5 phút soạn Văn 12 tập 2 chân trời sáng tạo trang 7

5 phút soạn Văn 12 tập 2 chân trời sáng tạo trang 7. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 6. TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

VĂN BẢN. ĐÂY THÔN VĨ DẠ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC   

CH1: Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc gì?

ĐỌC VĂN BẢN

CH1 : Hình dung cảnh thôn Vĩ được gợi tả.

CH2 : Chú ý sự chuyển đổi không gian, thời gian ở khổ thơ này

CH3 : Câu  cuối bài thể hiện tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?

SAU KHI ĐỌC

CH1: Câu ở dòng thơ thứ nhất là lời của ai nói với ai? Bạn hình dung như thế nào về cảnh và người thôn Vĩ qua khổ thơ 1?

CH2: Phong cảnh ở khổ thơ 2 có gì khác so với cảnh sông nước mà bạn từng biết? Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho thấy điều gì trong cảm quan của chủ thể trữ tình?.

CH3: “Khách đường xa” ở khổ thơ cuối có thể là ai? Từ những hình ảnh trong khổ thơ này, xác định mối liên hệ cảm xúc giữa chủ thể trữ tình và “em”.

CH4: Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ. Ba câu hỏi này thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người hỏi?

CH5: Nhận xét về sự thay đổi của ngoại cảnh và cảm xúc của chủ thể trữ tình qua ba khổ thơ.

CH6: Yếu tố siêu thực trong bài thơ thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Phân tích ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh đó.

CH7: 

* Bài tập sáng tạo: Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn sau khi đọc bài thơ này.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC   

CH1: Những hồi ức về quá khứ có thể khơi gợi nhiều cảm xúc vui buồn bồi hồi khác nhau trong mỗi người.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1 :Thôn Vĩ hiện lên với khung cảnh tươi mới, đầy màu sắc và ánh sáng của nắng vàng rực rỡ. 

CH2 : Sự chuyển đổi không gian, thời gian này giúp tạo nên sự thay đổi, biến chuyển trong tâm trạng của nhà thơ, từ sự nhớ nhung, yêu thương đến nỗi buồn, đau đớn trước sự chia ly.

CH3 : Câu  thơ cuối bài là một câu hỏi tu từ thể hiện một nỗi niềm trăn trở của tác giả hay chính là chủ thể trữ tình. 

SAU KHI ĐỌC

CH1: 

  • Lời của cô gái thôn Vỹ cũng có thể là lời của tác giả

  • Qua khổ thơ thứ nhất, ta hình dung được cảnh và người thôn Vĩ thật đẹp làm sao, cảnh vật hiện lên một vẻ thơ mộng, sáng trong và tràn đầy sức sống với toàn những gam màu đậm đặc tả sự tươi tốt của cảnh vật. 

CH2: 

  • Cảnh sông nước trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là một cảnh sông nước đơn thuần như ta từng biết. Mà ở đó ta cảm nhận được cả tâm trạng của tác giả gửi gắm vào từng câu thơ. 

  • Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho ta thấy được tâm trạng với nỗi lo âu, phấp phỏng, và sự khát khao níu giữ của nhân vật trữ tình. Nó thể hiện một niềm thiết tha được gắn bó đến mãnh liệt nhưng lại ẩn chứa cả trong đó là sự vô vọng. 

CH3:

  • Khách đường xa có thể gợi cho ta thấy được đây có thể là người quan trọng với tác giả. Được đặt sau động từ “mơ” càng nhấn mạnh cho nỗi niềm, sự xót xa, khát khao được gặp lại người xưa của nhân vật trữ tình. 

  • Chủ thể trữ tình và “em” có một mạch ngầm cảm xúc chảy trôi trong tâm trí của chủ thể trữ tình nhưng lại huyền ảo đến vừa hư, vừa thực.

CH4: 

Chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ chính là nhân vật trữ tình.

+Câu hỏi  thứ nhất đóng vai trò gợi mở về những kỉ niệm và gợi lại những hình ảnh đẹp trong quá khứ.

+ Câu hỏi thứ hai chính là sợi dây kết nối những hình ảnh rời rạc ỏ bề mặt câu thơ trong một mối liên hệ ngầm.

+ Câu hỏihứ ba, tác giả đã thực sự xuất hiện, đã có thốt lên tiếng nói của bản thể.

CH5: Qua ba khổ thơ, Hàn Mặc Tử đã sử dụng cảnh vật để phản ánh cảm xúc của chủ thể trữ tình, tạo nên sự thay đổi, phát triển trong tâm hồn chủ thể, từ sự yên bình, thanh thản đến sự u buồn, tuyệt vọng. 

CH6: 

Yếu tố siêu thực trong bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh:

+ “Thuyền” : Đây là biểu hiện của sự khát khao, mong mỏi và cả sự tuyệt vọng.

+ “Trăng”: Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử thường gắn với nỗi đau thể xác và tinh thần. Tuy nhiên, có khi nhà thơ lại mong "trăng" về "kịp".Có thể lí do là bởi chỉ khi nỗi đau xuất hiện, nhà thơ mới nhận ra bản thân đang còn sống, từ đó khơi dậy khát vọng sống mãnh liệt trong ông.

+ Sương khói:Sương khói mờ nhân ảnh, làm cho người đọc không thể nhìn rõ hình ảnh của người trong bài thơ.

=>Ý nghĩa: Từ những từ ngữ, hình ảnh trên thể hiện tình yêu cuộc sống, tình yêu quê hương và con người xứ Huế mộng mơ của chính tác giả. 

CH7: “Đây thôn Vĩ Dạ” thể hiện tình cảm tác giả đối với cảnh thiên nhiên tinh khôi cùng người cô gái nơi thôn Vĩ Dạ. 

Để góp phần thể hiện chủ đề đó, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…

* Bài tập sáng tạo: HS tìm kiếm tên internet

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 2 chân trời sáng tạo, soạn Văn 12 tập 2 chân trời sáng tạo trang 7, soạn Văn 12 tập 2 CTST trang 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác