Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời tập 2 Ôn tập bài 6: Những vấn đề toàn cầu (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 6: Những vấn đề toàn cầu (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Luận đề của bài nghị luận “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là gì?

  • A. Vũ khí hạt nhân là cần thiết cho an ninh quốc gia.
  • B. Vấn đề chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
  • C. Cần tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân.
  • D. Vũ khí hạt nhân không gây hại cho môi trường.

Câu 2: Theo luận điểm 1 trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” , số đầu đạn hạt nhân hiện có có thể huỷ diệt Trái Đất bao nhiêu lần?

  • A. 5 lần.                  
  • B. 8 lần.                  
  • C. 10 lần.                
  • D. 12 lần.

Câu 3: Theo luận điểm 2 trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” , chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ tương đương với:

  • A. Giải quyết nạn đói cho toàn thế giới.
  • B. Xây dựng 10 chiếc tàu sân bay.
  • C. Số tiền cần thiết để giải quyết vấn đề cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ.
  • D. Thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm

Câu 4: Câu hỏi nào được sử dụng trong bài nghị luận “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”   để chuyển sang luận điểm tiếp theo?

  • A. "Làm sao để giảm chi phí vũ khí?"
  • B. "Tại sao các quốc gia lại chạy đua vũ trang?"
  • C. "Phải chăng Trái Đất chúng ta chính là địa ngục của các hành tinh khác?"
  • D. "Làm thế nào để cải thiện cuộc sống cho người nghèo?"

Câu 5: Tại sao ý kiến "Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa" được xem là chủ quan?

  • A. Vì nó dựa trên sự kiện lịch sử.
  • B. Vì nó là một thực tế đã được kiểm chứng.
  • C. Vì nó là nhận định về một khả năng dựa trên hiểu biết của tác giả.
  • D. Vì nó phản ánh quan điểm chung của cộng đồng quốc tế.

Câu 6: Theo văn bản “Bài phát biểu của Tổng thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”, một trong những giải pháp được đề xuất để giải quyết khủng hoảng khí hậu là gì?

  • A. Tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
  • B. Phát triển công nghiệp nặng.
  • C. Nhanh chóng thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thay thế bằng năng lượng sạch.
  • D. Mở rộng diện tích đô thị.

Câu 7: Nhận xét về các giải pháp của tác giả được đề xuất trong văn bản “Bài phát biểu của Tổng thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu” ?

  • A. Chưa đủ toàn diện và cần bổ sung. thêm.
  • B. Không khả thi trong thực tế
  • C. Phù hợp, khả thi với thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • D. Chỉ áp dụng được ở các nước đang phát triển.

Câu 8: Điều gì khiến người trẻ có lợi thế trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu?

  • A. Nhiều kinh nghiệm sống.
  • B. Tư duy sáng tạo, năng động và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
  • C. Quyền lực chính trị.
  • D. Nguồn tài chính dồi dào.

Câu 9: Theo văn bản “Bài phát biểu của Tổng thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu” , đâu không phải là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu được đề cập?

  • A. Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh.
  • B. Nạn cháy rừng lan nhanh và kéo dài.
  • C. Các đại dương bị nhiễm a-xít nặng nề.
  • D. Số lượng động vật có vú ở Bắc Cực tăng lên.

Câu 10: Đọc “Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên), biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân không đúng khi truy cập mạng?

  • A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc.
  • B. Giữ máy tính không nhiễm phần mềm gián điệp.
  • C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.
  • D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết.

Câu 11: Theo bài đọc Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng có mấy ruie ro và nguy hiểm tiềm ẩn trong không gian mạng?

  • A. 1.                        
  • B. 2.                        
  • C. 3                         
  • D. 4

Câu 12: Việc không chỉa sẻ vị trí định vị khi sử dụng các ứng dụng mạng có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp giảm bớt thời gian sử dụng ứng dụng.
  • B. Bảo vệ sự riêng tư và giảm nguy cơ bị theo dõi hoặc xâm phạm.
  • C. Tăng cường tính năng của ứng dụng.
  • D. Tạo điều kiện cho các ứng dụng hoạt động tốt hơn.

Câu 13: Tại sao việc nói không với việc làm quen và trò chuyện với người lạ trên mạng là quan trọng? 

  • A. Để tiết kiệm thời gian sử dụng mạng.
  • B. Để tránh nguy cơ bị lừa đảo, xâm hại tình dục hoặc các hành vi không phù hợp.
  • C. Để tăng cường kĩ năng giao tiếp qua mạng.
  • D. Để có nhiều bạn hơn trên mạng xã hội.

