Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời tập 2 Ôn tập bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không phải là tác phẩm của Lưu Quang Vũ?

  • A. Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
  • B. Lời thề thứ chín.
  • C. Kiều Công Tiễn.
  • D. Bệnh sĩ.

Câu 2: Dạng xung đột chủ yếu trong đoạn trích “Pơ-liêm, quỷ riếp và ha-nu-man” là gì?

  • A. Xung đột giữa cái tốt và cái xấu.
  • B. Xung đột giữa cái cao cả và cái thấp kém.
  • C. Xung đột giữa con người và số phận.
  • D. Xung đột giữa cá nhân và xã hội

Câu 3: Dựa vào phần tóm tắt vở kịch Nàng Si-ta trong sách giáo khoaem hãy cho biết, tại sao Si-ta nói rằng không thể chung sống với Pơ-liêm nữa?

  • A. Vì nàng không còn yêu Pơ-liêm.
  • B. Vì một lời nguyền cay nghiệt.
  • C. Vì Pơ-liêm đã có vợ mới.
  • D. Vì Si-ta muốn ở lại trong rừng.

Câu 4: Tại sao Po-liêm phế ngôi hoàng hậu của Si-ta?

  • A. Vì Si-ta không thể sinh con.
  • B. Vì tin lời dèm pha của quỷ Riếp.
  • C. Vì Si-ta tự nguyện từ bỏ ngôi vị.
  • D. Vì Po-liêm muốn lấy vợ mới.

Câu 5: Điều gì đã tạo cơ hội cho quỷ Riếp xâm nhập và làm điều ác?

  • A. Sự yếu đuối của Si-ta.
  • B. Sự lơi lỏng của Po-liêm, để cái ác ám ảnh.
  • C. Sự phản bội của Ha-nu-man.
  • D. Sự thất bại trong việc cai trị vương quốc của Po-liêm.

Câu 6: Chủ đề chính của vở kịch "Nàng Si-ta" là gì?

  • A. Tình yêu giữa Si-ta và Po-liêm.
  • B. Cuộc đấu tranh với quỷ Riếp và sự thức tỉnh của Po-liêm.
  • C. Sự trả thù của quỷ Riếp.
  • D. Cuộc sống trong hoàng cung.

Câu 7: Vai trò của Ha-nu-man và Riếp trong việc thể hiện nhân vật Po-liêm là gì?

  • A. Họ là những nhân vật phụ không quan trọng.
  • B. Họ là những nhân vật không thể thiếu để thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Po-liêm.
  • C. Họ chỉ là những nhân vật trang trí trong câu chuyện.
  • D. Họ là những nhân vật đối lập với Po-liêm.

Câu 8: Xung đột kịch trong vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là gì?

  • A. Xung đột giữa hai dòng họ.
  • B. Xung đột giữa tình yêu của đôi trẻ và lòng thù hận giữa hai dòng họ.
  • C. Xung đột giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
  • D. Xung đột giữa cha mẹ và con cái.

Câu 9: Lời độc thoại của Giu-li-ét khi chưa biết sự có mặt của Rô-mê-ô ở trong vườn nhà thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện sự giận dữ với Rô-mê-ô.
  • B. Thể hiện những băn khoăn về dòng họ của Rô-mê-ô và những tơ tưởng về chàng.
  • C. Kế hoạch trốn khỏi gia đình để giữ hanh phúc của mình.
  • D. Sự hối hận về tình yêu của mình.

Câu 10: Sự kết hợp giữa đối thoại và độc thoại trong vở kịch “Tình yêu và thù hận” có tác dụng gì?

  • A. Tạo ra sự nhàm chán trong vở kịch.
  • B. Thể hiện tính cách nhân vật một cách rõ ràng, đa dạng.
  • C. Rút ngắn thời gian diễn xuất.
  • D. Làm cho vở kịch trở nên khó hiểu hơn.

Câu 11: Trong vở kịch “Tình yêu và thù hận”, "bức tường" có ý nghĩa biểu tượng là gì?

  • A. Sự bảo vệ an toàn cho Giu-li-ét.
  • B. Vật cản vật lý đơn thuần.
  • C. Vùng cấm, đường biên ngăn cách giữa hai dòng họ và giữa hai người.
  • D. Nơi hẹn hò bí mật của đôi tình nhân.

Câu 12: Ai là người bị ốm trong bài thơ Cái roi tre?

  • A. Bố.
  • B. Bà.
  • C. Ông.
  • D. Nhân vật "tôi".

Câu 13: Hình ảnh nào sau đây không được nhắc đến trong bài thơ “Cái roi tre”?

