Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 30: Ôn tập chương 8 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài 30: Ôn tập chương 8 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao hơn 570°C thì tạo ra Hvà sản phẩm rắn là

  • A. FeO.
  • B. Fe3O4.
  • C. Fe2O3.
  • D. Fe(OH)2.

Câu 2: Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

  • A. 8.
  • B. 10.
  • C. 11.
  • D. 9.

Câu 3: Ở trạng thái cơ bản nguyên tử chromium có

  • A. 3 electron độc thân.
  • B. 4 electron độc thân.
  • C. 5 electron độc thân.
  • D. 6 electron độc thân.

Câu 4: Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là

  • A. +1.
  • B. +2.
  • C. -2.
  • D. +1 và +2.

Câu 5: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

  • A. ammophos.
  • B. urea.
  • C. sodium nitrate.
  • D. ammonium nitrate.

Câu 6: Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào ?

  • A. Tăng.
  • B. Giảm.
  • C. Không thay đổi.
  • D. không xác định được.

Câu 7: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 65Cu là

  • A. 73%.
  • B. 27%.
  • C. 54%.
  • D. 50%.

Câu 8: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là:

  • A. Fe.
  • B. Cu.
  • C. Na.
  • D. Zn.

Câu 9: Cho a mol hỗn hợp Fe, Cu tác dụng hết với a mol khí chlorine, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Thành phần chất tan có trong dung dịch Y là:

  • A. CuCl2, FeCl2 và FeCl3
  • B. FeCl2 và FeCl3
  • C. CuCl2 và FeCl3
  • D. CuCl2 và FeCl2

Câu 10: Do Ni rất cứng nên ứng dụng quan trọng nhất của Ni là?

  • A. Dùng trong ngành luyện kim.
  • B. Mạ lên sắt để chống gỉ cho sắt.
  • C. Dùng làm chất xúc tác.
  • D. Dùng làm dao cắt kính.

Câu 11: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại là

  • A. Cu, FeO, ZnO, MgO.
  • B. Cu, Fe, Zn, Mg.
  • C. Cu, Fe, Zn, MgO.
  • D. Cu, Fe, ZnO, MgO.

Câu 12: Dự đoán số phối trí của ion kim loại trung tâm trong phức chất [Co(en)3]2+.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 8

Câu 13: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?

  • A. [Ar]3d6.            
  • B. [Ar]3d5.             
  • C. [Ar]3d4.             
  • D. [Ar]3d3.

Câu 14: Số oxi hóa phổ biến của chromium trong các hợp chất là

  • A. 0, +2, +3.
  • B. 0, +2, +3, +6.
  • C. +1, +2, +3, +4, +5, +6.
  • D. +2, +3, +6.

Câu 15: Đồng thuộc ô 29 trong bảng tuần hoàn, vậy cấu hình electron của Cu+ và Cu2+ lần lượt là

  • A. [Ar]3d10; [Ar]3d9.
  • B. [Ar]3d94s1; [Ar]3d84s1.
  • C. [Ar]3d94s1; [Ar]3d9.
  • D. [Ar]3d84s2; [Ar]3d84s1.

Câu 16: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Đồng dẻo, dễ kéo sợi.
  • B. Đồng là kim loại có màu đen.
  • C. Đồng có thể dát mỏng hơn giấy viết từ 5 đến 6 lần.
  • D. Đồng dẫn nhiệt, điện tốt.

Câu 17: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

  • A. 2,16 gam.
  • B. 0,84 gam.
  • C. 1,72 gam.
  • D. 1,40 gam.

Câu 18: 8,64 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 chia làm 2 phần bằng nhau :

- Phần 1: cho tác dụng với dd CuSO4 dư được 4,4 g chất rắn B .

- Phần 2: cho vào dd HNO3 loãng, sau phản ứng được dd C, 0,4958 lít NO duy nhất (đkc). Làm bay hơi từ từ dd C thu được 24,24 g một muối sắt ngậm nước. công thức của muối ngậm nước:

  • A. Fe(NO3)3. 2H2
  • B. Fe(NO3)3. 5H2
  • C. Fe(NO3)3. 6H2
  • D. Fe(NO3)3. 9H2O

Câu 19: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với khối lượng ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là:

  • A. 1,25
  • B. 2,25
  • C. 1,50
  • D. 3,25

Câu 20: Cho m gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Zn tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 1,6M thoát ra 3,7185 lít (đkc) khí H2. Dung dịch thu được có giá trị pH là (bỏ qua các quá trình thuỷ phân của muối)

  • A. 2.
  • B. 7.
  • C. 4.
  • D. 1.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác