Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 16: Điện phân

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức bài 16: Điện phân có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điện phân một dung dịch gồm a mol FeSO4 và b mol KCl. Nếu b > 2a mà ở cathode chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa

  • A. K+, SO42-, Cl-.   
  • B. K+, SO42-, Fe2+.
  • C. K+, Cl-.             
  • D. K+,  SO42-, Fe2+,  Cl -.

Câu 2: Tại anot xảy ra quá trình gì?

  • A. oxi hóa (quá trình nhường e) 
  • B. khử (quá trình nhường e) 
  • C. oxi hóa (quá trình nhận e) 
  • D. khử (quá trình nhận e) 

Câu 3: Điều chế K bằng cách điện phân nóng chảy KCl. Tạo catot xảy ra quá trình nào?

  • A.  2Cl-   →  Cl2  +  2e
  • B. K +  +   2e  →   K   
  • C.  K +  +   e  →   K   
  • D. K +  -   e  →   K   

Câu 4: Để điều chế kim loại nhóm IIA, ta có thể sử dụng phương pháp nào?  

  • A. điện phân nóng chảy muối cácbon nát
  • B. đun nóng muối cácbon nát
  • C. đun nóng muối clorua
  • D. điện phân nóng chảy muối clorua

Câu 5: Để điều chế kim loại trung bình yếu, ta dùng phương pháp nào?

  • A. dùng kim loại khác mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn trong hợp chất của chúng
  • B. điện phân dung dịch muối của chúng
  • C. nung nóng các hợp chất của chúng
  • D. điện phân nóng chảy hidroxit.

Câu 6: Hãy viết phương trình điều chế kim loại Ag?

  • A. AgNO3  +  H2O TRẮC NGHIỆM   2Ag  +   ½ O2  +  2HNO3
  • B. 2AgNO3  +  H2O TRẮC NGHIỆM   Ag  +   ½ O2  +  HNO3
  • C. 2AgNO3  +  H2O C. 2AgNO3  +  H2O TRẮC NGHIỆM   2Ag  +   ½ O2  +  2HNO3   2Ag  +   ½ O2  +  2HNO3
  • D. 2AgNO3  +  2H2O TRẮC NGHIỆM   2Ag  +   ½ O2  +  HNO3

Câu 7: Khi điện phân dung dich, khối lượng dung dịch giảm được xác định như thế nào?

  • A. Bằng mkim loại + mkhí thoát ra
  • B. Bằng mkim loại 
  • C. Bằng mkhí thoát ra
  • D. Bằng khối lượng nước thoát ra

Câu 8: Khi điện phân dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3, điều khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Tại anode xảy ra quá trình oxi hóa H2O. 
  • B. Ngay từ đầu đã có khí thoát ra tại cathode. 
  • C. Khối lượng dung dịch giảm là khối lượng của kim loại thoát ra bám vào cathode. 
  • D. Tại cathode xảy ra quá trình khử Cu2+ trước.  

Câu 9: Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả 2 điện cực thì ngừng. Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3. Nhận định nào sau đây đúng:

  • A. Ở cathode có khí H2 thoát ra  
  • B. H2O tham gia phản ứng điện phân ở cathode
  • C. Khí thoát ra ở anode chỉ có Cl2.
  • D. Khí thoát ra ở anode là Cl2 và O2.

Câu 10:  Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, thu được một khí X duy nhất. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. X là khí oxygen.                    
  • B. X là khí hydrogen. 
  • C. X là khí chlorine.                   
  • D. Có dùng màng ngăn xốp. 

Câu 11: Khi điện phân dung dịch X với điện cực trơ thì pH của dung dịch tăng. Dung dịch X là 

  • A. dung dịch Na2SO4.
  • B. dung dịch H2SO
  • C. dung dịch HCl.
  • D. dung dịch CuSO4

Câu 12: Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối: NaCl, CuCl2, FeCl3 và ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở cathode khi điện phân dung dịch X là

  • A. Fe. 
  • B. Zn.
  • C. Na.
  • D. Cu.

Câu 13: Điện phân dung dịch hỗn hợp AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Các chất lần lượt xuất hiện tại cathode theo thứ tự 

  • A. Ag - Cu - Fe.
  • B. Cu - Ag - Fe.
  • C. Ag - Cu - H2.
  • D. H2 - Cu - Ag. 

Câu 14: Khi điện phân dung dịch (có màng ngăn) gồm NaCl, HCl, CuCl2 và quỳ tím. Màu của dung dịch biến đổi ra sao khi điện phân đến khi hết NaCl? 

  • A. Tím →  xanh → đỏ.    
  • B. Tím → đỏ → xanh.     
  • C. Xanh  →  đỏ → tím.              
  • D. Đỏ →  tím →  xanh.

Câu 15: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 2. 
  • D. 3.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác