Giáo án công dân 6 Kết nối tri thức

Giáo án Giáo dục công dân 6 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên tech12h và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Cùng hệ thống với: baivan.net - Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Xem video về:Giáo án công dân 6 Kết nối tri thức

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 5: TỰ LẬP ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS có thể:
  • Nêu được khái niệm tự lập
  • Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác
  • Tự thực hiện được một số nhiệm vụ giúp ích cho bản thân học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dự dẫm, ỷ lại phụ thuộc vào người khác
  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù:  điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực, học các tự lập

  1. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc  những ví dụ thực tế,… gắn với bài “ Tự lập”.

- HS: sgk, sbt, đọc và chuẩn bị trước bài ở nahf

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú ho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
  3. Nội dung: Tổ chức trò chơi, tìm hiểu bài học
  4. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học về “ Tự lập”
  5. Tổ chức thực hiện:
  • GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ giải ô chữ”
  • GV hướng dẫn HS tìm hiểu về 5 ô chữ hàng ngang để tìm ra từ chìa khoá ở hàng đọc. Ai tìm được từ chìa khoá nhanh nhất sẽ chiến thẳng.

Gợi ý: từ chìa khoá của trò chơi: Tự lập.

  1. Hàng ngang số 1 gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của HS hơn mức bình thường xuất sắc.
  2. Hàng ngang số 2 gồm 6 chữ cái, chỉ sự đối lập với ỷ lại: tự giác.
  3. Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái, chỉ sự đồng nghĩa với làm việc: lao động.
  4. Hàng ngang số 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính của HS ở trường học: học tập.
  5. Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với người lớn tuổi: lễ phép.

Sau khi chơi, GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết về từ chìa khoá “tự lập” và dẫn dắt vào bài học.

SOẠN TOÁN 6 KNTT ĐẦY ĐỦ:

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tự lập

  1. Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là tự lập
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn hs tìm hiểu câu chuyện: ” Hai bàn tay” ở SGJ bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe, Sau khi HS đọc câu chuyện, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi:

a.  Vì sao Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng?

Sau khi HS trả lời, GV tiếp tục chp HS thảo luận về một bài tấm gương tự lập có liên quan đến thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi:

b. Em hiểu thế nào là tự lập?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS Hoạt động cá nhân, suy ngẫm và trả lời câu hỏi

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời đại diện các nhóm trả lời. - Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV khen ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay, bổ sung với câu trả lời còn thiếu và kết luận

I. Tự lập và biểu hiện của tự lập

1. Thế nào là tự lập

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình: tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

VD: Việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, dù chỉ với hai bàn tay trắng, thể hiện viêc không sợ khó khăn, gian khổ, tự lập cao của Bác Hồ. Bác có lòng quyết tâm, hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức lực của mình, có thể nuôi sống mình bằng hai bàn tay và để tìm đường cứu nước

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv yêu cầu hs hoàn thiện bài tập sau:

Đánh dấu V vào những hành bi tự lập, Dấu X vào những hành vi chưa tự lập

Hành vi

Tự lập

Chưa tự lập

a. Buổi sáng thức giấc, Nam nhờ mẹ chuẩn bị bữa sáng và quần áo cho mình trước khi đến lớp

 

 

b. Minh luôn tự dọn dẹp bàn học, sắp xếp sách vở, chuẩn bị bài học cho buổi học ngày hôm sau

 

 

c. Gặp bài tập khó, Phương mở ngay phần đáp án ra chép mà không suy nghĩ

 

 

d. Lan chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ tự gấp quần áo, dọn dẹp nhà cửa

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS liệt kê những hành động tự lập mà bản thân em có thể làm tự lập làm được và những hành động lười nhác ỷ lại mà bản thân em cần sửa chữa.
  • HS nghe và thực hiện yêu cầu, báo cáo lại ở tiết học sau:
  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
  2. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

SOẠN GIÁO CÔNG DÂN 7 KNTT CHI TIẾT:

…………………………………………

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 5: Tự lập ( Tiết 2)

 

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 5: TỰ LẬP ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS có thể:
  • Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập
  • Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác
  • Tự thực hiện được một số nhiệm vụ giúp ích cho bản thân học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dự dẫm, ỷ lại phụ thuộc vào người khác
  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù:  điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực, học các tự lập

  1. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc  những ví dụ thực tế,… gắn với bài “ Tự lập”.

- HS: sgk, sbt, đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú ho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
  3. Nội dung: Tổ chức trò chơi, tìm hiểu bài học
  4. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học về “ Tự lập”
  5. Tổ chức thực hiện:

GV có thể khởi động bằng việc cho HS chia sẻ trải nguyện của bản thân bằng các câu hỏi như:

- Trong cuộc sống hằng ngày, em thường tự làm lấy những việc gì? Cảm xúc của em như thế nào khi tự mình làm được những việc đó?

Sau khi trả lời câu hỏi GV dẫn dắt vào bài học này hôm nay:

Trong bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về thế nào là tự lập, hiểu được rằng tự lập là tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các biểu hiện của tính tự lập.

SOẠN CÔNG DÂN 8 KNTT KHÁC:

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của tính tự lập

  1. Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện cửa tính tự lập
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS quan sát ba bức tranh trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt

+ Các bạn trong tranh là tự làm được những việc gì? Bạn nào chưa tự làm được việc của mình?

+ Những việc làm đó có thể hiện tính tự lập không? Vì sao?

Sau khi nghe HS chia sẻ ý kiến về ba câu hỏi trên, GV cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập. theo em, trái với tự lập là gì?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát và hoàn thiên nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV kết luận và nhấn mạnh những việc nên làm để rèn luyện tính tự lập như: chăm chỉ, chủ động học hỏi những điều chưa biết, tích cực học tập, tham gia các hoạt động tập thể- xã hội,…

2. Biểu hiện của tính tự lập

* Những biểu hiện của tính tự lập:

+ Luôn tự tin

+ Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự quyết các vấn đề trong khả năng của mình

+ Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống

+ Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác

* Những biểu hiện trái với tính tự lập:

+ Lười biếng, hèn nhát

+ Luôn dựa dấm, ỷ lại vào người khác

+ Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG HS GV

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :

1. Em hãy nêu một số biểu hiện về tính tự lập và trái với tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày

GV tổ chức trò chơi : Chia lớp thành hai đội, một đội kể biểu hiện của tự lập, một đội kể biểu hiện trái với tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày, GV ghi lên bảng.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận thống nhất ý kiến của nhau

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức trò chơi.

+ Đội nào kể được nhiều hơn và đúng là đội chiến thắng

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Sau khi chơi, GV nhận xét, đánh giá về thái độ, tinh thần tham gia của mỗi đội và bổ sung thêm biểu hiện tự lập của HS nếu cần

 

- Biểu hiện của tính tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày:

+ Tự giác học bài, làm bài tập về nhà

+ Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học tập tích cực

+  Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp;

+ Khi gặp bài quá khó, cố gắng mà chưa tự làm được thì nhờ bạn bè, thấy, cô giáo giúp đỡ, giảng giải....

+ Thực hiện các việc tự chăm sóc bản thân như: tự dọn dẹp phòng của mình, tự giặt, gấp quần áo,...

+ Tự mình đi học, nếu nhà gắn trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của bố mẹ.

+ Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, đọn dẹp nhà cửa...

+ Chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ.

+ Tự giác tham gia các công việc ở trường như: trực nhật lớp, hoạt động tập thể,...

- Biểu hiện trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày:

+ Lười biếng làm việc nhà, không làm bài tập được giao

+ Phụ thuộc, dựa đẫm, ở lại vào người thân, bạn bè

+ Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Em hãy lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân theo gợi ý sau: các lĩnh vực rèn luyện, công việc thực hiện, biện pháp thực hiện, kết quả rèn luyện

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động này ở nhà nếu thời gian trên lớp không đủ và viết báo cáo nộp vào buổi học ngày hôm sau. Hoặc cũng có thể giao bài tập vận dụng này theo nhóm HS

- GV đưa ra một vài gợi ý để giúp HS hình dung được các nội dung chính thức cần thực hiện để rèn luyện tính tự lập theo PHT 1 sau:

Các lĩnh vực

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

Kết quả rèn luyện

Học tập

Học bài và làm bài đầy đủ

- Tự giác học bài, không cần an nhắc nhở, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài, tich cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, tìm tòi phương pháp học tập hiệu quả, nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải khi gặp bài khó mà chưa tự làm được,…

 

Sinh hoạt hằng ngày

+ Làm những công việc vừa sức của mình

+ Vui chơi, giải trí

- Tự giác giúp cha mẹ những việc nhà vừa sức: quét nhà, rửa cốc chén, nhặt rau, nấu ăn, chăm em, tưới cây, chăm sóc vật nuôi,…

- Chơi thể thao, đọc sách báo, nghe nhạc,…. khi có thời gian rảnh

 

Hoạt động tập thể

+ Tham gia các hoạt động tập thể ở trường, lớp

+ Tham gia các hoạt động tập thể ở xã, phường

- Tích cực tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội: tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức như: Ngày hội đọc sách, ngày hội tiếng anh, hội khỏe Phù Đổng, kỉ niệm các ngày lễ lớn (8-3, 20-10, 20-11. 22-12,…);…

- Đăng kí tham gia sinh hoạt hè ở xã/ phường, tham gia các hoạt động vệ sinh đường làng, ngõ xóm,…

 

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT1

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1:

Các lĩnh vực

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

Kết quả rèn luyện

Học tập

Học bài và làm bài đầy đủ

+ Tự giác học bài, không cần an nhắc nhở, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài, tich cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, tìm tòi phương pháp học tập hiệu quả, nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải khi gặp bài khó mà chưa tự làm được,…

 

Sinh hoạt hằng ngày

+ Làm những công việc vừa sức của mình

+ Vui chơi, giải trí

+ Tự giác giúp cha mẹ những việc nhà vừa sức: quét nhà, rửa cốc chén, nhặt rau, nấu ăn, chăm em, tưới cây, chăm sóc vật nuôi,…

+ Chơi thể thao, đọc sách báo, nghe nhạc,…. khi có thời gian rảnh

 

Hoạt động tập thể

+ Tham gia các hoạt động tập thể ở trường, lớp

+ Tham gia các hoạt động tập thể ở xã, phường

+ Tích cực tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội: tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức như: Ngày hội đọc sách, ngày hội tiếng anh, hội khỏe Phù Đổng, kỉ niệm các ngày lễ lớn (8-3, 20-10, 20-11,22-12,…)

+ Đăng kí tham gia sinh hoạt hè ở xã/ phường, tham gia các hoạt động vệ sinh đường làng, ngõ xóm,…

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 5: Tự lập ( Tiết 3)

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 5: TỰ LẬP ( Tiết 3)

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS có thể:
  • Hiểu vì sao phải tự lập
  • Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác
  • Tự thực hiện được một số nhiệm vụ giúp ích cho bản thân học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dự dẫm, ỷ lại phụ thuộc vào người khác
  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù:  điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực, học các tự lập

  1. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc  những ví dụ thực tế,… gắn với bài “ Tự lập”.

- HS: sgk, sbt, đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú ho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
  3. Nội dung: Tổ chức trò chơi, tìm hiểu bài học
  4. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học về “ Tự lập”
  5. Tổ chức thực hiện:

GV cùng HS chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân thông qua việc thảo luận


Từ khóa tìm kiếm: GA GDCD 6 KNTT, Giáo án gdcd 6 kết nối, Giáo án gdcd 6 sách kết nối tri thức

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo