Đáp án Ngữ văn 12 Kết nối bài 5: Nhân vật quan trọng (Trích Quan thanh tra – Ni-cô-lai Gô-gôn – Nikolai Gogol)

Đáp án bài 5: Nhân vật quan trọng (Trích Quan thanh tra – Ni-cô-lai Gô-gôn – Nikolai Gogol). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 12 Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. TIẾNG CƯỜI CỦA HÀI KỊCH

VĂN BẢN. NHÂN VẬT QUAN TRỌNG

I. TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Khoác lác, ảo tưởng, theo bạn, có phải là một thói tật đáng cười? Vì sao?

Đáp án chuẩn: 

Khoác lác và ảo tưởng là những thói tật thường gặp ở con người, thể hiện qua việc họ phô trương về bản thân, khả năng, thành tích hoặc sống trong những ảo tưởng không thực tế. Dù thường được nhìn nhận qua lăng kính hài hước, những thói tật này còn ẩn chứa những khía cạnh sâu sắc hơn.

Về mặt hài hước, khoác lác và ảo tưởng thường tạo nên sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động, giữa ảo tưởng và thực tế. Sự chênh lệch này tạo nên sự lố bịch và hài hước cho những người mắc phải thói tật này. Thực tế, sự thiếu tự tin có thể là nguyên nhân dẫn đến khoác lác và ảo tưởng. Khi một người không tin vào khả năng của chính mình, họ có thể phóng đại thành tích hoặc tưởng tượng ra những điều không có để bù đắp cho sự tự ti.

Tuy nhiên, khoác lác và ảo tưởng cũng phản ánh sự thiếu trung thực và thiếu nhận thức về bản thân cũng như thực tế xung quanh. Những người thường xuyên quá lời về bản thân có thể đánh mất lòng tin của người khác. Hơn nữa, sự thiếu nhận thức có thể dẫn đến những quyết định sai lầm hoặc hành động thiếu suy nghĩ, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Kết luận, khoác lác và ảo tưởng vừa có thể mang lại sự giải trí và tiếng cười, vừa có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực như mất lòng tin, quyết định sai lầm và hành động thiếu suy nghĩ. Chúng là những thói tật có thể gây cười nhưng cũng cần được nhìn nhận nghiêm túc trong bối cảnh của những ảnh hưởng tiêu cực mà chúng có thể gây ra. 

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi: Đối thoại xã giao thái quá của các nhân vật thể hiện điều gì?

Đáp án chuẩn: 

Sự phân biệt giữa các tầng lớp xã hội trong thời đại xưa. Kèm theo những hành động như cúi chào, các từ như thưa bà, tôn ông thể hiện sự phục tùng, tôn ti trật tự, đặc biệt là đối với tầng lớp trên.

Câu hỏi: Lưu ý thái độ của Khơ-lét-xta-cốp với “dân đen”, cũng như chính bản thân mình.

Đáp án chuẩn: 

Khơ-lét-xta-cốp mang theo thái độ khinh thường, hách dịch đối với “dân đen”. Ông ta gọi dân đen là “ngu dốt tối tăm”, sử dụng ngôn ngữ miệt thị, hạ thấp giá trị của người nghèo.

Đối với bản thân mình, ông lại trưng lên bộ mặt giả tạo, nói rằng mình trải qua cảm giác dễ chịu lắm nhưng trên thực tế thì vô cùng khinh thường và ghê sợ.

Câu hỏi: Khơ-lét-xta-cốp sơ ý bộc lộ thân phận thật của mình qua lời khoác lác thế nào?

Đáp án chuẩn: 

 “Không, quan vụ trưởng là bạn thân tôi đấy”, “Ở đấy đã có một viên công chức, một anh thạo việc bàn giấy, cứ cầm bút một cái xoạch, xoạch ... thảo như bay tất cả công văn cho tôi. Họ muốn cử tôi làm quan phó đoàn tuyển cử”

Câu hỏi: Chú ý sự vênh lệch của việc gắn tên tuổi Puskin với thể loại ca kịch vui.

Đáp án chuẩn: 

Puskin là đại thi hào của Nga. Các tác phẩm của ông hầu hết được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Thế nhưng, Puskin rất ít tác phẩm ca kịch vui, và hầu hết cũng không gây nhiều tiếng vang lớn với địa hạt văn học này. Việc gắn tên tuổi Puskin vào ca kịch vui thể hiện sự thiếu hiểu biết cũng như khoác lác của tên Khơ-lét-xta-cốp.

Câu hỏi: Khơ-lét-xta-cốp đã bộc lộ thực chất trình độ hiểu biết văn chương của mình như thế nào?

Đáp án chuẩn: 

Hắn đã khoe rằng tất cả những tác phẩm kí tên nam tước Brăm-bê-út, Chiến hạm Hi vọng, Điện tín Mát-xco-va (Moskva), Iu-ri Miu-lốt-xlap-ki,.. tất cả đều do hắn viết. Tuy nhiên hắn không hề biết rằng, Điện tín Moskva là tên một cuốn tạp chí, tất cả điều ấy đã thể hiện hắn là một người ngu dốt, khoác loác, không biết chút gì về văn chương.

Câu hỏi: Chú ý lời thoại của các nhân vật tố cáo lẫn nhau.

Đáp án chuẩn: 

Các lời thoại nhân vật tố cáo nhau vô tình bộc lộ ra những lỗ hổng trong lời nói dối của Khơ-lét-xta-cốp. Tuy vậy, An-na An-đờ-rê-ép-na cũng là kẻ thiển cận về văn chương, biết chút ít về văn chương nên Khơ lét xta cốp cũng từ đó có thể bào chữa được cho lời nói dối của chính mình.

Câu hỏi: Qua lời khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp, có thể nhận ra điều gì về các hoạt động được giới thượng lưu quan tâm.

Đáp án chuẩn: 

Món ăn xa xỉ và chế biến công phu, khiêu vũ, chơi bài, ..

Câu hỏi: Vì sao Khơ-lét-xta-cốp càng nói càng hăng?

Đáp án chuẩn: 

Vì khi hẳn nói khoác, hắn muốn khẳng định bản thân với người khác. Việc nói khoác khiến hắn có thể nổi bật và thu hút sự chú ý của mọi người.

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Dựa vào phần tóm tắt hài kịch Quan thanh tra, hãy xác định tình huống hiểu lầm của vở kịch.

Đáp án chuẩn: 

Khlet-xta- cốp bị hiểu lầm là  quan thanh tra làm cho quan lại địa phương tưởng anh là  quan thanh tra và ra sức đối đãi, mời chào, đút lót lấy lòng. Tuy nhiên anh ta cũng không hề giải thích, từ chối mà cũng ngầm hưởng thụ việc mình là một quan thanh tra.

Câu 2: Đối chiếu hoàn cảnh thực tế của Khơ-lét-xta-cốp (qua phần tóm tắt hồi II của vở kịch với cuộc sống thượng lưu mà nhân vật khoa khoang trong đoạn trích, hãy lí giải nhân vật này đáng cười ở điểm nào

Đáp án chuẩn: 

Khơ lét xta cốp trước kia là một tên nghèo kiết xác, không có đủ tiền để ở trọ, trốn chui trốn lủi từ thành phố đến khi về quê. Là một kẻ nghiện bài bạc, hết tiền, đói khát.

Còn với những lời khoe khoang trong đoạn trích, hắn lại luôn tỏ vẻ mình là người giàu có, học thức, làm việc với các quan chức cấp cao và luôn sống với cuộc sống đủ đầy.

Việc đáng cưới chính là sự khoác lác quá đà của Khơ lét xta cốp.

Câu 3: Thị trưởng cùng viện kiểm học Lu- ca Lu-kích, trưởng viện tế bẩn Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích thể hiện thái độ thế nào trước sự khoác lác, ra oai của Kho-lét-xta-cốp? Vì sao?

Đáp án chuẩn: 

Thị trưởng, viện trưởng thể hiện thái độ khúm núm, tôn trọng và sợ hãi đối với sự khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp.

Câu 4: Nhân vật An-na An-Đrê-ép-na và Ma-ri-a An-tô-nốp-na đóng vai trò gì?

Đáp án chuẩn: 

Đâu là 2 người vô tình vạch trần ra lời nói khoác loác của Khơ-lét-xta-cốp; thế nhưng nhờ sự hiểu biết vụn vặt của Anna mà lời nói dối ấy có thể bưng bít một cách dễ dàng.

Câu 5: Xác định các thủ pháp trào phúng được tác giả sử dụng trong đoạn trích. Phân tích một thủ pháp nổi bật trong số đó.

Đáp án chuẩn: 

Châm biếm: Gogol thông qua lời nói của các nhân vật để châm biếm, mỉa mai một xã hội quyền lực che mờ lý trí.

Phóng đại: Tác giả phóng đại những lời nói khoác lác của Khơ lét xta cốp.

Ngụy trang: Bản chất thật của các nhân vật được che giấu bằng những lời ngụy trang.

So sánh tương phản: Sự tương phản giữa các yếu tố được sử dụng để tăng tính trào phúng. Những hình ảnh trước và sau của Khơ lét xta cốp hiện lên khiến người ta không khỏi bật cười.

Phân tích:

Gogol sử dụng lời thoại châm biếm, hành động mỉa mai để vạch trần thói tham lam, hối lộ của các quan chức. Không thông qua quá nhiều lời văn dẫn, Go gol sử dụng lời nói khoác lác của Khơ lét xta cốp, những hiểu biết rơi vãi nhỏ nhặt của Anna, những hành động khúm núm của thị trưởng để vạch trần bộ mặt xã hội kém hiểu biết, tiền quyền làm chủ , đồng thời mang đến tiếng cười chua cay cho người đọc.

Câu 6: Qua việc đọc đoạn trích Nhân vật quan trọng và phần tóm tắt hài kịch Quan thanh tra, hãy nêu những điểm đặc sắc về xung đột và kết cấu của vở kịch.

Đáp án chuẩn: 

Cuộc xung đột chính của vở kich chính là sự đối lập giữa sự trung thực và lừa dối. Sự trung thực không chỉ của Khơ lét xta cốp, mà còn là của dân làng, thị trưởng nữa. Dân làng thì khoác lác, bưng bít, bợ đỡ. Còn Khơ lét xta cốp thì khoác lác về đời sống không có thật của mình. Điều ấy tạo nên sự đặc sắc trong xung đột kịch, thể hiện sự lố bịch trong một xã hội chạy theo những điều phù phiếm.

ở kịch có kết cấu chặt chẽ, logic.

Mở đầu: Tin đồn về một quan thanh tra sắp đến thị trấn.

Thân kịch:

Khơ lét xta cốp đến thị trấn và được mọi người nhầm tưởng là quan thanh tra.

Khơ lét xta cốp lợi dụng sự nhầm lẫn để trục lợi cá nhân cũng như khoác loác.

Các quan chức trong thị trấn lo sợ, tìm cách hối lộ Khơ lét xta cốp.

Kết thúc: Quan thanh tra thật sự đến thị trấn, kẻ khoác lác bỏ trốn, các quan chức bị phanh phui tội lỗi.

Nhờ những điểm đặc sắc về xung đột và kết cấu, "Quan thanh tra" trở thành một vở hài kịch trào phúng xuất sắc, có giá trị tố cáo hiện thực và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Câu 7: Theo bạn, thói Khơ-lét-xta-cốp bắt nguồn từ đâu và có thể gây ra những hậu quả gì? Nêu suy nghĩ của bạn về nhận định của Gogol: “ít ai tránh được việc trở nên giống Khơ-lét-xta-cốp, dù chỉ một lần trong đời”

Đáp án chuẩn: 

Thói Khơ-lét-xta-cốp, hay thói khoác lác và khoe khoang về bản thân, là một thói xấu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như thiếu tự tin, mong muốn được đánh giá cao, thiếu hiểu biết về giá trị thực sự, hoặc áp lực xã hội. Thói xấu này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, bao gồm mất lòng tin, gây hại cho danh tiếng, lãng phí thời gian và tiền bạc, và thậm chí là tổn hại cho bản thân.

Nhận định của Gogol rằng "ít ai tránh được việc trở nên giống Khơ-lét-xta-cốp, dù chỉ một lần trong đời" có phần đúng. Trong cuộc sống, ai cũng có thể có lúc khoe khoang về bản thân, dù là vô tình hay cố ý. Tuy nhiên, mức độ và tần suất của sự khoe khoang có thể khác nhau.

Quan trọng là chúng ta cần ý thức được hậu quả của thói Khơ-lét-xta-cốp và cố gắng hạn chế nó. Thay vì khoe khoang về những gì mình không có, hãy tập trung vào việc phát triển bản thân, rèn luyện nhân cách và đạt được những thành tựu thực sự. Bằng cách đó, chúng ta có thể tránh trở thành một Khơ-lét-xta-cốp thực thụ và sống một cuộc sống chân thực và ý nghĩa.

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về cách khắc phục “thói Khơ-lét-xta-cốp”.

Đáp án chuẩn: 

“Thói Khơ-lét-xta-cốp,” hay thói khoác lác và khoe khoang về bản thân, là một thói xấu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và mang lại hậu quả tiêu cực đáng kể. Để khắc phục thói xấu này, mỗi cá nhân cần phải có ý thức và nỗ lực thay đổi.

Bước đầu tiên là nhận thức rõ tác hại của “thói Khơ-lét-xta-cốp.” Khi hiểu được những hậu quả như mất lòng tin, gây hại cho danh tiếng, lãng phí thời gian và tiền bạc, thậm chí tổn hại cho chính bản thân, chúng ta sẽ có động lực để thay đổi.

Tiếp theo, thay vì khoe khoang về những điều mình không có, hãy tập trung vào việc phát triển bản thân một cách thực sự. Dành thời gian để trau dồi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện nhân cách và đạo đức sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Học cách khiêm tốn và cầu tiến, thừa nhận thiếu sót của bản thân và sẵn sàng học hỏi từ người khác là những phẩm chất quan trọng để đạt được sự tôn trọng và thành công.

Cuối cùng, hãy tạo dựng một môi trường sống lành mạnh. Tránh xa những người có thói khoe khoang và tìm kiếm những người bạn chân thành, biết động viên và giúp đỡ nhau phát triển.

Bằng cách nỗ lực thay đổi bản thân và xây dựng môi trường tích cực, mỗi cá nhân có thể hoàn toàn vượt qua “thói Khơ-lét-xta-cốp” và hướng đến những giá trị thực sự trong cuộc sống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác