Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời tập 2 Ôn tập bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dựa vào phần tóm tắt vở kịch Nàng Si-ta trong sách giáo khoaem hãy cho biết, Nàng Si-ta là kịch bản văn học gồm bao nhiêu cảnh?

  • A. 8 cảnh.               
  • B. 9 cảnh.                
  • C. 10 cảnh.              
  • D. 11 cảnh.

Câu 2: Dựa vào phần tóm tắt vở kịch Nàng Si-ta trong sách giáo khoaem hãy cho biết, ai là người đã giúp Pơ-liêm cứu được Si-ta khỏi hang quỷ?

  • A. Quỷ Riếp.
  • B. Ha-nu-man và đội quân khỉ.
  • C. Su-pa-kha.
  • D. Các thị nữ.

Câu 3: Trong văn bản “Pơ-liêm, quỷ riếp và ha-nu-man”, ai là người đã vạch trần bộ mặt quỷ và âm mưu của Riếp?

  • A. Po-liêm.
  • B. Si-ta.
  • C. Ha-nu-man.
  • D. Su-pa-kha.

Câu 4: Xung đột bên trong của Po-liêm là gì?

  • A. Giữa tình yêu và lòng tham quyền lực.
  • B. Giữa tình yêu và sự ghen tuông, nghi kị, độc đoán.
  • C. Giữa trách nhiệm với vương quốc và hạnh phúc cá nhân.
  • D. Giữa tình yêu với Si-ta và tình yêu với Su-pa-kha.

Câu 5: Nhân vật nào là hiện thân cho phần người trong cuộc đấu tranh nội tâm của Po-liêm?

  • A. Quỷ Riếp            
  • B. Su-pa-kha.          
  • C. Si-ta.                   
  • D. Si-la.

Câu 6: Tác giả của vở kịch Romeo và Juliet là ai?

  • A. M. Gorky.
  • B. Hemingway.
  • C. Shakespeare.
  • D. Molière.

Câu 7: Mâu thuẫn chính trong vở kịch Romeo và Juliet là gì?

  • A. Xung đột giữa các thế hệ khác nhau.
  • B. Xung đột giữa tình yêu và thù hận gia tộc.
  • C. Xung đột giữa cá nhân và xã hội.
  • D. Xung đột giữa thiện và ác.

Câu 8: Vì sao Romeo và Juliet không thể đến với nhau?

  • A. Vì họ thuộc hai gia đình nghèo khó.
  • B. Vì họ bị bệnh nặng.
  • C. Vì hai gia đình của họ thù hận nhau từ lâu đời.
  • D. Vì họ không yêu nhau thật lòng.

Câu 9: Vở kịch Romeo và Juliet thuộc thể loại nào?

  • A. Hài kịch.
  • B. Bi kịch.
  • C. Tục kịch.
  • D. Kịch lịch sử.

Câu 10: Điểm tương đồng giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong các thể hiện tình yêu là gì?

  • A. Cả hai đều là người già dặn, từng trải.
  • B. Họ đều sẵn sàng từ bỏ tình yêu vì gia đình.
  • C. Cả hai đều mang trong mình tâm hồn tình yêu hồn nhiên, say đắm, trân trọng người yêu.
  • D. Họ đều không quan tâm đến việc gia đình ngăn cấm và có mâu thuẫn từ trước.

Câu 11: Trong bối cảnh xã hội của vở kịch, hành động của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện điều gì về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội thời bấy giờ?

  • A. Sự tuân thủ tuyệt đối của cá nhân đối với quy tắc xã hội.
  • B. Sự khởi đầu của phong trào đấu tranh cho quyền tự do cá nhân.
  • C. Xung đột giữa khát vọng cá nhân và những ràng buộc xã hội truyền thống.
  • D. Sự thay đổi hoàn toàn trong cấu trúc xã hội phong kiến.

Câu 12: Nhân vật “tôi” trong bài thơ “Cái roi tre” bắt đầu quan sát và miêu tả bằng cách tập trung vào đối tượng nào?

  • A. Cách quan sát, miêu tả của nhân vật “tôi” bắt đầu bằng việc tập trung vào cảnh vật xung quanh.
  • B. Cách quan sát, miêu tả của nhân vật “tôi” bắt đầu bằng việc tập trung vào hình ảnh người thân trong nhà.
  • C. Cách quan sát, miêu tả của nhân vật “tôi” bắt đầu bằng việc tập trung vào bầy gà trong sân.
  • D. Cách quan sát, miêu tả của nhân vật “tôi” bắt đầu bằng việc tập trung vào hoa nhài nở.

Câu 13: Khi ông bị ốm, thiếu bàn tay săn soc vườn tược của ông, sự thay đổi nào không được nhắc đến trong bài thơ Cái roi tre?

  • A. Rễ tre, rễ mít chồm ra sân.
  • B. Bầy gà tần ngần, ngẩn ngơ, quanh quẩn.
  • C. Hoa nhài nở chẳng còn thơm.
  • D. Mưa rơi tầm tã.

Câu 14: Chủ đề chính của bài thơ “Cái roi tre” là gì?

  • A. Tình yêu gia đình.
  • B. Nỗi đau và bất an trong tâm hồn khi người thân bị bệnh.
  • C. Sự nghiêm khắc của người cha đối với người con.
  • D. Hậu quả của việc bỏ học.

Câu 15: Thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tải qua hai câu thơ cuối là gì?

  • A. Nỗi đau thể xác luôn mạnh mẽ hơn nỗi đau tinh thần.
  • B. Nỗi đau tinh thần nhiều lúc thấm thía, sâu sắc hơn nỗi đau thể xác.
  • C. Việc bỏ học là không thể chấp nhận được trong mọi trường hợp.
  • D. Cha mẹ nên dùng roi vọt để dạy con.

Câu 16: Mở rộng cấu trúc câu nhằm mục đích gì?

  • A. Rút gọn thông tin của câu.
  • B. Tăng lượng thông tin cho câu.
  • C. Thay đổi ý nghĩa của câu.
  • D. Loại bỏ các thành phần không cần thiết.

Câu 17: Ngoài cụm chủ ngữ - vị ngữ, thành phần câu còn có thể được mở rộng bằng:

  • A. Chỉ cụm danh từ và cụm động tử.
  • B. Chỉ cụm động từ và cụm tính từ.
  • C. Chỉ cụm tính từ và cụm danh từ.
  • D. Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.

Câu 18: Trong câu "Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi là kết quả của việc luyện viết thường xuyên", cụm từ nào là cụm danh từ được chuyển đổi từ cụm chủ ngữ - vị ngữ?

  • A. Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi.
  • B. Kết quả của việc luyện viết thường xuyên.
  • C. Việc luyện viết thường xuyên.
  • D. Kĩ năng viết của chúng tôi.

Câu 19: Câu nào trong các câu dưới đây không phải là câu dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

  • A. Cô ấy thích nghe những bài hát mà ca sĩ yêu thích của cô thường biểu diễn.
  • B. Chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề mà nhiều nhà khoa học quan tâm gần đây.
  • C. Anh ấy mua chiếc điện thoại mà nhiều người đang săn đón trên thị trường.
  • D. Chiếc cặp mà em trai tôi đánh rơi ở trường đã được tìm thấy.

Câu 20: Chi tiết "cái bóng trên tường" xuất hiện trong truyện kể dân gian, được Nguyễn Dữ viết thành truyện truyền kì nào?

  • A. Chuyện người con gái Nam Xương.
  • B. Việt Nam quê hương ta.
  • C. Con người trong thế giới kì án.
  • D. Truyện Kiều.

Câu 21: Ai là tác giả của vở kịch "Cái bóng trên tường"?

  • A. Nguyễn Du.
  • B. Nguyễn Dữ.
  • C. Nguyễn Đình Thi.
  • D. Vũ Thị Thiết.

Câu 22: Xung đột chính trong vở kịch "Cái bóng trên tường" là gì?

  • A. Xung đột giữa vợ và chồng về cách nuôi con.
  • B. Xung đột giữa thói ghen tuông hồ đồ của chồng và lòng thủy chung của vợ.
  • C. Xung đột giữa người vợ và người đàn ông khác.
  • D. Xung đột giữa người chồng và đứa con.

Câu 23: Trong nghĩa biểu tượng, "cái bóng trên tường" không thể hiện điều nào sau đây?

  • A. Hiện thân của sự ngộ nhận sai lầm.
  • B. Hậu quả của sự ghen tuông mù quáng.
  • C. Hình ảnh thân thiết, đầm ấm của người vợ.
  • D. Biểu tượng của sự phản bội trong hôn nhân.

Câu 24: Trong vở kịch, nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Vũ Nương là gì?

  • A. Vũ Nương ngoại tình.
  • B. Vũ Nương bị chồng nghi oan và đuổi ra khỏi nhà.
  • C. Vũ Nương mắc bệnh nặng và qua đời.
  • D. Vũ Nương tự vẫn để bảo vệ danh dự.

Câu 25: Thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tải qua vở kịch là gì?

  • A. Không nên tin tưởng vào người khác.
  • B. Cần cẩn trọng khi nhìn nhận, xét đoán người khác và sống độ lượng, biết tha thứ.
  • C. Phụ nữ cần phải chung thủy với chồng trong mọi hoàn cảnh.
  • D. Nên tránh xa những mối quan hệ phức tạp.

Câu 26: Chủ đề chính của vở kịch "Cái bóng trên tường" là gì?

  • A. Tình yêu vượt qua mọi rào cản.
  • B. Sự hi sinh của người phụ nữ trong gia đình.
  • C. Sự hồ đồ dẫn đến kết cục bi thương và hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống gia đình.
  • D. Sự bất công trong xã hội phong kiến.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác