Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 3: Ôn tập chương 1

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức bài 3: Ôn tập chương 1 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại ester?

  • A. CH3OOC2H5.
  • B. HOOCCH3.
  • C. H2NCH2COOH.
  • D. CH3CHO.

Câu 2: Cho các chất có công thức sau: HCHO, C2H2, CH3COOH, CH3COOCH=CH2, HCOOCH3, HCOOH. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất thuộc loại ester?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Ester có trong hoa nhài là

  • A. CH3[CH2]14COO[CH2]29CH3
  • B. CH3COO[CH2]7CH3.
  • C. CH3COOCH2C6H5.
  • D. CH3COOCH3.

Câu 4: Ester có thể bị thủy phân trong môi trường 

  • A. muối.
  • B. acid.
  • C. oxide.
  • D. khí.

Câu 5: Ester X mạch hở có công thức phân tử C3H4O2. Tên gọi của X là

  • A, vinyl acetate.
  • B. methyl acetate.
  • C. methyl formate.
  • D. vinyl formate.

Câu 6: Ester thường được điều chế bằng phản ứng

  • A. xà phòng hóa.                        
  • B. trung hòa.
  • C. ester hóa.                     
  • D. tạo muối.

Câu 7: Dầu mỡ bị ôi do

  • A. các gốc base béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxygen.                     
  • B. các gốc acid béo no bị oxi hóa chậm bởi oxygen.            
  • C. các gốc acid béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxygen.                               
  • D. các gốc base béo no bị oxi hóa chậm bởi oxygen.

Câu 8: Ester được tạo thành từ CH3COOH và C2H5OH có công thức cấu tạo là

  • A. CH3COOCH3.
  • B. CH3COOC2H5.
  • C. C2H5COOCH3.
  • D. HCOOC2H5.

Câu 9: Phần phân cực trong xà phòng có tính

  • A. ưa nước.                                
  • B. kị nước.             
  • C. ưa muối.                                
  • D. kị muối.

Câu 10: Ester có công thức phân tử là C2H4O2 được tạo thành từ methyl alcohol và carboxylic acid nào sau đây?

  • A. Propionic acid.
  • B. Acetic acid.
  • C. Formic acid.
  • D. Oxalic acid.

Câu 11: Xà phòng có thể được sản xuất từ 

  • A. khí thiên nhiên.                                
  • B. sodium hydroxide.                 
  • C. dầu mỏ.                                 
  • D. hydrogen.

Câu 12: Một hợp chất hữu cơ X đơn chức có công thức phân tử là C3H6O2X không tác dụng với kim loại Na nhưng tác dụng được với dung dịch NaOH khi đun nóng. Chất X thuộc dãy đồng đẳng của loại hợp chất nào sau đây?

  • A. Alcohol.
  • B. Ester.
  • C. Aldehyde.
  • D. Carboxylic acid.

Câu 13: Vết bẩn bị đuôi kị nước của xà phòng phân chia thành những hạt rất nhỏ có _______ quay ra ngoài.

  • A. gốc base.           
  • B. gốc oxide.                              
  • C. đuôi kị nước.               
  • D. đầu ưa nước.

Câu 14: Trong thực tế, người ta dùng phản ứng nào sau đây để điều chế xà phòng?

  • A. Đun nóng acid béo với dung dịch kiềm.
  • B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
  • C. Đun nóng glycerol với các acid béo.
  • D. Đun nóng acid béo hoặc chất béo với dung dịch kiềm.

Câu 15: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối ?

  • A. C6H5COOC6H5.     
  • B. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3.
  • C. CH3OOC-COOCH3.     
  • D. CH3COOC6H5.

Câu 16: Chất nào sau đây là thành phần chủ yếu của xà phòng?

  • A. CH3COONa.
  • B. CH3(CH2)3COONa.
  • C. CH2=CHCOONa.
  • D. C17H35COONa.

Câu 17: Xác định đầu ưa nước và đuôi kị nước của CH3[CH2]10CH2OSO3Na.

  • A. Đầu ưa nước: CH3[CH2]10CH2-; đuôi kị nước: -OSO3Na.                   
  • B. Đầu ưa nước: -OSO3Na; đuôi kị nước: CH3[CH2]10CH2-.
  • C. Đầu ưa nước: -SO3Na; đuôi kị nước: CH3[CH2]10CH2O-.                   
  • D. Đầu ưa nước: CH3[CH2]10CH2O-; đuôi kị nước: -SO3Na.

Câu 18: Khi xà phòng hoá tristearin thu được sản phẩm là

  • A. C15H31COONa và C2H5OH.
  • B. C17H35COOH và C3H5(OH)3.
  • C. C15H31COOH và C3H5(OH)3.
  • D. C17H35COONa và C3H5(OH)3.

Câu 19: Thuỷ phân hoàn toàn 3,7 gam chất X có công thức phân tử C3H6O2 trong 100 gam dung dịch NaOH 4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,4 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của X là

  • A. HCOOC2H5.     
  • B. HCOOC3H7.
  • C. CH3COOCH3.   
  • D. CH3COOC2H5.

Câu 20: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glycerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là

  • A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
  • B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.
  • C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.
  • D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 21: Tại sao khi cho chất giặt rửa tổng hợp vào nước, vật cần giặt rửa dễ thấm ướt hơn?

  • A. Vì khi chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có khối lượng riêng nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.
  • B. Vì khi chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có sức căng bề mặt nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.
  • C. Vì khi chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có nồng độ mol nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.
  • D. Vì khi chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có khối lượng phân tử nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác