Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 30: Ôn tập chương 8

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức bài 30: Ôn tập chương 8 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tố nào sau đây là kim loại chuyển tiếp thuộc dãy thứ nhất?

  • A. Cu
  • B. Rb
  • C. Li
  • D. Na

Câu 2: Cấu hình nguyên tử [Ar]3d104s1 là của nguyên tố nào?

  • A. Co
  • B. Cu
  • C. Fe
  • D. Ni

Câu 3: Cấu hình electron trong nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có lớp vỏ bên trong của khí hiếm nào?

  • A. Ag
  • B. Au
  • C. Ar
  • D. He

Câu 4: Tại sao kim loại chuyển tiếp dây thứ nhất thường tạo thành các hợp chất với nhiều số oxi hoá khác nhau?

  • A. Vì nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất nằm ở nhiều ô khác nhau
  • B. Vì ở phân lớp d, nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều electron
  • C. Vì ở phân lớp s, nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều electron
  • D. Vì nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều electron hoá trị thuộc phân lớp 3d và 4s

Câu 5: Kim loại chuyển tiếp gồm toàn bộ các nguyên tố họ?

  • A. p và f
  • B. d và p
  • C. d và f
  • D. p và f

Câu 6: Kim loại chuyển tiếp có nhiết độ nóng chảy như thế nào?

  • A. Dễ nóng chảy
  • B. Khó nóng chảy
  • C. Có thể nóng chảy khi nhiệt độ đạt 100oC
  • D. Chỉ nóng chảy khi nhiệt độ cao hơn100oC

Câu 7: Kim loại nào cứng nhất trong tất cả các kim loại?

  • A. Magie
  • B. Sắt
  • C. Chromium
  • D. Đồng

Câu 8: Kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại sau?

  • A. Magie
  • B. Sắt
  • C. Chromium
  • D. Đồng

Câu 9: Khi tham gia phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất ưu tiên nhường hay nhận electron như thế nào?

  • A. ưu tiên nhường electron ở phân lớp 4s trước rồi đến electron ở phân lớp 3d, tạo thành các cation tương ứng.
  • B. ưu tiên nhường electron ở phân lớp 3d trước rồi đến electron ở phân lớp 4s, tạo thành các cation tương ứng.
  • C. ưu tiên nhận electron ở phân lớp 4s trước rồi đến electron ở phân lớp 3d, tạo thành các cation tương ứng.
  • D. ưu tiên nhận electron ở phân lớp 3d trước rồi đến electron ở phân lớp 4s, tạo thành các cation tương ứng.

Câu 10: Sản phẩm khi cháy sắt trong không khí là

  • A. FeO
  • B. FeS. 
  • C. Fe3O4.
  • D. Fe2O3.

Câu 11: Cho a mol hỗn hợp Fe, Cu tác dụng hết với a mol khí chlorine, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Thành phần chất tan có trong dung dịch Y là:

  • A. CuCl2 và FeCl
  • B. CuCl2 và FeCl3
  • C. FeCl2 và FeCl
  • D. CuCl2, FeCl2 và FeCl3

Câu 12: Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

  • A. 6.
  • B. 10.
  • C. 8
  • D. 12

Câu 13: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

  • A. ammonium nitrate. 
  • B. sodium nitrate.
  • C. urea. 
  • D. ammophos.

Câu 14: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là:

  • A. Cl.
  • B. Zn. 
  • C. Cu.
  • D. Na.

Câu 15: Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây ?

  • A. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO
  • B. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4
  • C. Dung dịch CuCl
  • D. Dung dịch Br2

Câu 16: Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào ?

  • A. Không thay đổi.
  • B. không xác định được.
  • C. Tăng.
  • D. Giảm. 

Câu 17: Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao hơn 570°C thì tạo ra Hvà sản phẩm rắn là

  • A. Fe3O4
  • B. FeO.
  • C. Fe(OH)2
  • D. Fe2O3.

Câu 18: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình nào sau đây?

  • A. Sn bị ăn mòn hóa học.
  • B. Fe bị ăn mòn hóa học . 
  • C. Fe bị ăn mòn điện hóa. 
  • D. Sn bị ăn mòn điện hóa.

Câu 19: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 65Cu là

  • A. 27%. 
  • B. 72%.
  • C. 45%.
  • D. 37%.

Câu 20: Do Ni rất cứng nên ứng dụng quan trọng nhất của Ni là?

  • A. Mạ lên sắt để chống gỉ cho sắt. 
  • B. Dùng trong ngành luyện kim.
  • C. Dùng làm dao cắt kính.
  • D. Dùng làm chất xúc tác. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác