Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo

Đầy đủ bài giảng điện tử môn hóa học 6 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint này dùng để trình chiếu khi dạy online hoặc trình chiếu lên tivi, máy chiếu. Bộ giáo án do nhóm thầy cô tech12h kết hợp kenhgiaovien cùng biên soạn. Hiện đại, cuốn hút, nhiều hình ảnh sinh động nhằm tạo cảm giác thích học cho học sinh. Đó là các tiêu chí mà bộ giáo án hướng đến

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo

Xem video về:Tải bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo

Đầy đủ Giáo án hóa học THCS chân trời sáng tạo

1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Sinh học là môn học nằm trong bộ sách Khoa học tự nhiên 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách do Cao Cự Giác (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên). Cùng các cộng sự Phạm Thị Hương - Trần Thị Kim Ngân - Nguyễn Thị Nhị - Trần Ngọc Thắng.

2.GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG SINH HỌC 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề 6: tế bào- đơn vị cơ sở của sự sống

  • Bài 17: tế bào
  • Bài 18: thực hành quan sát tế bào sinh vật
  • Ôn tập chủ đề 6

Chủ đề 7: từ tế bào đến cơ thể

  • Bài 19: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
  • Bài 20: các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
  • Bài 21: thực hành quan sát sinh vật (2 tiết)

Chủ đề 8: đa dạng thế giới sống

  • Bài 22: phân loại thế giới sống
  • Bài 23: thực hành xây dựng khó lưỡng phân
  • Bài 24: virus
  • Bài 25: vi khuẩn
  • Bài 26: thực hành quan sát vi khuẩn tìm hiểu các bước làm sữa chua
  • Bài 27: nguyên sinh vật
  • Bài 28: nấm
  • Bài 29: thực vật
  • Bài 30: thực hành phân loại thực vật
  • Bài 31: động vật
  • Bài 32: thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên ( 1 tiết)
  • Bài 33: đa dạng sinh học
  • Bài 34: tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
  • Ôn tập chủ đề 8

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

 

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 12: NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày.
  • Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu.
  • Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
  • Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu và an ninh năng lượng thông qua SGK và các nguồn học liệu khác nhua
  • Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về nhiên liệu và an ninh năng lượng, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của nhiên liệu.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hãng ngày
  • Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu; Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu;
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được cách sử dụng của một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững; Phân biệt được năng lượng tái tạo và không tái tạo, để từ đó thấy được vấn đề an ninh năng lượng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và trên thế giới.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
  • Cần thận, khách quan và trung thực trong thực hành;
  • Tuyên truyền viên tích cực cho việc sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: tranh ảnh, máy chiếu, slide thuyết trình,....

2 . Đối với học sinh: vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 CTST CHI TIẾT:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng khởi cho HS thu hút bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Con người đã biết sử dụng nhiên liệu ( củi, than, gas,…) để đun nấu từ rất sớm.

Thế những có khi nào các em thắc mắc, liệu nguồn nhiên liệu này có xu hướng cạn kiệt dần, và liệu rằng còn nguyên liệu nào để thay thế cho tương lai không? Bài học này hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu nhiên liệu và an ninh năng lượng, biết cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn….

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG

Hoạt động 1: Nhận biết nhiên liệu xung quanh ta

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được một số nhiên liệu xung quanh ta
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh thành lập các nhóm cho HS thảo luận, quan sát thực tế hình 12,1 trong SGK và nội dung 1,2:

1. Hãy kể tên một số nhiên liệu sử dụng trong cuộc sống mà em biết.

2. Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân huỷ và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy biogas có phải là nhiên liệu không? Tại sao?

GV bố sung thêm câu hỏi: Em thường sử dụng từ khoá nào bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tìm hiểu các loại nhiên liệu qua mạng internet?

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ: Đây là tên của 1 loại nhiên liệu:

 Sau đó GV chiếu các hình ảnh minh hoạ cho các từ khoá và yêu cầu các em lần lượt nói ra được các từ khoá theo gợi ý. HS có thể sử dụng điện thoại thông minh tra cứu dữ liệu trên internet hoặc xem phần “Đọc thêm” trong SGK, khuyến khích HS nói được các từ khoá bảng tiếng Anh:

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm, chơi trò chơi thực hiện theo yêu cầu GV

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + HS phát biểu, nêu ý kiến, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe và nhận xét, kết luận.

1. Một số nhiên liệu thông dụng

a. Nhận biết nhiên liệu xung quanh ta

- Nhiên liệu( chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng.

- Một số nhiên liệu sử dụng trong cuộc sống: củi, than, xăng, dầu, gas. Biogas là một loại nhiên liệu vì nó được sử dụng để cung cấp năng lượng nhiệt, ánh sáng phục vụ con người.

- Phân loại nhiên liệu:

+ Nhiên liệu hạt nhân: là các chất phóng xạ dùng trong nhà máy năng lượng hạt nhân

+ Nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu khí, khí tự nhiên, đá phiến dầu,….

+ Nhiên liệu tái tạo: củi đốt, biogas,…

+ Nhiên liệu không tái tạo:  than, đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên

+ Nhiên liệu sinh học: mỡ động vật, dầu dừa, ngũ cốc, ngô, đậu,…. Chất thải trong nông nghiệp, rơm, phân chuồng, mùn cưa,….

  1. MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA NHIÊN LIỆU

Hoạt động 2:  Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu một số tính chất của nhiên liệu
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hướng dấn HS quan sát trạng thái, màu sắc và tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu, tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung trong SGK:

3. Tìm hiểu một số nhiên liệu sử dụng trong đời sống hằng ngày, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 12.1

GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức HS thành các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép rồi cho HS thảo luận bày kết quả theo bảng 12.1?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + GV gọi HS trả lời và HS còn lại nghe, nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu

a. Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu.

+ Nhiên liệu có nhiều ứng dụng trong cuộc sống: Đốt cháy than, củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm; sử đụng xăng dấu để chạy động cơ; sử dụng nhiệt để hàn cát kìm loại, nung gốm sứ; biến năng lượng hại nhân thành điện năng.

+ Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và toả nhiệt. Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.

Bảng 12.1. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu thông dụng

  Nhiên liệu

 

Đặc trưng

Củi

Than

Xăng

Gas

Trạng thái

Rắn

Rắn

Lỏng

Khí

Khả năng cháy

Củi khô dễ cháy, nhiều khói, tương đối an toàn

Cháy, tạo khói gây ô nhiễm môi trường do phát thải khí carbon monoxide, carbon dioxide

Dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, có tính kích nổ, dễ gây nguy hiểm

Rất dễ cháy, ngọn lửa không có khói,….

Ứng dụng

Nhiên liệu đun nấu, rẻ tiền, thông dụng, tận dụng các loại gỗ phế phẩm

Nhiên liệu do quá trình sản xuất điện, đốt cháy trong lò nung

Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, máy phát điện, ô tô, máy bay

Nhiên liệu đun nấu, lò gas, bếp gas, đèn khí, bếp lửa gas,….

  1. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Hoạt động 3: Trình bày lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

  1. Mục tiêu: HS phân tích lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu một cách an toàn và hiệu quả
  2. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm thảo luận nội dung 4 trong SGK bằng cách tổ chức theo nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:

4. Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 4

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

a. Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu

Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả bằng cách:

- Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản

- Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường

CÁC TÀI LIỆU HÓA HỌC 8 CTST CHẤT LƯỢNG: 

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
  2. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv chia lớp thành 3 nhóm, đồng thời thảo luận các nội dung 5 và 6 trong SGK

5. Tại sao phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy?

6. Tăng diện tích tiếp túc của nhiên liệu với oxygen bằng cách nào?

Sau đó Gv yêu cầu HS hoàn thoàn câu hỏi củng cố:

Trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp. Em hãy giải thích cách làm đó.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 5,6

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

b. Một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

? 5:

+ Nếu thiếu oxygen, nhiên liệu cháy không hoàn toàn tạo ra các sản phẩm phụ không mong muốn

+ Nếu dư oxygen, nhiên liệu cháy nahnh hết gây tốn nhiên liệu và lãng phí oxygen

? 6:

- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách:

- Với nhiên liệu khí, lỏng: trộn đều nhiên liệu với không khí

? LT:

Trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp. Bởi làm vệ sinh để cho gas tiếp xúc với oxygen trong không khí được dễ dàng, làm tăng hiệu quả quá trình cháy.

  1. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU BẢO ĐẢM SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG-AN NINH NĂNG LƯỢNG

Hoạt động 5: Tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững
  2. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức hoạt động nhóm thảo luận các nội dung 7, 8 và 9 trong SGK, sau đó yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

 7. Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?

8. Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại với môi trường như thể nào?

9, Đề nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã

quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.

Gv đưa ra cho HS câu hỏi củng cố:

Em hãy kể tên các ứng dụng chính của mỗi loại nhiên liệu.

Kết thúc bài học, GV có thể tổ chức cho các nhóm HS thiết kế dự án học tập “Nghiên cứu về các loại nhiên liệu” với các nội dụng: định nghĩa, phân loại, ưu điểm, nhược điểm, sử dụng (an toàn, hiệu quả, tái sử dụng), các khuyến cáo, ...

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 5,6

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

4. Sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững

a. Tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đqảm sự phát triển bền vững

? 7:

Vì nó tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng trăm triệu năm, không bổ sung được.

? 8:

Tất cả những nhiên liệu hoá thạch đều chứa carbon như than đá, dấu và khí thiên nhiên, Khi được đốt cháy, các nguyên tử carbon kết hợp với oxygen để tạo ra carbon

dioxide - khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển

Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo ra khí carbon monoxide làm ô nhiễm không khi.

? LT:

Các ứng dụng chính của mỗi loại nhiên liệu.

+ Củi: đun nấu, sưởi ấm

+ Xăng, dầu: chạy động cơ,

+ Biogas, gas: đun nấu, thắp sáng.

? 9:

Nhiên liệu

Xăng E5

Biogas

Thành phần

95% thể tích xăng khoáng, 5% cồn sinh học ethnol

60-70% khí methane

Ưu điểm

Giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại so với xăng thông thường

Giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính

Biogas tiết kiệm chi phí tiêu cho gia đình, giảm thiểu rác thải cho môi trường, tránh gây ô nhiễm không khí

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :

Câu 1: Đề sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cản phải cúng cấp một lượng không khi hoặc oxygen

  1. vừa đủ
  2. thiếu.
  3. dư.

D tuỷ ý.

Câu 2. Giải thích tác dụng của các việc làm sau dây:

  1. a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu.
  2. b) Tạo các ló trong viên than tố ong.
  3. c) Qui gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
  4. d) Đây bút cửa lò khi ủ bếp.

Câu 3. Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thể dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch?

- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm

- GV nhận xét , đánh giá :

Câu 1. Đáp án A.

Câu 2.

  1. a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa củi và oxygen (trong khòng khi) làm cho củi dễ cháy.
  2. b) Không khí dễ dàng chưi vào các lỗ hồng của than để tăng diện tích tiếp

xúc than và oxygen làm cho than dễ cháy.

  1. c) Quạt gió (không khí) vào bếp lò để bổ sung oxygen làm cho củi, than dễ cháy.
  2. d) Khi lò nóng rồi người ta đậy bớt cửa lò để không cho không khí vào nhiều,

hạn chế cháy hết củi hoặc than, làm cho bếp giữ nóng được lâu.

Câu 3. Nhiên liệu hoá thạch (than đá, khí tự nhiên, ...) có trong lòng đất là có hạn, phải mất hàng trăm triệu năm mới bổ sung được, do đó nếu khai thác liên tục nhiên liệu hoá thạch sẽ làm cạn kiệt nguồn nhiên liệu. Hơn nữa, nhiên liệu hoá thạch chứa hàm lượng lớn carbon nên khi chảy tạo ra khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính (làm Trái Đất nóng lên gây biển đổi khí hậu) và khí độc carbon monoxide ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó cần thay thế các nhiên liệu tái tạo

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:

Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiền liệu nào để đun nấu? Em hãy

đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu đó một cách hiệu quả.

- GV nghe HS phát biểu và nhận xét:

+ Củi: phơi khô, chẻ nhỏ củi khi đun nấu, quạt gió;

+ Gas: sử dụng nhỏ lửa khi thực phẩm bắt đầu chín, vệ sinh bếp gas thường xuyên.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………………………………………………………………………………………………

Thông tin:

  • Tài liệu tải về là các bài giảng điện tử. Đầy đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
  • Bài giảng được soạn cẩn thận, sinh động
  • Bài giảng được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí

Phí giáo án:

  • 300k/học kì
  • 400k/cả năm

Cách tải bài giảng:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

 


Từ khóa tìm kiếm: Bài giảng điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo, giáo án PowerPoint hóa học 6 kết nối tri thức, tải giáo án điện tử hóa học 6 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác