Video giảng Toán 11 Cánh diều bài tập cuối chương V
Video giảng Toán 11 Cánh diều bài tập cuối chương V. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V (2 tiết)
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Mẫu số liệu ghép nhóm, số trung bình cộng, trung vị, tứ phân vị, mốt.
- Phép toán trên các biến cố, biến cố độc lập, các quy tắc tính xác suất, tính xác suất của biến cố trong một số bài toán đơn giản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Một cặp vợ chồng mong muốn sinh bằng đựơc sinh con trai (sinh được con trai rồi thì không sinh nữa, chưa sinh được thì sẽ sinh nữa). Xác suất sinh được con trai trong một lần sinh là 0,51. Tìm xác suất sao cho cặp vợ chồng đó mong muốn sinh được con trai ở lần sinh thứ 2.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Ôn tập kiến thức trọng tâm có trong chương V
Em hãy cho biết tần số của một nhóm là gì?
Video trình bày nội dung:
- Mẫu số liệu ghép nhóm là mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số ghép nhóm.
- Mỗi nhóm số liệu gồm một số giá trị của mẫu số liệu được ghép nhóm theo một tiêu chí xác định có dạng [a;b), trong đó a là đầu mút trái, b là đầu mút phải. Độ dài nhóm là b-a.
- Tần số của một nhóm là số liệu trong mẫu số liệu thuộc vào nhóm đó. Tần số của nhóm 1, nhóm 2, …, nhóm m kí hiệu lần lượt là n1,n2,...,nm.
- Bảng tần số ghép nhóm được lập ở Bảng 2, trong đó mẫu số liệu n số liệu được chia thành m nhóm ứng với m nữa khoảng [a1;a2); [a2;a3);… ;[am;am+1), ở đó
a1<a2<…<am<am+1 và n=n1+n2+
...+nm.
- Để chuyển mẫu số liệu không ghép nhóm thành mẫu số liệu ghép nhóm, ta thực hiện như sau:
- Chia miền giá trị của mẫu số liệu thành một số nhóm theo tiêu chí cho trước.
- Đếm số giá trị của mẫu số liệu thuộc mỗi nhóm (tần số) và lập bảng tần số ghép nhóm.
- Trung điểm xi của nửa khoảng (tính bằng trung bình cộng của hai đầu mút) ứng với nhóm i là giá trị đại điểm của nhóm đó.
- Số trung bình cộng của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu x, được tính theo công thức:
x=n1x1+n2x2+…+nmxmn
- Tứ phân vị thứ hai Q2 bằng trung vị Me
- Tứ phân vị thứ nhất Q1 được tính theo công thức: Q1=s+n4-cfp-1np⋅h
- Tứ phân vị thứ ba Q3 được tính theo công thức: Q3=t+3n4-cfq-1nq.l
- Biến cố hợp: Cho hai biến cố A và B. Khi đó A, B là các tập con của không gian mẫu . Đặt C=A∪B, ta có C là một biến cố và được gọi là biến cố hợp của hai biến cố A và B, kí hiệu là A∪B
- Biến cố giao: Cho hai biến cố A và B. Khi đó A, B là các tập con của không gian mẫu . Đặt D=A∩B, ta có D là một biến cố và được gọi là biến cố giao của hai biến cố A và B, kí hiệu là A∩B
- Biến cố xung khắc: Cho hai biến cố A và B. Khi đó A, B là các tập con của không gian mẫu . Nếu A∩B=∅ thì A và B gọi là hai biến cố xung khắc.
- Biến cố độc lập: Cho hai biến cố A và B. Hai biến cố A và B được gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng đến xác suất xảy ra của biến cố kia.
- Công thức cộng xác suất: Cho hai biến cố A và B. Khi đó PA∪B=PA+PB-PA∩B
- Hệ quả: Nếu hai biến cố A và B là xung khắc thì PA∪B=PA+PB
- Công thức nhân xác suất: Cho hai biến cố A và B. Nếu hai biến cố A và B là độc lập thì PA∪B=PA. PB
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Hai xạ thủ bắn mỗi người một viên đạn vào bia, biết xác suất bắn trúng vòng 10 của xạ thủ thứ nhất là 0,75 và của xạ thủ thứ hai là 0,85. Tính xác suất để có ít nhất một viên trúng vòng 10 ?
- A. 0,9625
- B. 0,325
- C. 0, 6375
- D. 0,0375
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là A. 0,962
Câu 2: Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện. Hãy mô tả không gian mẫu
- A. Ω={2,4,6}
- B. Ω={1,3,5}
- C. Ω={1,2,3,4}
- D. Ω={1,2,3,4,5,6}
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là D. Ω={1,2,3,4,5,6}
Câu 3: Cho mẫu số liệu ghi lại quãng đường đi chuyển trong 1 tuần (đơn vị: km) của 50 chiếc ô tô trong bảng sau:
Nhóm | Tần số | Tần số tích lũy |
[100;120) [120;140) [140;160) [160;180) [180;200) | 9 18 4 12 7
| 9 27 31 43 50
|
n=50 |
Trung vị của mẫu số liệu trên ( làm tròn đến hàng đơn vị) là:
- A. 137
- B. 138
- D. 139
- D. 140
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là B. 138
Câu 4: Cho mẫu số liệu ghi lại quãng đường đi chuyển trong 1 tuần (đơn vị: km) của 50 chiếc ô tô trong bảng sau:
Nhóm | Tần số | Tần số tích lũy |
[100;120) [120;140) [140;160) [160;180) [180;200) | 9 18 4 12 7
| 9 27 31 43 50
|
n=50 |
Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu trên ( làm tròn đến hàng đơn vị) là:
- A. 128
- B. 123
- C. 124
- D. 125
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là C. 124
Câu 5: Xác suất sinh con trai trong mỗi lần sinh là 0,51. Hỏi xác suất sao cho 3 lần sinh có ít nhất 1 con trai gần với số nào nhất?
- A. 0,88
- B. 0,23
- C. 0,78
- D. 0,32
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là A. 0,88
………..
Nội dung video bài Ôn tập chương 5 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.