Video giảng Toán 11 Cánh diều bài tập cuối chương IV
Video giảng Toán 11 Cánh diều bài tập cuối chương IV. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG IV
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.
- Hai đường thẳng song song.
- Đường thẳng và mặt phẳng song song.
- Hai mặt phẳng song song.
- Hình lăng trụ và hình hộp.
- Phép chiếu song song.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy thảo luận và trả lời: Cho tứ diện đều SABC cạnh bằng a. Gọi I là trung điểm của đoạn AB, M là điểm di động trên đoạn AI. Qua M vẽ mặt phẳng (α) song song với (SIC).Tính chu vi của thiết diện tạo bởi (α) với tứ diện SABC, biết AM= x?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ, chúng ta cùng vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương III.
Video trình bày nội dung:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Tam giác SBD đều. Một mặt phẳng (P) song song với (SBD) và qua điểm I thuộc cạnh AC (không trùng với A hoặc C). Thiết diện của (P) và hình chóp là hình gì?
- A. Hình hình hành
- B. Tam giác cân
- C. Tam giác vuông
- D. Tam giác đều
Câu 2: Cho hai đường thẳng phân biệt a và b trong không gian. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa a và b
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 1
Câu 3: Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB,AC; E là điểm trên cạnh CD với ED=3EC. Thiết diện tạo bởi mặt phẳng (MNE) và tứ diện ABCD là:
- A. Tam giác MNE
- B. Tứ giác MNEF với F là điểm bất kì trên cạnh BD
- C. Hình bình hành MNEF với F là điểm trên cạnh BD mà EF // BC
- D. Hình thang MNEF với F là điểm trên cạnh BD mà EF // BC
Câu 4: Cho hình vuông ABCD và tam giác đều SAB nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Gọi M là điểm di động trên đoạn AB. Qua M vẽ mặt phẳng (α) song song với (SBC) Gọi N, P, Q lần lượt là giao của mặt phẳng (α) với các đường thẳng CD, SD, SA. Tập hợp các giao điểm I của hai đường thẳng MQ và NP là:
- A. Đường thẳng song song với AB
- B. Nửa đường thẳng.
- C. Đoạn thẳng song song với AB
- D. Tập hợp rỗng.
Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD với đáy là tứ giác ABCD. Thiết diện của mặt phẳng (α) tùy ý với hình chóp không thể là:
- A. Lục giác.
- B. Ngũ giác.
- C. Tứ giác.
- D. Tam giác.
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - D | Câu 2 - B | Câu 3 -D | Câu 4 -C | Câu 5 -A |
………..
Nội dung video Bài ôn tập cuối chương IV còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.