Video giảng Toán 11 Cánh diều Chương IV bài 5 Hình lăng trụ và hình hộp
Video giảng Toán 11 Cánh diều Chương IV bài 5 Hình lăng trụ và hình hộp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5. HÌNH LĂNG TRỤ VÀ HÌNH HỘP
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được hình lăng trụ, hình hộp.
- Giải thích được những tính chất cơ bản của hình lăng trụ và hình hộp.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D', mặt phẳng (α) qua AB và trung điểm M của CC' thì cắt hình hộp theo thiết diện là hình gì?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
1. HÌNH LĂNG TRỤ
Nội dung 1: Định nghĩa
Em hãy trình bày định nghĩa hình lăng trụ?
Video trình bày nội dung:
Định nghĩa
Hình gồm các đa giác A1A2An, A1'A2'An' và các hình bình hành A1A1'A2'A'1,A2A3A3'A'2,…,AnA1A1'An' được gọi là hình lăng trụ, kí hiệu là A1A2An.A1'A2'An'.
Chú ý:
Nếu đáy của lăng trụ là một tam giác, tứ giác, ngũ giác,... thì hình lăng trụ tương ứng gọi là hình lăng trụ tam giác, hình lăng trụ tứ giác, hình lăng trụ ngũ giác.
- Trong hình lăng trụ A1A2An.A1'A2'An'.
+ Hai đa giác A1A2An và A1'A2'An' được gọi là hai mặt đáy;
+ Các hình bình hành A1A1'A2'A2,A2A2'A3'A3,…,AnAn'A1'A1 gọi là các mặt bên;
+ Các cạnh của mặt hai mặt đấy gọi là các cạnh đáy;
+ Các đoạn thẳng A1A1',A2A2',…,AnAn' là các cạnh bên;
+ Các đỉnh của hai mặt đáy gọi là các đỉnh của hình lăng trụ.
Nội dung 2: Tính chất
Em hãy nêu các tính chất thực nhận của hình học không gian?
Video trình bày nội dung:
HĐ 2:
Từ định nghĩa hình lăng trụ, ta có các nhận xét sau:
+ Các cạnh bên của hình lăng trụ song song và bằng nhau.
+ Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành.
+ Hai mặt đáy của hình lăng trụ là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau.
Kết luận
+ Các cạnh bên của hình lăng trụ song song và bằng nhau.
+ Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành.
+ Hai mặt đáy của hình lăng trụ là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau.
………..
Nội dung video Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.