Câu 14: Câu ghép là gì?

  • A. Câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.
  • B. Câu có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên.
  • C. Câu chỉ có vị ngữ.
  • D. Câu không có chủ ngữ.

Câu 15: Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của từ ngữ nối, câu ghép được chia thành mấy loại?

  • A. 1                         
  • B. 2                         
  • C. 3                         
  • D. 4

Câu 16: Việc lựa chọn câu đơn hay câu ghép phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Mục đích giao tiếp.
  • B. Kiểu loại văn bản.
  • C. Ngữ cảnh và nội dung cần biểu đạt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Trong câu ghép đẳng lập, quan hệ giữa các vế câu là:

  • A. Phụ thuộc.
  • B. Bình đẳng.
  • C. Chính phụ.
  • D. Không có quan hệ.

Câu 18: Trong câu: "Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản", từ "nhưng" nối các vế câu theo quan hệ nào?

  • A. Quan hệ bổ sung.
  • B. Quan hệ tương phản.
  • C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
  • D. Quan hệ lựa chọn.

Câu 19: Đọc văn bản “Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu” hãy cho biết những vấn đề nào được đề cập là không thể giải quyết trong một khuôn khổ giới hạn?

  • A. Kinh tế và chính trị.
  • B. Giáo dục và y tế.
  • C. Biến đổi khí hậu và đại dịch truyền nhiễm.
  • D. Văn hóa và nghệ thuật.

Câu 20: Trong văn bản “Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu”, ví dụ của người nước nào được đưa ra để chứng minh quy mô rộng lớn không ảnh hưởng đến bản sắc?

  • A. Người Mỹ.
  • B. Người Trung Quốc.
  • C. Người Ấn Độ.
  • D. Người Nga.

Câu 21: Theo văn bản, công dân toàn cầu nên làm gì với nguồn gốc, cội rễ của mình?

  • A. Chối bỏ nguồn gốc, cội rễ của mình.
  • B. Kế thừa sự hiểu biết và cảm thông, rồi phát triển nguồn cốc của mình thêm một bước cao hơn.
  • C. Thay đổi hoàn toàn nguồn gốc, cội rẽ của mình
  • D. Bỏ qua, không quan tâm tới nguồn gốc, cội rễ của mình.

Câu 22: Quan điểm chính của văn bản “Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu” về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và bản sắc dân tộc là gì?

  • A. Toàn cầu hóa xóa bỏ bản sắc dân tộc.
  • B. Bản sắc dân tộc cản trở toàn cầu hóa
  • C. Toàn cầu hóa và bản sắc dân tộc có thể cùng tồn tại và bổ sung cho nhau.
  • D. Toàn cầu hóa làm suy yếu bản sắc dân tộc.

Câu 23: Khi giới thiệu bản thân là "công dân Việt Nam", điều quan trọng là gì?

  • A. Chỉ nói về quốc tịch.
  • B. Thể hiện sự trân trọng và tự hào về đất nước.
  • C. Phân biệt với người nước ngoài.
  • D. Khẳng định vị thế cá nhân.

Câu 24: Tác giả văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thể hiện thái độ của mình bằng cách nào?

  • A. Chỉ sử dụng số liệu khách quan.
  • B. Chỉ bày tỏ quan điểm trực tiếp.
  • C. Chỉ dùng cách liên tưởng lạ lùng.
  • D. Kết hợp nhiều cách khác nhau như sử dụng số liệu, bày tỏ trực tiếp và liên tưởng độc đáo.

Câu 25: Theo văn bản “Bài phát biểu của Tổng thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”, các nhà khoa học đã làm gì về vấn đề biến đổi khí hậu từ nhiều thập kỷ trước?

  • A. Phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu.
  • B. Cảnh báo về biến đổi khí hậu.
  • C. Không quan tâm đến vấn đề này.
  • D. Khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 26: Khi trẻ em nhận được tin nhắn hoặc yêu cầu từ người lạ trên mạng yêu cầu chia sẻ thông tin cá nhân hoặc hình ảnh nhạy cảm, trẻ em nên phản ứng như thế nào?

  • A. Đáp ứng yêu câu để không làm người lạ thất vọng.
  • B. Chia sẻ thông tin và hình ảnh theo yêu cầu để xem điều gì sẽ xảy ra.
  • C. Ngừng tương tác ngay lập tưc và thông báo với bố mẹ, thầy cô hoặc người tin cậy.
  • D. Chia sẻ thông tin với bạn bè để hỏi ý kiến của họ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác