5 phút soạn Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo trang 113

5 phút soạn Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo trang 113. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI. CÁI GIÁ TRỊ LÀM NGƯỜI

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH1: Văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của thể loại phóng sự?

CH2: Liệt kê một số chi tiết có tính xác thực và nêu tác dụng của các chi tiết đó trong văn bản.

CH3: Bạn có nhận xét gì về mật độ sử dụng và tác dụng của lời thoại trong văn bản?

CH4: Tìm một số ví dụ về sự kết hợp giữa trần thuật với miêu tả hoặc kết hợp giữa trần thuật với bình luận và cho biết tác dụng của sự kết hợp ấy.

CH5: Đoạn trích này giúp bạn hiểu như thế nào về con người, xã hội Việt Nam thời kì trước năm 1945?

CH6: Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả Vũ Trọng Phụng (tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, cách trần thuật, miêu tả, sử dụng lời thoại… trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản).

CH7: Theo bạn, cách phản ánh sự thật đời sống của phóng sự và nhật kí có gì giống và khác nhau?

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH1: Văn bản “Cái giá trị làm người” của Vũ Trọng Phụng thể hiện nhiều đặc điểm của thể loại phóng sự, bao gồm:

  • Tính chân thực

  • Tính khách quan

  • Tính cấp thời

CH2: 

Một số chi tiết:

- Những người đàn bà đi ở vú

→ Gia đình nghèo, mẹ phải bỏ con ở nhà để lấy sữa mình nuôi con người ta

- Mụ “đưa người" toàn quyền quyết định về cái giá của những người lao động đủ mọi lứa tuổi

→ Sự bi thương của xã hội

CH3: Lời thoại xuất hiện thường xuyên trong văn bản, giúp làm nổi bật tính cách và quan điểm của nhân vật.

CH4: “Một buổi sáng qua như thế… ngủ gật”

-> hoàn cảnh bi đát, đói khổ của người lao động

CH5: Qua đoạn trích này, chúng ta có thể thấy được sự phân biệt giai cấp gay gắt, tình trạng suy đồi đạo đức, và sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Việt Nam thời kỳ đó. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng ngôn ngữ sắc sảo và hình ảnh sinh động để phản ánh một cách chân thực những vấn đề xã hội nhức nhối.

CH6: Ông sử dụng ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba linh hoạt, tùy thuộc vào mục đích truyền đạt và tạo ra sự gần gũi với người đọc. Điểm nhìn trong tác phẩm của ông thường đa dạng, từ đó phản ánh được nhiều khía cạnh của xã hội. Cách trần thuật của ông lôi cuốn, miêu tả chi tiết và sử dụng lời thoại tự nhiên, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được câu chuyện.

CH7: Phóng sự và nhật ký đều phản ánh sự thật đời sống, nhưng phóng sự thường mang tính khách quan và bao quát hơn, trong khi nhật ký thì chủ quan và tập trung vào trải nghiệm cá nhân. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo trang 113, soạn Văn 12 tập 1 CTST trang 113

Bình luận

Giải bài tập những môn khác