Video giảng Toán 10 chân trời bài 2: Xác suất của biến cố
Video giảng Toán 10 chân trời bài 2: Xác suất của biến cố. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ (2 TIẾT)
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tính được xác suất của biến cố trong một số bài toán đơn giản bằng phương pháp tổ hợp (trường hợp xác suất phân bố đều).
- Tính được xác suất trong một số thí nghiệm lặp bằng cách sử dụng sơ đồ hình cây (ví dụ: tung xúc xắc hai lần, tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trong hai lần tung bằng 7,..).
- Mô tả được các tính chất cơ bản của xác suất.
- Nhận biết được khái niệm biến cố đối và tính được xác suất của biến cố đối.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau:
Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 viên bi từ một hộp có chứa 5 bi xanh và 5 bi đỏ có cùng kích thước và trọng lượng. Biến cố lấy được 2 viên bi cùng màu hay 2 viên bi khác màu có khả năng xảy ra cao hơn?
Em hãy tính xác suất để lấy được 2 viên bi cùng màu, 2 viên bi khác màu. Khả năng lấy được 2 viên cùng màu hay 2 viên khác màu xảy ra cao hơn?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Xác suất của biến cố
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Nêu khái niệm và công thức tính xác suất biến cố.
- Ý nghĩa của xác suất biến cố.
- Xác suất của biến cố nằm trong khoảng nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Khái niệm: Giả sử một phép thử có không gian mẫu gồm hữu hạn các kết quả có cùng khả năng xảy ra và A là một biến cố.
- Công thức tính: Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu là P(A), được xác định bởi công thức:
PA=n(A)n(Ω)
Trong đó: n(A) và n(Ω) lần lượt kí hiệu số phần tử của tập A và
- Xác suất của mỗi biến cố đo lường khả năng xảy ra của biến cố đó. Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng gần 1.
- Với mọi biến cố A, 0 P(A) 1
Nội dung 2: Tính xác suất bằng sơ đồ hình cây
Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
+ Chúng ta đã sử dụng phương pháp sơ đồ hình cây để làm gì?
+ GV giới thiệu thêm ứng dụng của sơ đồ hình cây.
- GV cho HS làm ví dụ 3 với những gợi ý:
+ HS Vẽ được sơ đồ hình cây.
+ Từ sơ đồ hình cây xác định số phần tử của không gian mẫu và biến cố.
Sản phẩm dự kiến:
- Trong chương VIII, chúng ta đã làm quen với phương pháp sử dụng sơ đồ hình cây để liệt kê kết quả củ một thí nghiệm.
- Ta cũng có thể sử dụng sơ đồ hình cây để tính xác suất.
- Sơ đồ hình cây:
- Cuối cùng tính được P(A) = 26 = 13
………..
Nội dung video bài 2: Xác suất của biến cố còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.