  • A. Rễ tre.
  • B. Đàn gà.
  • C. Hoa nhài.
  • D. Con chó.

Câu 14: Trong bài thơ Cái roi tre ngoài nỗi đau bị đánh bằng roi tre, nhân vật “tôi” đã trải qua “nỗi đau” nào khác?

  • A. Nỗi đau do bị đánh bằng roi tre.
  • B. Nỗi đau trong lòng trước sự mấy mát, bệnh tật của người thân.
  • C. Nỗi đau do học hành vất vả.
  • D. Nỗi đau do bị phạt.

Câu 15: Sự đối lập trong bài thơ “Cái roi tre” được thể hiện rõ nhất ở đâu?

  • A. Giữa hình ảnh người cha và người ông bị bệnh.
  • B. Giữa cảnh vật trong nhà và ngoài sân.
  • C. Phản ứng của người cha đối việc “bỏ học” của người con ở dòng thơ đầu và dòng thơ cuối.
  • D. Giữa nỗi đau thể xác và nỗi đau tinh thần.

Câu 16: Hình ảnh "cái roi tre" trong bài thơ có thể được hiểu như một biểu tượng cho điều gì?

  • A. Sự nghiêm khắc trong giáo dục truyền thống.
  • B. Nỗi đau của thể xác.
  • C. Tình yêu thương của cha mẹ.
  • D. Sự trừng phạt.

Câu 17: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần chủ ngữ của câu?

  • A. Tôi thích đọc những cuốn sách mà thầy giáo giới thiệu trong lớp.
  • B. Chiếc áo mà mẹ tặng tôi nhân dịp sinh nhật rất đẹp.
  • C. Chúng tôi đã thăm bảo tàng nơi trưng bày nhiều hiện vật lịch sử quý giá.
  • D. Em gái tôi mơ ước được đến Paris, thành phố mà cô ấy đã nghe rất nhiều.

Câu 18: Trong câu "Xin cảm ơn các bạn đã cổ vũ chúng tôi trong lần khởi nghiệp này", sự ủng hộ hướng vào đối tượng nào?

  • A. Quý vị.
  • B. Chúng tôi – người khởi nghiệp.
  • C. Dự án.
  • D. Việc triển khai.

Câu 19: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động?

  • A. Cha tôi sinh được hai người con.
  • B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.
  • C. Bạn ấy được điểm mười.
  • D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.

Câu 20: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?

  • A. Thay đổi ý nghĩa của câu.
  • B. Làm cho câu dài hơn.
  • C. Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết giữ các câu.
  • D. Tăng tính trang trọng của câu.

Câu 21: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

  • A. Chiếc xe đạp mà bố mua cho tôi từ năm ngoái vẫn chạy rất tốt.
  • B. Bài hát mà cả lớp đang tập luyện cho cuộc thi sắp tới khá khó.
  • C. Anh ấy đang tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành mà anh ấy đã học ở đại học.
  • D. Cây đa cổ thụ mà cả làng tôn kính đã hơn trăm tuổi.

Câu 22: Việc biến đổi cấu trúc câu nên dựa vào yếu tố nào?

  • A. Sở thích cá nhân của người viết.
  • B. Độ dài của câu.
  • C. Lô-gíc của mạch viết và sự liên kết với câu trước đó.
  • D. Số lượng từ trong câu.

Câu 23: Ai là tác giả viết lại truyện về nàng Vũ Thị Thiết thành truyện truyền kì?

  • A. Nguyễn Du.
  • B. Nguyễn Dữ.
  • C. Nguyễn Đình Thi.
  • D. Nguyễn Trãi.

Câu 24: Nhân vật nào không xuất hiện trong vở kịch “Cái bóng trên tường”?

  • A. Người chồng.
  • B. Người vợ.
  • C. Đứa con tên Đản.
  • D. Mẹ của người chồng.

Câu 25: Vũ Nương hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp nào?

  • A. Cương nghị, bất khuất.
  • B. Hiền hậu, thủy chung, nhân hậu.
  • C. Mưu mẹo, xảo trá.
  • D. Quyền quý, sang trọng.

Câu 26: Cái chết của Vũ Nương mang ý nghĩa gì trong câu chuyện?

  • A. Là kết quả của một sự tình cờ, không ai lường trước được.
  • B. Là sự trừng phạt cho những lỗi lầm của Vũ Nương.
  • C. Là một bi kịch do sự nghi ngờ, ghen tuông và thiếu hiểu biết gây ra.
  • D. Là sự giải thoát cho Vũ Nương khỏi cuộc sống đau khổ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác