Tải bài giảng điện tử sinh học 6 chân trời sáng tạo
Đầy đủ bài giảng điện tử môn sinh học 6 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint này dùng để trình chiếu khi dạy online hoặc trình chiếu lên tivi, máy chiếu. Bộ giáo án do nhóm thầy cô tech12h kết hợp kenhgiaovien cùng biên soạn. Hiện đại, cuốn hút, nhiều hình ảnh sinh động nhằm tạo cảm giác thích học cho học sinh. Đó là các tiêu chí mà bộ giáo án hướng đến
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Tải bài giảng điện tử sinh học 6 chân trời sáng tạo
Đầy đủ Giáo án sinh học THCS chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử sinh học 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
- Bài giảng Powerpoint sinh học 7 chân trời sáng tạo
- Tải GA word sinh học 7 chân trời sáng tạo
- Tải bài giảng điện tử sinh học 6 chân trời sáng tạo
1. VỀ BỘ SÁCH:
- Sinh học là môn học nằm trong bộ sách Khoa học tự nhiên 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách do Cao Cự Giác (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên). Cùng các cộng sự Phạm Thị Hương - Trần Thị Kim Ngân - Nguyễn Thị Nhị - Trần Ngọc Thắng.
2.GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG SINH HỌC 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề 6: tế bào- đơn vị cơ sở của sự sống
- Bài 17: tế bào
- Bài 18: thực hành quan sát tế bào sinh vật
- Ôn tập chủ đề 6
Chủ đề 7: từ tế bào đến cơ thể
- Bài 19: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Bài 20: các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
- Bài 21: thực hành quan sát sinh vật (2 tiết)
Chủ đề 8: đa dạng thế giới sống
- Bài 22: phân loại thế giới sống
- Bài 23: thực hành xây dựng khó lưỡng phân
- Bài 24: virus
- Bài 25: vi khuẩn
- Bài 26: thực hành quan sát vi khuẩn tìm hiểu các bước làm sữa chua
- Bài 27: nguyên sinh vật
- Bài 28: nấm
- Bài 29: thực vật
- Bài 30: thực hành phân loại thực vật
- Bài 31: động vật
- Bài 32: thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên ( 1 tiết)
- Bài 33: đa dạng sinh học
- Bài 34: tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- Ôn tập chủ đề 8
3. GIÁO ÁN WORD BÀI
Ngày soạn:.../..../.....
Ngày dạy: :.../..../.....
BÀI 24: VIRUS
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
- Mô tả được hình dạng và cầu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất đi truyền, lớp vỏ protein). Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào.
- Nêu được vai trò của virus trong thực tiến. Tình bày được một số bệnh do virus gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống bệnh do virus.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và của nhóm khi tìm hiểu về virus
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về virus, các bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Giải thích được một số bệnh do virus gây ra trong thực tiễn dựa trên kiến thức đã học.
- Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus; Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào, Nêu được một số vai trò của virus trong thực tiễn và một số bệnh do virus gây ra; Trình bày được một số biện pháp phòng chồng bệnh do virus
- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do virus gây nên; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh đo virus gây nên và cách phòng chống đế tuyên truyền, phổ biến về bệnh đo virus.
- Vận dụng kiến thức, kí năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để phòng chống các bệnh do virus gây ra.
- Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng thông qua hiểu biết về bệnh do virus.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên: hình ảnh, tranh SGK, máy chiếu, slide thuyết trình,....
2 . Đối với học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Thế giới đã trài qua sự bùng phát nhiều đại dịch lớn, dịch Ebola naem 2014 ở Tây Phi, đại dịch cúng H1N1 năm 2009 ( hay còn gọi là cúm lợn). Năm 2019 là đại dịch Covid 19 gây nguy hiểm cho cộng đồng. Vậy đối tương gây nên đại dịch đó là gì? Chúng ta cần làm gì để chống đại dịch đó? |
GV dẫn dắt: Bài học 24 Virus này hôn nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus, nêu được vai trò của virus và những biện pháp phòng tránh bệnh do virus gây ra
SOẠN GIÁO ÁN SINH HỌC 7 CTST CHI TIẾT:
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- ĐẶC ĐIỂM VIRUS
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo virus
- Mục tiêu: HS nhận biết được sự tồn tạo của viếu xung quanh chúng ta, nêu được các đại diện, mô tả được hình dạng và các thành phần cáo tại nên virus
- Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giới thiệu hình 24.1,24.2 trong SGK, có thể chuẩn bị bộ ảnh về các dạng virus khác nhau và cấu tạo các loại virus, sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật hỏi- đáp hưỡng dẫn HS hoạt động cặp đôi, gợi ý và định hướng cho SH thảo luận các câu hỏi thảo luận SGK: 1. Nhận xét về hình dạng của một số virus trong hình 24.1 2. Quan sát hình 24.2, nêu cấu tạo của virus. Cấu tạo của virus có gì khác so với cấu tạo của tế bào sinh vật nhân sơ và nhân thực mà em đã được học? Sau khi HS trả lời, GV đưa ra câu hỏi củng cố: + Tại sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK. | 1. Đặc điểm virus a. Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo virus - Virus có 3 dạng đặc trưng: + Dạng xoắn: virus khảm thuốc lá, virus dại + Dạng hình khối: virus cảm, virus viêm kết mạc + Dạng hỗn hợp: thực khuẩn thể (phage) - Virus có cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài. Virus không có các thành phần cấu tạo giống với tế bào nhân sơ và nhân thực Virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc chưa có cấu tạo tế bào, không có các thành phần chính của một tế bào điển hình, nên khi ra khỏi tế bào chủ, virus tồn tại như một vật không sống. |
- VAI TRÒ CỦA VIRUS
Hoạt động 2: Tìm hiểu lợi ích của virus
- a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về vai trò của virus trong thực tiễn
- Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ để tìm hiểu về vai trò của virus trong thực tiễn. Qua đó, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK. 3. Tìm hiểu thông tin và cho biết ứng dụng của virus trong thực tiễn. Sau khi HS trả lời, GV đưa ra câu hỏi củng cố: *Thuốc trừ sâu có nguồn góc từ virus có ưu điểm gì so với thuốc trừ sâu hoá học? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình trả lời câu hỏi 3 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Một Hs trả lời, các học sinh ghi lại kiến thức trọng tâm vào vở - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | 2. Vai trò của virus a. Tìm hiểu lợi ích của virus + Virus được ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vaccine, ...). Trong nông nghiệp, virus được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu. Ngoài ra, virus còn được sử đụng nhiều trong nghiên cứu. + Thuốc trừ sâu từ virus không gây hại cho môi trường, con người và các sinh vật khác, có ưu điểm là tác dụng mạnh, lâu dài lên sâu bọ, bảo vệ môi trường, giảm thiểu độc hại và tồn dư trên sản phẩm và trong đất sơ với thuốc trừ sâu hoá học. |
CÁC TÀI LIỆU SINH HỌC 8 CTST CHẤT LƯỢNG:
Hoạt động 3: Tìm hiểu bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống
- Mục tiêu: HS tìm hiểu về một số bệnh phổ biến, biểu hiện, cách phòng chống bệnh do virus gây ra.
- Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
- Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến | |||||||||||||||
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV sử dụng phương pháp dạy trực quan kết hợp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, yêu cầu H5 tìm hiểu về bệnh do virus. Qua đó, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK. 4. Quan sát hình 24.3, 24.4, 24.5, 24.6 và hoàn thiện bảng theo mẫu sgk 5. Từ thông tin gợi ý trong hình 24.7, hãy cho bioeets virus có thể lây truyền qua những con đường nào? 6. hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra Sau khi HS trả lời, GV đưa ra câu hỏi củng cố: Corona virus 2019 ( 2019-nCoV) là một loại virus gât viêm đường hô hấp cấp ở người và có thể lây từ người này sang người khác. Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus corona gây nên - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 4,5,6 và câu hỏi củng cố - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK. | b. Tìm hiểu bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống Virus xâm nhập vào cơ thể bằng con đường tiếp xúc thông qua hô hấp hoặc qua truyền màu, từ mẹ sang con, tiêm chích, ma túy, dùng chung bơm, kim tiêu, quan hệ tình dục,…..
Để phòng chống bệnh cho virus gây nên chúng ta phải ngăn chặn các con đường truyền bệnh, tiêm vaccine phòng bệnh,…. VD: Biện pháp phòng bệnh do 2019 nCoV gây nên: cách li hoàn toàn người bệnh, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, ...
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
- Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm : HS làm các bài tập
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :
Câu 1: Căn cứ vào đặc điêm cấu tạo của virus, theo em, virus có phải là một cơ thể sống không? Vì sao?
Câu 2: Có bạn nói rằng:” Virus chỉ có hại mà không có ích lợi gì cho con người”. Em có đồng ý với quan điểm của bạn không? Tại sao?
Câu 3: Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh cúm do virus cúm gây ra ở người.
- HS trình bày câu trả lời trước lớp:
Câu 1. Virus chưa được xem là một cơ thể sống vì chưa có cấu tạo tế bào. Chúng không thể tổn tại độc lập mà sống kí sinh nội bào bắt buộc trong các tế bào sống khác.
Câu 2. Quan điểm này chưa chính xác vì bên cạnh bệnh do virus gây nền, virus đã được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ cho đời sống như sản xuất kháng thể, sản xuất thuốc trử sâu sinh học, sử dụng trong nghiên cứu của các nhà khoa học.
Câu 3. Một số biện pháp phòng bệnh cúm ở người:
+ Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
+ Không tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: người bị cúm, động vật nhiễm virus cúm,…
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người có nguy cơ lây bệnh
- GV nhận xét , đánh giá
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
- Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm : HS làm các bài tập
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:
Đóng vai một tuyên truyền viên, em hãy vẽ một bức tranh để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh do virus gây ra.
HS về nhà làm áp phích theo nhóm, buổi học sau sử dụng kĩ thuật phòng tranh để khởi động bài mới thông qua triển lãm tranh và thuyết trình nhanh về áp phích của các nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
………………………………………………………………………………………………
Thông tin:
- Tài liệu tải về là các bài giảng điện tử. Đầy đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
- Bài giảng được soạn cẩn thận, sinh động
- Bài giảng được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí
Phí giáo án:
- 300k/học kì
- 400k/cả năm
Cách tải bài giảng:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án