Đáp án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Đáp án bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 12 Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 1. KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN

Câu 1: Nêu cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm

Đáp án chuẩn:

Viết về cùng đề tài, tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể.

Câu 2: Nêu mục đích của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

Đáp án chuẩn:

Sự giống và khác nhau giữa đề tài, cảm hứng của hai tác giả- tác phẩm.

Câu 3: Trình bày luận điểm khái quát về nét chung của hai tác phẩm.

Đáp án chuẩn:

Đều viết vào thời gian kháng chiến chống Mỹ.

Câu 4: Trình bày luận điểm khái quát về nét chung của hai tác phẩm.

Đáp án chuẩn:

- Xuất xứ: Mảnh trăng cuối rừng thuộc tập Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu; truyện Những đứa con trong gia đình thuộc Truyện và kí của Nguyễn Thi.

- Bối cảnh: hai truyện đều viết trong bối cảnh chống đế quốc Mỹ.

- Cốt truyện: Mảnh trăng cuối rừng kể về câu chuyện tình yêu trong thời chiến còn Những đứa con trong gia đình kể về câu chuyện tình cảm gia đình.

Câu 5: Thông tin khái quát về Mảnh trăng cuối rừng.

Đáp án chuẩn:

Mánh trăng cuối rừng được in vào sách lần đầu năm 1970, trong tập Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu. Truyện gồm một câu chuyện “khung” được kể từ ngôi thứ ba và câu chuyện chính được kể từ ngôi thứ nhất xưng “tôi” của nhân vật Lãm.

Câu 6: Thông tin khái quát về Những đứa con trong gia đình.

Đáp án chuẩn:

Đọc truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (in lần đầu trong tập Truyện và kí, xuất bản năm 1969, được viết trong bối cảnh chống đế quốc Mỹ;  kể về câu chuyện tình cảm gia đình.

Câu 7: Phân tích cụ thể điểm tương đồng giữa hai tác phẩm: tính chất của sự miêu tả và cảm hứng sáng tác.

Đáp án chuẩn:

Đều cố gắng làm sáng tỏ chủ nghĩa anh hùng bao trùm đời sống tinh thần của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến.

Câu 8: Phân tích nét riêng trong cách viết của từng tác phẩm - một vấn đề quan trọng cho thấy sự đa dạng của văn xuôi cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.

Đáp án chuẩn: 

Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Thi thể hiện hai cách tiếp cận khác nhau trong việc tổ chức tác phẩm và truyền đạt thông điệp:

Nguyễn Minh Châu thường chọn phương pháp tổ chức tác phẩm theo kiểu luận đề, với các nhân vật trực tiếp phát biểu những quan điểm chính trị hoặc ý thức hệ một cách rõ ràng. Điều này giúp tạo ra một cái nhìn thẳng thắn và trực tiếp về các vấn đề xã hội và chính trị.

Nguyễn Thi, ngược lại, chú trọng vào việc chọn lọc và mô tả các chi tiết hiện thực như cuốn sổ gia đình, bàn thờ người mẹ, và các cuộc đối thoại của trẻ con để từ đó người đọc có thể tự suy ngẫm và tìm ra nguồn gốc của các hành động của nhân vật. Những nét đặc trưng của cảnh sắc và con người miền Tây Nam Bộ cũng được Nguyễn Thi tái hiện một cách sống động, giúp người đọc dễ dàng nhận diện và cảm nhận không khí của vùng đất này.

Câu 9: Kết luận chung về giá trị của các tác phẩm và gợi mở cách nhìn nhận phù hợp về văn học của một gia đoạn đã qua.

Đáp án chuẩn:

Đây là những sáng tác mang dấu ấn thời đại rõ nét.

YÊU CẦU SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Cơ sở của việc lựa chọn so sánh hai tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng và Những đứa con trong gia đình là gì?

Đáp án chuẩn:

Đề tài, thời điểm sáng tác.

Câu 2: Tác giả bài viết đã xác định mục đích so sánh hai tác phẩm như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Mục đích: Sự thống nhất trong cảm hứng của hai nhà thơ, đồng thời thể hiện được những phong cách, dấu ấn riêng của hai nhà thơ.

Câu 3: Các phương diện cơ bản nào của hai tác phẩm đã được đưa ra so sánh?

Đáp án chuẩn:

Tính chất của sự miêu tả và cảm hứng sáng tác, nét riêng trong cách viết của từng tác phẩm.

Câu 4: Đánh giá nào về đặc điểm, giá trị của từng tác phẩm được nảy sinh trên cơ sở so sánh?

Đáp án chuẩn: 

Hai tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Thi đều phản ánh sự sáng tạo và cá tính riêng biệt của từng nhà văn, điều này làm nổi bật sự đa dạng trong nền văn học hướng về nhân dân. Sự đa dạng này không chỉ thể hiện trong phong cách và cách tiếp cận của các tác giả, mà còn trong cách họ thể hiện trách nhiệm xã hội của người viết. Nguyễn Minh Châu sử dụng phương pháp luận đề, để truyền đạt quan điểm chính trị và xã hội một cách trực tiếp. Trong khi đó, Nguyễn Thi lại lựa chọn việc mô tả chi tiết hiện thực và những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ để người đọc tự rút ra bài học và cảm nhận sâu sắc hơn về thực tế xã hội.

Cả hai cách tiếp cận này đều góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn học, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề xã hội và nhân văn, đồng thời làm nổi bật trách nhiệm của nhà văn trong việc phản ánh và phê phán hiện thực.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác