Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế điện cực chuẩn của một cặp oxi hóa – khử đo được khi:

  • A. Dung dịch có nồng độ 0,1 M.
  • B. Dung dịch có nồng độ 1 M.
  • C. Dung dịch có nồng độ bất kỳ.
  • D. Dung dịch có nồng độ 2 M.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng điện phân?

  • A. 2H₂ + O₂ → 2H₂O
  • B. 2NaCl → 2Na + Cl₂
  • C. NaOH + HCl → NaCl + H₂O
  • D. C + O₂ → CO₂

Câu 3: Liên kết kim loại được hình thành giữa các nguyên tử trong kim loại nhờ:

  • A. Lực hút giữa ion dương và electron tự do.
  • B. Lực hút giữa các nguyên tử trung hòa.
  • C. Lực hút giữa ion âm và ion dương.
  • D. Lực hút giữa các electron trong liên kết đôi.

Câu 4: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.    
  • B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
  • C. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.    
  • D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.

Câu 5: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

  • A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.     
  • B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
  • C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.     
  • D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 6: Khi điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ và màng ngăn xốp, thu được sản phẩm gồm: 

  • A. H2; Cl2 và dung dịch NaCl.    
  • B. H2; Cl2 và dung dịch NaOH.
  • C. Cl2 và dung dịch Javen. 
  • D. H2 và dung dịch Javen.

Câu 7: Khi điện phân dung dịch X với điện cực trơ thì pH của dung dịch tăng. Dung dịch X là 

  • A. dung dịch Na2SO4.
  • B. dung dịch HCl.
  • C. dung dịch H2SO4.
  • D. dung dịch CuSO4

Câu 8: Vị trí của nguyên tố 13Al trong bảng tuần hoàn là:

  • A. Chu kì 3, nhóm IA.                
  • B. Chu kì 2, nhóm IIIA. 
  • C. Chu kì 3, nhóm IIA.               
  • D. Chu kì 3, nhóm IIIA.

Câu 9: Nguyên tử Al có bán kính 1,43 Å và có nguyên tử khối là 27amu. Khối lượng riêng của Al bằng bao nhiêu gam/cm3, biết rằng trong nhôm có cấu trúc mạng lập phương tâm mặt (các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống)?

  • A. 1,96 gam/cm3
  • B. 2,7 gam/cm3
  • C. 3,64 gam/cm3
  • D. 1,99 gam/cm3

Câu 10: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

  • A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
  • B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
  • C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.   
  • D. Cu + H2SO→ CuSO+ H2.

Câu 11: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

  • A. Cu, Pb, Ag.        
  • B. Cu, Fe, Al.         
  • C. Fe, Mg, Al.        
  • D. Fe, Al, Cr.

Câu 12: Trường hợp nào sau đây thu được kim loại sodium

  • A. cho Mg tác dụng với dung dịch NaCl.         
  • B. nhiệt phân NaHCO3.
  • C. điện phân nóng chảy NaCl.               
  • D. điện phân dung dịch NaCl. 

Câu 13: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3,Fe, MgO cần dùng 6,1975 lít khí CO (đkc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:

  • A. 28g.
  • B. 26g.
  • C. 24g.
  • D. 22g.

Câu 14: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2% - 5%) và một số nguyên tố khác: 1-4% Si; 0,3 -5% Mn; 0,1 - 2% P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là

  • A. amelec.
  • B. thép.
  • C. gang.
  • D. duralumin.

Câu 15: Trong hợp kim  Al-Mg, cứ có 9 mol  Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là

  • A. 80%  Al và 20% Mg.
  • B. 81% Al và 19% Mg.
  • C. 91% Al và 9% Mg.
  • D. 83% Al và 17% Mg.

Câu 16: Sau một ngày lao động người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là

  • A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.
  • B. Để không bị ô nhiễm môi trường.
  • C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động
  • D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn

Câu 17: Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của Sodium hydroxide là

  • A. Ca(OH)2
  • B. NaOH.     
  • C. NaHCO3
  • D. Na2CO3.

Câu 18: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,7437 lít khí H2 (đkc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là

  • A. 100 ml.             
  • B. 200 ml.    
  • C. 300 ml.    
  • D. 600 ml.

Câu 19: Sắp xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử:

  • A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
  • B. Ba, Sr, Ca, Mg, Be.
  • C. Mg, Be, Ca, Sr, Ba.
  • D. Be, Ca, Mg, Sr, Ba.

Câu 20: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2

X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O

X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X, Y tương ứng là

  • A. CaCO3, NaHSO4.
  • B. BaCO3, Na2CO3.
  • C. CaCO3, NaHCO3.
  • D. MgCO3, NaHCO3.

Câu 21: Trong ba oxide CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxide chỉ tác dụng với dung dịch base, dung dịch acid, cả dung dịch acid và dung dịch base lần lượt là:

  • A. Cr2O3, CrO, CrO3.
  • B. CrO3, CrO, Cr2O3.
  • C. CrO, Cr2O3, CrO3.
  • D. CrO3, Cr2O3, CrO.

Câu 22: Chất lỏng Bordeaux là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Bordeaux là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSOdư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây?

  • A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.
  • B. Iron tác dụng với CuSO4.
  • C. Amonia tác dụng với CuSO4.
  • D. Bạc tác dụng với CuSO4.

Câu 23: Phức chất aqua có dạng hình học bát diện có công thức tổng quát là 

  • A. [M(H2O)4]n+.
  • B. [M(H2O)4].
  • C. [M(H2O)6]n+.
  • D. [M(H2O)6].

Câu 24: Cho các phức chất sau: [CuCl2], [BeF4]2–, [BF4], [Ti(OH2)6]3+,[BBr4], [ZnCl4]2–, [Zn(CN)4]2–, [Cd(CN)4]2– , [AuCl2], [Co(NH3)6]3+,  [Mo(CO)6], [Ag(NH3)2]+,[Fe(CN)6]4–.

Số phức chất có hình dạng tứ diện là 

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 25: Phản ứng thay thế phối tử trong phức chất là gì?

  • A. Phản ứng hóa học trong đó một hoặc nhiều phối tử trong phức chất được thay thế bởi phối tử khác.
  • B. Phản ứng hóa học trong đó ion kim loại trung tâm trong phức chất bị thay đổi.
  • C. Phản ứng hóa học trong đó số lượng phối tử trong phức chất thay đổi.
  • D. Phản ứng hóa học trong đó một phối tử trong phức chất được thay thế bởi phối tử khác.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức, Trắc nghiệm Hóa học 12 KNTT ôn tập học kì 2 (Phần 1), Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài ôn tập học kì 2 (Phần 1)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác