Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Pin điện hóa hoạt động dựa trên:

  • A. Phản ứng hóa học tỏa nhiệt.
  • B. Phản ứng oxi hóa – khử tự phát.
  • C. Phản ứng hấp thụ năng lượng.
  • D. Phản ứng phân hủy.

Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO₄ với điện cực trơ, sản phẩm thu được ở catot là:

  • A. Cu.
  • B. H₂.
  • C. SO₂.
  • D. O₂.

Câu 3: Tinh thể kim loại có tính dẫn điện tốt do:

  • A. Các ion kim loại chuyển động tự do.
  • B. Electron tự do chuyển động trong mạng tinh thể.
  • C. Ion âm và dương cân bằng.
  • D. Tinh thể có cấu trúc khép kín.

Câu 4: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là

  • A. 6.  
  • B. 4.   
  • C. 3.   
  • D. 5.

Câu 5: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hóa: Zn-Cu là 1,1V; Cu-Ag là 0,46V. Biết thế điện cực chuẩn E0Ag+/Ag = +0,8V. Thế điện cực chuẩn E0Zn2+/Zn và E0Cu2+/Cu lần lượt là:

  • A. 1,56V và 0,64V.
  • B. -1,46V và -0,34V.
  • C. -0,76V và 0,34V.
  • D. -1,56V và 0,64V.

Câu 6: Khi điện phân dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3, điều khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Tại cathode xảy ra quá trình khử Cu2+ trước. 
  • B. Khối lượng dung dịch giảm là khối lượng của kim loại thoát ra bám vào cathode.
  • C. Ngay từ đầu đã có khí thoát ra tại cathode. 
  • D. Tại anode xảy ra quá trình oxi hóa H2O.

Câu 7: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)

  • A. b > 2a.
  • B. b = 2a.
  • C. b < 2a.
  • D. 2b = a.

Câu 8: Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau: 

(1) 1s22s22p63s2                (2) 1s22s22p1                    (3) 1s22s22p63s23p63d64s2         

(4) 1s22s22p5                     (5) 1s22s22p63s23p64s      (6) 1s2 

Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại ?

  • A. 2.                      
  • B. 3.                      
  • C. 4.                      
  • D. 5.

Câu 9: Trong dãy các kim loại sau: Be, Mg, Cu, Zn, Ni, Co. Số kim loại có cấu trúc lục phương là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 10: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

  • A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.         
  • B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
  • C. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.  
  • D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

Câu 11: Dãy các kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc dung dịch H2SO4 loãng cho cùng một muối?

  • A. Cu, Al, Mg.       
  • B. Fe, Cu, Mg.       
  • C. Al, Mg, Zn.       
  • D. Fe, Al, Na.

Câu 12: Nguyên tắc điều chế kim loại là 

  • A. khử ion kim loại thành nguyên tử.    
  • B. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. 
  • C. khử nguyên tử kim loại thành ion.    
  • D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion. 

Câu 13: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,958 lít H2 (đkc). Tính khối lượng Fe thu được?

  • A. 7 gam
  • B. 14,4 gam
  • C. 5,6 gam
  • D. 28,8 gam

Câu 14: Có 3 mẫu hợp kim: Fe -  Al; K - Na; Cu - Mg. Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là

  • A. dung dịch NaOH
  • B. dung dịch HCl
  • C. dung dịch H2SO4
  • D. dung dịch MgCl2

Câu 15: Nung một mẫu gang có khối lượng 10 gam trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,4958 lít CO2 (đkc). Thành phần phần trăm khối lượng carbon trong mẫu gang là

  • A. 4,8%.
  • B. 2,2%.
  • C. 2,4%.
  • D. 3,6%.

Câu 16: Ngâm một đinh sắt (có quấn dây đồng) vào dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt đinh sắt.
  • B. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt dây đồng.
  • C. Khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt và dây đồng như nhau.
  • D. Không thấy khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt cũng như dây đồng.

Câu 17: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

  • A. 58,52%
  • B. 41,48%
  • C. 48,15%
  • D. 51,85%

Câu 18: Để bảo quản kim loại kiềm người ta thường làm như thế nào?

  • A. Để trong bình kín.
  • B. Để trong bóng tối.
  • C. Ngâm trong dầu hỏa.
  • D. Để nơi thoáng mát.

Câu 19: Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,7437 lít khí H2 (đkc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là

  • A. 150 ml.   
  • B. 300 ml.    
  • C. 600 ml.    
  • D. 900 ml.

Câu 20: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?

  • A. KNO3.     
  • B. MgCl2.   
  • C. KCl.        
  • D. Ca(OH)2.

Câu 21: Nhúng một bản đồng mỏng vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Để cốc này ngoài không khí một thời gian, dung dịch trong cốc dần dần chuyển sang màu xanh. Có thể giải thích hiện tượng này như thế nào?

  • A. Xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học
  • B. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa
  • C. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng rất chậm, do đó phải sau một khoảng thời gian dài, ta mới quan sát thấy hiện tượng.
  • D. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng khi có mặt oxi không khí.

Câu 22: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:

  • A. 12,80
  • B. 12,00
  • C. 6,40
  • D. 16,53

Câu 23: Dự đoán hình dạng của phức chất [Cu(NH3)4]2+.

  • A. Tứ diện
  • B. Vuông phẳng.
  • C. Tứ giác phẳng
  • D. Bát diện

Câu 24: Phức chất [Ag(NH3)2]+ được dùng để phân biệt:

  • A. aldehyde và formic acid.
  • B. aldehyde và ketone.
  • C. alkane và alkene.
  • D. benzene và dẫn xuất của benzene.

Câu 25: Thổi từ từ khí NH3 vào dung dịch CuCl2, khi lượng kết tủa Cu(OH)2 đạt giá trị cực đại, thể tích khí NH3 cần dùng để phản ứng hoàn toàn với CuCl2 trong dung dịch là bao nhiêu (đkc)?

  • A. 12,395 lít
  • B. 24,790 lít
  • C. 37,185 lít
  • D. 49,580 lít

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác