Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức

Đầy đủ bài giảng điện tử môn toán 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint này dùng để trình chiếu khi dạy online hoặc trình chiếu lên tivi, máy chiếu. Bộ giáo án do nhóm thầy cô tech12h kết hợp kenhgiaovien cùng biên soạn. Hiện đại, cuốn hút, nhiều hình ảnh sinh động nhằm tạo cảm giác thích học cho học sinh. Đó là các tiêu chí mà bộ giáo án hướng đến

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức

Xem video về:Tải bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án toán THCS kết nối tri thức

1. Về Bộ sách:

  • Toán 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - Sách do Hà Huy Khoái làm tổng chủ biên, Nguyễn Huy Đan (chủ biên). Cùng các cộng sự Nguyễn Cao Cường - Trần Mạnh Cường - Doãn Minh Cường - Sĩ Đức Quang - Lưu Bá Thắng.

2. Giáo án powerpoint bao gồm đủ các bài trong âm nhạc 6 - kết nối

Bài 1: tập hợp
Bài 2: cách ghi số tự nhiên
Bài 3: thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Bài 4: phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Bài 5: phép nhân và phép chia số tự nhiê
Bài 7 : luyện tập chung
Bài 6: lũy thừa với số mũ tự nhiên ( 2 tiết )
Bài 7: thứ tự thực hiện các phép tính
Bài : luyện tập chung và ôn tập chương


Bài : quan hệ chia hết và tính chất
Bài : dấu hiệu chia hết
Bài : số nguyên tố
Bài : luyện tập chung
Bài : ước chung, ước chung lớn nhất
Bài 12: bội chung, bội chung nhỏ nhất
Bài: bài tập cuối chương ii
Bài 13: tập hợp các số nguyên
Bài 14: phép cộng và phép trừ số nguyên
Bài 15: quy tắc dấu ngoặc
Bài : luyện tập chung
Bài 16: phép nhân số nguyên


Bài 17: phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
Bài : luyện tập chung
Bài: bài tập cuối chương iii
Bài 18: hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều.
Bài : luyện tập chung
Bài : ôn tập chương v
Bài : tấm thiệp và phòng học của em
Bài : vẽ hình đơn giản với phần mềm geogebra
Bài : sử dụng máy tính cầm tay


Bài 23: mở rộng phân số. Phân số bằng nhau
Bài 24: so sánh hai phân số hỗn số dương
Bài: luyện tập chung
Bài 25: phép cộng và phép trừ phân số
Bài 26: phép nhân và phép chia
Bài 27: hai bài toán về phân số
Bài: luyện tập chung
Bài: bài tập cuối chương vi
Bài 28: số thập phân


Bài 29: tính toán với số thập phân
Bài 30: làm tròn và ước lượng
Bài 31: một số bài toán về tỉ số phần trăm
Bài: luyện tập chung
Bài: ôn tập chương vii
Bài 32: điểm và đường thẳng
Bài 33: điểm nằm giữa hai điểm .tia
Bài 34: đoạn thẳng – độ dài đoạn thẳng


Bài 35: trung điểm của đoạn thẳng
Bài: luyện tập chung
Bài 36: góc
Bài 37: số đo góc
Bài: luyệntập chung
Bài: luyệntập chương viii
Bài 38: dữ liệu và thu thập dữ liệu
Bài 39: bảng thống kê và biểu đồ tranh


Bài 40: biểu đồ cột
Bài 41: biểu đồ cột kép 222
Bài: luyện tập chung - em sẽ làm gì trong tương lai
Bài 42: kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
Bài 43: xác xuất thực ngiệm
Bài: bài tập cuối chương ix
Bài: kế hoạch chí tiêu cá nhân và gia đình

3. Giáo án word bài





Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

CHƯƠNG I: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

TIẾT 1 - §1: TẬP HỢP

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết: + Một tập hợp và các phần tử của nó.

+ Tập các số tự nhiên ( ) và tập các số tự nhiên khác 0 ( ­*­)

- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “” , “”)

- Hiểu và trình bày được cách mô tả hay viết một tập hợp.

  1. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

+ Sử dụng được các cách mô tả ( cách viết) một tập hợp.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén..)

2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.

SOẠN TOÁN 6 KNTT ĐẦY ĐỦ:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày.
  3. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
  4. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm các con cá vàng trong bể”, “ tập hợp học sinh lớp 6a2”... và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”

SOẠN GIÁO TOÁN 7 KNTT CHI TIẾT:

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp

  1. a) Mục tiêu:

+ Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình ảnh trực quan về tập hợp .

+ Nhớ lại cách sử dụng các kí hiệu “” và “”.

+ Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp.

  1. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm:

+ HS nêu được ví dụ về tập hợp và hiểu được các phần tử trong tập hợp.

+ HS viết được kí hiệu phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp.

+ HS hoàn thành được phần Luyện tập 1.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS quan sát Hình 1.3 SGK-tr6:

* Tập hợp M gồm các phần tử nào?

+ GV ví dụ về 1 tập hợp B gồm các chữ cái viết thường trong tiếng việt và nêu những phần tử của tập hợp B.

+ GV tổng kết và giới thiệu kí hiệu về tập hợp và phần tử của tập hợp.

* Em hãy tìm ví dụ về tập hợp và chỉ ra các phần tử thuộc tập hợp.

* Quan sát lại H1.3 SGK- tr6, em có nhận xét gì về số 7 và tập hợp M?

* HS hoàn thành Luyện tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe.

+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tập hợp và phần tử của tập hợp.

1. Tập hợp và phần tử của tập hợp

- Một tập hợp ( tập ) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

+ x là một phần tử của tập A

KH: x A

+ y không là phần tử của tập A.

KH: y A

 

SOẠN TOÁN 8 KNTT KHÁC:

Hoạt động 2: Mô tả một tập hợp

  1. a) Mục tiêu:

+ HS biết và sử dụng được hai cách mô tả ( viết) một tập hợp.

+ Giới thiệu kí hiệu tập hợp số tự nhiên ( ) và tập các số tự nhiên khác 0 ( ­*­)

+ Củng cố cách viết các kí hiệu “” và “”.

  1. b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
  2. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV giảng và nêu yêu cầu:

Mô tả tập hợp là cho biết cách xác định các phần tử của tập hợp đó.

* Quan sát H1.4, tập hợp P gồm những phần tử nào?

+ GV phân tích: Ta biểu diễn tập hợp P bằng cách liệt kê các phần tử theo 2 cách như sau:

+ Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

P = {0; 1; 2; 3 ; 4; 5}

Lưu ý viết các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc { } theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

+ Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

P = { n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 6}

* GV cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận ?.SGK-tr7

+ GV chú ý thêm cho HS:

1. là tập hợp số tự nhiên 0; 1; 2; 3;... Ta có thể viết tập như sau: = { 0; 1; 2; 3;...}.

2. Viết n có nghĩa n là một số tự nhiên. Chẳng hạn, tập P các số tự nhiên nhỏ hơn 6 có thể viết là:

P = { n | n , n < 6}

hoặc P = {n , n < 6}

3. Ta dùng kí hiệu ­* để chỉ tập hợp các số tự nhiên khác 0, nghĩa là ­* = { 1; 2; 3; ...}

* HS áp dụng kiến thức hoạt động cá nhân hàon thành Luyện tập 2 và Luyện tập 3.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu và phần luyện tập

+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu.

+ Ứng với mỗi phần luyện tập, một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Mô tả một tập hợp

- Có hai cách mô tả một tập hợp

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp:

Các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc { } theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

VD: P = {0; 1; 2; 3 ; 4; 5}

Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

VD: P = { n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 6}

?. Bạn Nam viết sai vì phần tử A, phần tử N đã được viết 2 lần.

Luyện tập 2:

A = { 0; 1; 2; 3; 4}

B = { 1; 2; 3; 4}

 

Luyện tập 3:

M = { 7; 8; 9; 10}

a) 5 M ; 9 M

 

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
  3. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
  4. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1.1 ; 1.2 ; 1.3 SGK - tr7

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án

Bài 1.1: A = { a; b; c; x; y } và B = { b; d; y; t; u; v }

a A ; a B

b A ; b B

x A ; x B

u A ; u B

Bài 1.2 : U = { x |x chia hết cho 3}

U = {0; 3; 6; 9; 12; ...}

3 U

5 U

6 U

0 U

7 U.

Bài 1.3 :

  1. K ={ 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }
  2. D = { Tháng Tư, Tháng Tháng Sáu ; Tháng Chín ; Tháng Mười Một}
  3. M = { Đ ; I ; Ê ; N ; B ; P ; H ; U}

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh
  4. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV treo bảng phụ lên bảng hoặc trình chiếu Slide, GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ

Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?

  1. A = [1; 2; 3; 4]
  2. A = (1; 2; 3; 4)
  3. A = 1; 2; 3; 4
  4. A = {1; 2; 3; 4}

Câu 2: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?

  1. 2 ∈ B
  2. 5 ∈ B
  3. 1 ∉ B
  4. 6 ∈ B

Câu 3: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

A = {6; 7; 8; 9}

  1. A = {5; 6; 7; 8; 9}
  2. A = {6; 7; 8; 9; 10}
  3. A = {6; 7; 8}

Câu 4: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH”

  1. P = {H; O; C; S; I; N; H}
  2. P = {H; O; C; S; I; N}
  3. P = {H; C; S; I; N}
  4. P = {H; O; C; H; I; N}

Câu 5: Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng

  1. A = {x|15 < x < 19}
  2. A = {x|15 < x < 20}
  3. A = {x|16 < x < 20}
  4. A = {x|15 < x ≤ 20}

- HS tính toán nhanh và trả lời câu hỏi

Đáp án : 1- D, 2 – D, 3 – A, 4 – B, 5 – D

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Phương pháp hỏi đáp

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

- Hình ảnh trong phần «Hoạt động khởi động » :

Tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa

Tập hợp các con cá vàng trong bể

Tập hợp học sinh lớp 6a2

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Tự lấy được hai ví dụ về tập hợp và chỉ ra phần tử của tập hợp; Hiểu và ghi nhớ hai cách viết một tập hợp.

- Vận dụng hoàn thành các bài tập: 1.31-SGK-tr20; bài 1.41.5- SGKtr8.

- Chuẩn bị bài mới “ Cách ghi số tự nhiên

Thông tin:

  • Tài liệu tải về là các bài giảng điện tử. Đầy đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
  • Bài giảng được soạn cẩn thận, sinh động
  • Bài giảng được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí

Phí giáo án:

  • 400k/học kì
  • 450k/cả năm

Cách tải giáo án:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Bài giảng điện tử toán 6 kết nối tri thức, giáo án PowerPoint toán 6 kết nối tri thức, tải giáo án điện tử toán 6 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác