Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 18: Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức bài 18: Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cấu tạo cơ bản của tinh thể kim loại là gì?

  • A. Mạng tinh thể được hình thành bởi các electron tự do xếp sát nhau theo một trật tự nhất định.
  • B. Mạng tinh thể được hình thành bởi hỗn hợp các nguyên tử và ion kim loại xếp sát nhau theo một trật tự nhất định. 
  • C. Mạng tinh thể được hình thành bởi các nguyên tử kim loại xếp sát nhau theo một trật tự nhất định. 
  • D. Mạng tinh thể được hình thành bởi các ion kim loại xếp sát nhau theo một trật tự nhất định.

Câu 2: Liên kết kim loại là gì?

  • A. Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử kim loại và phi kim.
  • B. Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại và các electron tự do. 
  • C. Là liên kết được hình thành do lực van der Waals giữa các nguyên tử phi kim
  • D. Là liên kết được hình thành do sự cộng hưởng giữa các orbital nguyên tử của các nguyên tử phi kim

Câu 3: Tất cả các nguyên tố s là: 

  • A. Phi kim
  • B. Khí hiếm
  • C. Kim loại
  • D. Kim loại và phi kim

Câu 4: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p5. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:

  • A. 17.          
  • B. 7
  • C. 13.
  • D. 15

Câu 5: Số hạt mang điện trong ion K+

  • A. 13.
  • B. 14.
  • C. 12.
  • D. 17.

Câu 6: Kim loại nào sau đây có mạng tinh thể lập phương tâm khối?

  • A. Copper (Cu)
  • B. Zinc (Zn)
  • C. Iron (Fe) 
  • D.  Aluminum (Al) 

Câu 7: Sự giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là :

  • A. đều có những cặp electron dùng chung.               
  • B. đều là những liên kết tương đối kém bền.   
  • C. đều tạo thành từ những electron chung giữa các nguyên tử.      
  • D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 8: Sodium có cấu trúc mạng tinh thể nào sau đây?

  • A. Lục phương.
  • B. Lập phương tâm mặt 
  • C. Lập phương tâm khối. 
  • D. Tứ diện đều

Câu 9: Sự giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là :

  • A. đều có sự cho và nhận các electron hóa trị.  
  • B. đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.   
  • C. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.                   
  • D. đều có sự góp chung các electron hóa trị.

Câu 10: Kim loại nào sau đây có cấu trúc lập phương tâm khối?

  • A. Ca. 
  • B. K. 
  • C. Ba.
  • D. Be.

Câu 11: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

  • A. 13 
  • B. 8    
  • C. 12. 
  • D. 14.

Câu 12: Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau: 

(1) 1s22s22p63s2                          (2) 1s22s22p1                              (3) 1s22s22p63s23p63d64s2         

(4) 1s22s22p5                               (5) 1s22s22p63s23p64s             (6) 1s2 

Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại ?

  • A. 4.                       
  • B. 3.                       
  • C. 6                        
  • D. 5.

Câu 13: Số hạt mang điện trong ion Mg2+ (Z = 12) là

  • A. 13.
  • B. 24.
  • C. 12.
  • D. 22. 

Câu 14: Vị trí của nguyên tố 13Al trong bảng tuần hoàn là:

  • A. Chu kì 2, nhóm IIIA.             
  • B. Chu kì 3, nhóm IA.
  • C. Chu kì 3, nhóm IIIA.             
  • D. Chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 15: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại?

  • A. 1s22s22p63s1.
  • B. 1s22s22p63s23p5.
  • C. 1s22s22p63s23p4.
  • D. 1s22s22p6.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác