ, cơ cực của những người dân nơi phố nhỏ

Liên hệ rút ra: Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo trang 66, soạn Văn 12 tập 1 CTST trang 66

Bình luận

Giải bài tập những môn khác