Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức bài 22: Sự ăn mòn kim loại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một vật bằng Fe tráng Zn đặt trong không khí ẩm. Nếu có những vết xây sát sâu đến bên trong thì vật sẽ bị ăn mòn điện hóa. Quá trình này xảy ra ở cực dương là:

  • A. 2H+ + 2e -> H
  • B. Zn -> Zn2+ + 2e
  • C. Fe -> Fe2+ + 2e
  • D. 2H2O + O2 + 4e -> 4OH -

Câu 2: Điểm chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là

  • A. Đều là các quá trình khử kim loại. 
  • B. Electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng.
  • C. Nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh.
  • D. Có phát sinh dòng điện.

Câu 3: Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép người ta thường gắn những lá kim loại ngoài vỏ tàu (phần ngâm trong nước biển). Nên dùng kim loại nào sau đây?

  • A. Al.
  • B. Pb. 
  • C. Cu. 
  • D. Sn.

Câu 4: Để một vật làm bằng hợp kim Zn – Cu trong không khí ẩm, quá trình xảy ra ở cực âm là

  • A. Zn→ Zn2+ + 2e.
  • C. 2H2O + O2 + 4e → 40H-.
  • B. Cu→ Cu2+ +2e.
  • D. 2H+ + 2e → H2

Câu 5: Trong khí quyển chát nào không gây ra sự ăn mòn kim loại

  • A. N2
  • B. H2O. 
  • C. CO2.
  • D. O2.

Câu 6: Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí?

  • A. Mg
  • B. Al  
  • C. Fe
  • D. K

Câu 7: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 6

Câu 8: Kim loại nào sau đây dễ bị ăn mòn nhất trong nước biển?

  • A. Thủy ngân.
  • B. Chì.
  • C. Sắt.
  • D. Nhôm.

Câu 9: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2 
  • D. 5

Câu 10: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn - Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

  • A. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-
  • B. Đều sinh ra Cu ở cực âm.
  • C. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
  • D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

Câu 11: Đinh sắt trong trường hợp nào sau đây sẽ bị gỉ sét nhiều hơn?

  • A. Ngâm trong dầu ăn. 
  • B. Để nơi ẩm ướt.
  • C. Quấn vài vòng dây đồng để nơi ẩm ướt. 
  • D. Ngâm trong dầu máy.

Câu 12:  Ngâm một đinh sắt (có quấn dây đồng) vào dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt dây đồng.
  • B. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt đinh sắt.
  • C. Không thấy khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt cũng như dây đồng.
  • D. Khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt và dây đồng như nhau.

Câu 13: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ?

  • A. CuSO
  • B. H2SO4
  • C. NaOH
  • D. MgSO

Câu 14: Cặp kim loại Al - Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và dạng ăn mòn nào chính?

  • A. Fe bị ăn mòn điện hóa  
  • B. Al bị ăn mòn điện hóa
  • C. Fe bị ăn mòn hóa học.
  • D. Al bị ăn mòn hóa học  

Câu 15: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

  • A. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá  
  • B. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá
  • C. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá. 
  • D. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác