Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Fe trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxide. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 5,6.          
  • B. 9,8.          
  • C. 7,2 
  • D. 10,4

Câu 2: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Kim loại Fe có tính khử mạnh hơn kim loại Cu.
  • B. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.
  • C. Kim loại Fe có tính khử yếu hơn kim loại Cu.
  • D. Kim loại Cu có thể đẩy kim loại Fe ra khỏi dung dịch muối của nó

Câu 3:  Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Ion Cu2+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+
  • B. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+
  • C. Ion Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Fe2+
  • D. Ion Fe2+ và ion Cu2+ có tính khử như nhau

Câu 4: Em hãy chọn câu đúng:Xét tính chất hoá học của kim loại

  • A. Tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường.
  • B. Tất cả kim loại đều tác dụng với acid ở nhiệt độ thường.
  • C. Fe thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
  • D.  Tất cả các kim loại khử được phi kim điển hình thành ion âm

Câu 5: Chọn đáp án đúng:

  • A. Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 và H2SO4 đặc (trừ Mg, Fe)
  • B. Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 và H2SO4 đặc (trừ Pt, Au)
  • C. Tất cả các kim loại phản ứng được với HNO3 và H2SO4 đặc 
  • D. Tất cả các kim loại phản ứng được với HNO3 trừ Al

Câu 6: Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có :

  • A. Số oxi hóa càng cao.
  • B. Số oxi hóa ở mức trung bình.
  • C. Số electron càng thấp.
  • D. Số oxi hóa càng thấp.

Câu 7: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch kiềm đặc?

  • A. Fe
  • B. Cu
  • C. Al
  • D. Mg

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 dư, thu được 10,2 gam Al2O3. Giá trị của m là

  • A. 5,4.          
  • B. 4,6.          
  • C. 4,4
  • D. 2,4.

Câu 9: Dãy các kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc dung dịch H2SO4 loãng cho cùng một muối?

  • A. Fe, Al, Na.         
  • B. Al, Mg, Zn.       
  • C. Fe, Cu, Mg.       
  • D. Cu, Al, Mg.

Câu 10: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch

  • A. KCl.        
  • B. AgNO3.   
  • C. NaNO3.
  • D. FeSO4.

Câu 11: Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sulfate trung hòa và V lít khí H2 (đkc). Giá trị của V là

  • A. 0,8742     
  • B. 0,7648.    
  • C. 0,9916.
  • D. 1,423.

Câu 12: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

  • A. Fe, Mg, Al.        
  • B. Cu, Fe, Al.         
  • C. Cu, Pb, Ag.        
  • D. Fe, Al, Cr.

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A. 24,56       
  • B. 16,74.
  • C. 13,52.      
  • D. 19,05.

Câu 14: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối chloride

  • A. Zn           
  • B. Mg.         
  • C. Fe.           
  • D. Al. 

Câu 15: Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,309875 lít H2 (đkc). Kim loại đó là

  • A. K   
  • B. Mg.         
  • C. Ca. 
  • D. Ba.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác