Toán đại 8 tập 2 Bài Ôn tập chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn sgk trang 32
Để củng cố về khái niệm và kiến thức về phương trình bậc nhất một ẩn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài: Ôn tập chương 3 thuộc phần Toán lớp 8 tập 2. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt hơn.
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Câu 1: trang 32 sgk Toán 8 tập 2
Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương.
Kí hiệu \(\Leftrightarrow \)
Câu 2: trang 32 sgk Toán 8 tập 2
Ví dụ phương trình \(x+2=5\)có tập nghiệm là \(S_1=\left \{ 3 \right \}\)
Nhân hai vế của phương trình với \(x\)ta được phương trình:
\(x(x+2)=5x\)
\(\Leftrightarrow x(x+2)-5x=0\)
\(\Leftrightarrow x(x+2-5)=0\)
\(\Leftrightarrow x(x-3)=0\)
Vậy phương trình có tập nghiệm là \(S_2=\left \{ 0;3 \right \}\)
Vì \(S_1 \neq S_2\)nên hai phương trình không tương đương.
Câu 3: trang 32 sgk Toán 8 tập 2
Phương trình \(ax+b=0\)là một phương trình bậc nhất (a; b là hằng số) với điều kiện \(a \neq 0\)
Câu 4: trang 32 sgk Toán 8 tập 2
Một phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất vì phương trình bậc nhất một ẩn phải thỏa mãn điều kiện \(a \neq 0\)
Câu 5: trang 33 sgk Toán 8 tập 2
Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta phải chú ý đến điều kiện xác định của phương trình.
Câu 6: trang 33 sgk Toán 8 tập 2
Các bước giải bài toán
- Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng
- Bước 2: Giải phương trình
- Bước 3: Trả lời. Kiếm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận.
Bình luận