Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối Ôn tập chương 1: Ester - Lipid (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức Ôn tập chương 1: Ester - Lipid (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

  • A.0,20.     
  • B. 0,15.   
  • C. 0,30.     
  • D. 0,18.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglyceride X. Cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là

  • A. 53,16.
  • B. 57,12.
  • C. 60,36.
  • D. 54,84.

Câu 3: Thủy phân 132 gam một chất béo trung tính cần vừa đủ 18 gam NaOH. Đốt cháy 0,5 mol chất béo này sinh ra 28,5 mol CO2. Khối lượng H2 cần dùng để chuyển hết 132 gam chất béo trên thành chất rắn là

  • A. 0,3 gam.
  • B. 2,4 gam.
  • C. 4,5 gam.
  • D. 1,5 gam.

Câu 4: Từ stearin, người ta dùng phản ứng nào để điều chế ra xà phòng?

  • A. Phản ứng ester hoá.
  • B. Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid.
  • C. Phản ứng cộng hydrogen.
  • D. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm.

Câu 5: Tác dụng của chất giặt rửa tổng hợp giống với

  • A. acid.                            
  • B. xà phòng.
  • C. nước.                           
  • D. base.

Câu 6: Phương pháp tạo chất giặt rửa tổng hợp là

  • A. tổng hợp hóa học.                                     
  • B. thủy luyện.                 
  • C. điện phân dung dịch.            
  • D. điện phân nóng chảy.

Câu 7: Tính chất của “đầu” ưa nước trong cấu tạo của xà phòng là

  • A. hòa tan trong dung môi hữu cơ.                          
  • B. không tan trong dung môi hữu cơ.           
  • C. hòa tan được trong nước.                                    
  • D. không tan trong nước.

Câu 8: Tính chất của “đuôi” kị nước trong cấu tạo của xà phòng là

  • A. hòa tan trong dung môi hữu cơ.                          
  • B. không tan trong dung môi hữu cơ.           
  • C. hòa tan được trong nước.                                    
  • D. không tan trong nước.

Câu 9: Phần phân cực trong xà phòng là

  • A. nhóm sulfonate.                                        
  • B. nhóm sulfate.              
  • C. nhóm carboxylate.                                    
  • D. gốc hydrocarbon có mạch dài.

Câu 10: Phần không phân cực trong xà phòng là

  • A. nhóm sulfonate.                                       
  • B. nhóm sulfate.              
  • C. nhóm carboxylate.                                    
  • D. gốc hydrocarbon có mạch dài.

Câu 11: Phần nào trong chất giặt rửa tổng hợp sẽ thâm nhập vào vết bẩn?

  • A. Đầu ưa nước.              
  • B. Đuôi kị nước.              
  • C. Base.                 
  • D. Acid.

Câu 12: Phản ứng xà phòng hóa dùng để sản xuất 

  • A. chất béo.                               
  • B. sodium hydroxide.                
  • C. chất giặt rửa tổng hợp.                              
  • D. xà phòng.

Câu 13: Có mấy cách để sản xuất xà phòng?

  • A. 2.                                
  • B. 3.
  • C. 4.                                 
  • D. 5.

Câu 14: Xà phòng dùng để

  • A. tưới cây.            
  • B. rửa tay.    
  • C. chế tạo hợp kim.                    
  • D. làm muối ăn.

Câu 15: Ý đúng khi nói về chất giặt rửa tổng hợp là

  • A. khó tan trong nước.              
  • B. không sử dụng được trong môi trường acid.                           
  • C. không hoạt động được trong nước cứng.            
  • D. kém thân thiện với môi trường.

Câu 16: Ester X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây không đúng? 

  • A. Y có mạch carbon phân nhánh.                          
  • B. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.                             
  • C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.                 
  • D. Z không làm mất màu dung dịch bromine.

Câu 17: Khi xà phòng hóa 1 mol ester cần 120 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác khi xà phòng hoá 1,27 gam ester đó thì cần 0,6 gam NaOH và thu được 1,41 gam muối duy nhất. Biết alcohol hoặc acid là đơn chức. Công thức cấu tạo của ester là

  • A. C3H5(COOCH=CH2)3.                              
  • B. C3H5(COOCH3)3.                            
  • C. (CH3COO)3C3H5.                            
  • D. (CH2=CHCOO)3C3H5.

Câu 18: Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O mạch không phân nhánh với dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Để trung hòa hết KOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 alcohol đơn chức và 18,34 gam rắn khan. CTCT của X là

  • A. CH3OOCCH2COOC2H5.                 
  • B. CH3OOCCH=CHCOOC3H7.           
  • C. CH3OOCCH2COOC3H7.                 
  • D. CH3OOCCH2-CH2COOC3H7.         

Câu 19: Cho các phát biểu sau

(1) Chất giặt rửa tổng hợp có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng.

(2) Cấu tạo của xà phòng gồm phần phân cực và phần không phân cực.

(3) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

(4) Có thể dùng nước để phân biệt xà phòng với chất giặt rửa tổng hợp.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 20: Trong các khẳng định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng ?

a) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như methanol, muối sodium acetate,…

b) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ,…

c) Xà phòng là hỗn hợp các muối sodium hoặc potassium của các acid béo.

d) Chất tẩy rửa tổng hợp là muối sodium của acid béo.

e) Phân tử chất giặt rửa gồm 1 đầu ưa nước gắn với 1 đầu kị nước.

f) Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 21: Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa?

  • A. Vì trong bồ kết có chất khử mạnh.
  • B. Vì bồ kết có thành phần là este của glycerol.
  • C. Vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh.
  • D. Vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân cực.

Câu 22: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì

  • A. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
  • B. gây ô nhiễm môi trường.
  • C. tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
  • D. gây hại cho da tay.

Câu 23: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glycerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là

  • A. 19,12.     
  • B. 17,8.
  • C. 19,04.     
  • D. 14,68.

Câu 24: Loại liên kết tạo sự khác biệt giữa nhiệt độ sôi của ester với nhiệt độ sôi của alcohol là 

  • A. liên kết hydrogen.
  • B. liên kết oxygen.
  • C. liên kết kim loại.
  • D. liên kết cộng hóa trị.

Câu 25: Thuỷ phân hoàn toàn 3,7 gam chất X có công thức phân tử C3H6O2 trong 100 gam dung dịch NaOH 4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,4 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của X là

  • A. HCOOC2H5.     
  • B. HCOOC3H7.
  • C. CH3COOCH3.    
  • D. CH3COOC2H5.

Câu 26: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glycerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là

  • A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
  • B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.
  • C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.
  • D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 27: Tại sao khi cho chất giặt rửa tổng hợp vào nước, vật cần giặt rửa dễ thấm ướt hơn?

  • A. Vì khi chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có khối lượng riêng nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.
  • B. Vì khi chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có sức căng bề mặt nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.
  • C. Vì khi chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có nồng độ mol nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.
  • D. Vì khi chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có khối lượng phân tử nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.

Câu 28: Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glycerol. Giá trị của m là

  • A. 27,6.
  • B. 4,6.
  • C. 14,4.
  • D. 9,2.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác