Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối Ôn tập chương 3: Hợp chất chứa Nitrogen (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức Ôn tập chương 3: Hợp chất chứa Nitrogen (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực base?

  • A. aniline, methylamine, ammonia 
  • B. aniline, ammonia, methylamine
  • C. ammonia, ethylamine, aniline 
  • D. ethylamine, aniline, ammonia

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính điện di của amino acid?

  • A. Trong dung dịch, dạng tồn tại chủ yếu của amino acid chỉ phụ thuộc vào pH của dung dịch.
  • B. Ở pH thấp, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion (tích điện âm), di chuyển về điện cực dương trong điện trường.
  • C. Ở pH cao, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện dương), di chuyển về điện cực âm trong điện trường.
  • D. Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc và pH của môi trường.

Câu 3: Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

  • A. 3.  
  • B. 2.   
  • C. 4.   
  • D. 1.

Câu 4: Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitrogen về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là

  • A. 2.  
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 1.

Câu 5: Một hợp chất có công thức phân tử C4H11N. Số đồng phân amin bậc một, bậc hai, bậc ba ứng với công thức này lần lượt là

  • A. 8, 4, 3, 1. 
  • B. 8, 3, 4, 1. 
  • C. 7, 3, 3, 1. 
  • D. 6, 3, 2, 1.

Câu 6: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể

  • A. gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.
  • B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.
  • C. dùng quỳ tím.
  • D. dùng phản ứng thủy phân.

Câu 7: Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanine. Nếu khối lượng phân tử của X là 50 000 amu thì số mắt xích alanine trong phân tử X là

  • A. 100.     
  • B. 178.   
  • C. 500.   
  • D. 200

Câu 8: Chọn phát biểu sai.

  • A. Phần lớn enzyme là những polime xuất phát cho các phản ứng hóa học và sinh hóa.
  • B. Enzyme có tính chọn lọc cao mỗi enzyme xúc tác cho hai đến ba phản ứng nhất định
  • C. Tốc độ phản ứng có xúc tác enzyme thường nhanh hơn nhiều lần so với xúc tác hóa học. 
  • D. Enzyme có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghệ sinh học.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Phân tử lysine có một nguyên tử nitrogen.          
  • B. Dung dịch protein có phản ứng màu biuret.
  • C. Phân tử Gly-Al-Al có ba nguyên tử oxygen.       
  • D. Aniline là chất lỏng tan nhiều trong nước.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? 

  • A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống. 
  • B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptide. 
  • C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác acid, base hoặc enzyme. 
  • D. Protein có phản ứng màu biuret. 

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tất cả các peptide đều có phản ứng màu biuret.
  • B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một dipeptide.
  • C. Muối phenylammonium chloride không tan trong nước.
  • D. Ở điều kiện thường, methylamine và dimethylamine là những chất khí có mùi khai.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Glutamic acid là thành phần chính của bột ngọt.
  • B. Amino acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
  • C. Các amino acid thiên nhiên hầu hết là các β-amino acid.
  • D. Ở nhiệt độ thường, các amino acid đều là những chất lỏng.

Câu 13: ho các phát biểu sau: 

(a) Tất cả các peptide đều có phản ứng màu biuret. 

(b) Muối phenylammonium chloride không tan trong nước. 

(c) Ở điều kiện thường, methylamine và dimethylamine là những chất khí. 

(d) Trong phân tử peptide mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxygen. 

(e) Ở điều kiện thường, amino acid là những chất lỏng. 

Số phát biểu đúng là 

  • A. 2.  
  • B. 4.   
  • C. 5.   
  • D. 3.

Câu 14: Cho 15 gam hỗn hợp hai amine đơn chức tác dụng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

  • A. 329.        
  • B. 320.         
  • C. 480.         
  • D. 720.

Câu 15: Cho 7,50 gam H2N – CH2 – COOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 14,80.     
  • B. 12,15.      
  • C. 11,15.      
  • D. 22,30.

Câu 16: Một số loại thuốc có chứa amine như thuốc cảm, thuốc giảm đau. Amine nào sau đây không được sử dụng trong sản xuất thuốc?

  • A. Ethylamine (CH3CH2NH2)
  • B. Propylamine (CH3CH2CH2NH2)
  • C. Aniline (C6H5NH2)
  • D. Benzylamine (C6H5CH2NH2)

Câu 17: Cho quỳ tím vào phenylamine trong nước thì

  • A. Quỳ tím chuyển thành xanh. 
  • B. Quỳ tím chuyển thành đỏ.
  • C. Quỳ tím không đổi màu.       
  • D. Không xác định được vì không rõ pH.

Câu 18: Phản ứng giữa anilin và dung dịch Bromine chứng tỏ

  • A. Nhóm chức và gốc hydrocarbon có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
  • B. Nhóm chức và gốc hydrocarbon không có ảnh hưởng gì đến nhau.
  • C. Nhóm chức ảnh hưởng đến tính chất của gốc hydrocarbon.
  • D. Gốc của hydrocarbon ảnh hưởng đến tính chất của nhóm chức.

Câu 19: Ở điều kiện thường, amine X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước bromine tạo kết tủa trắng. Amine nào sau đây thoả mãn tính chất của X ?

  • A. dimethylamine  
  • B. benzylamine      
  • C. methylamine      
  • D. aniline

Câu 20: Cho 4,5 gam methylamine (CH3NH2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu?

  • A. 8,1 gam
  • B. 9,5 gam
  • C. 10,9 gam
  • D. 12,3 gam

Câu 21: Cho các chất sau:

TRẮC NGHIỆM

Dãy chất chỉ gồm các amine là:

  • A. (1), (2), (4), (5), (7).   
  • B. (1), (4), (5), (6), (8).   
  • C. (1), (2), (4), (6), (8).   
  • D. (1), (2), (4), (5), (8).

Câu 22: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là

  • A. vinylammonium formate và ammonium acrylate.         
  • B. ammonium acrylate và 2-aminopropionic acid.
  • C. 2-aminopropionic acid và ammonium acrylaet.   
  • D. 2-aminopropionic acid và 3-aminopropionic acid.

Câu 23: Khi cho nước chanh vào sữa bò có hiện tượng

  • A. sữa bò bị vón cục.
  • B. sữa bò và nước chanh hòa tan vào nhau.
  • C. xuất hiện màu xanh đặc trưng.
  • D. không có hiện tượng gì.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Phân tử lysine có một nguyên tử nitrogen.          
  • B. Dung dịch protein có phản ứng màu biuret.
  • C. Phân tử Gly-Al-Al có ba nguyên tử oxygen.       
  • D. Aniline là chất lỏng tan nhiều trong nước.

Câu 25: Cặp ancol và amine nào sau đây cùng bậc?

  • A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
  • B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
  • C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
  • D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác