Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Bộ giáo án hóa học 8 chân trời sáng tạo . Đây là giáo án sách lớp 8 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án hóa học 8 chân trời sáng tạo là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Xem video về:Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Đầy đủ Giáo án hóa học THCS chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 5: MOL VÀ TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).
  • Tính được khối lượng mol (M); chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m).
  • Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25oC
  • Sử dụng được công thức để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 oC
  • Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí
  • So sánh được khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm về mol, thể tích mol của chất khí, tỉ khối và công thức tính.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm mol, thể tích mol của chất khí, tỉ khối và cách tính.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các hiện tượng thực tiễn, để tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế, các ứng dụng trong cuộc sống (như bóng bay được bơm khí hydrogen).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

 

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 CTST KHÁC :

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Các hạt (nguyên tử, phân tử) có kích thước và khối lượng vô cùng nhỏ bé, không thể xác định được bằng các dụng cụ đo thường dùng. Làm thế nào để có thể xác định một cách dễ dàng số nguyên tử, phân tử và khối lượng, thể tích (đối với chất khí) của các chất?

- GV yêu cầu HS nêu khối lượng của hạt proton, neutron, electron, của nguyên tử carbon, phân tử oxygen,… và suy nghĩ trả lời câu hỏi khởi động.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Các em đã biết nguyên tử và phân tử là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ nên không thể dùng những dụng cụ thông thường để cân hay đo. Tuy nhiên, trong hóa học khi tìm hiểu về chúng cần phải đếm được (có bao nhiêu nguyên tử, phân tử ?) và cân được (mỗi nguyên tử, phân tử nặng bao nhiêu ?). Để giải quyết các vấn đề trên, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho những hạt vô cùng nhỏ này đó là mol. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn khái niệm mol, khối lượng mol của một chất, thể tích mol của chất khí và các công thức tính liên quan, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 5: Mol và tỉ khối của chất khí

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm mol.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát Hình 5.1, thảo luận và trả lời CH1 SGK trang 27.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm về mol, lấy được ví dụ, câu trả lời cho CH1 SGK trang 27.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :

Trong toán học, người ta quy định :

+ 1 tá cam bằng bao nhiêu quả cam? (12 quả cam)

+ 1 chục quả cam bằng bao nhiêu quả cam? (10 quả cam)

+ Mất bao lâu để đếm được số hạt gạo có trong một túi gạo? (rất nhiều thời gian)

- GV: Việc đếm chính xác số nguyên tử hay phân tử trong một lượng chất gần như không thể thực hiện được. Để đại diện cho một số lượng lớn các nguyên tử hay phân tử, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm mol. Cũng giống như 12 và 10 là số lượng quy định chục và tá, định nghĩa mol cũng được dựa trên cơ sở đó.

- GV đưa ra định nghĩa về mol: Mol là lượng chất có chứa 6,022.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

- GV giải thích số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro, kí hiệu N.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.1 để hình dung rõ hơn về 1 mol nguyên tử.

- GV cho HS đọc thêm thông tin phần mở rộng mục SGK trang 28. GV  kết luận giá trị số Avogadro là vô cùng lớn, dùng để tính toán khối lượng hạt trong thế giới vi mô.

- GV yêu cầu HS trả lời CH1 SGK trang 27 :

1. Tại sao không thể đếm được chính xác số nguyên tử hay phân tử của một chất?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát Hình 5.1, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 27.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 27.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về định nghĩa mol, chuyển sang nội dung mới.

1. Mol

- Mol là lượng chất có chứa 6,022.1023 nguyên tử hay phân tử của chất đó.

- Số 6,022.1023 gọi là số Avogadro và được kí hiệu là N.

Trả lời CH1 SGK trang 27:

Việc đếm chính xác số nguyên tử hay phân tử của một chất gần như không thể thực hiện được vì nguyên tử và phân tử là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ nên không thể dùng những dụng cụ thông thường để cân hay đo.

 

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 CTST CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tính được khối lượng mol (M)
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát Hình 5.2, Bảng 5.1, đọc hiểu Ví dụ 1, 2 SGK trang 29; thảo luận và trả lời CH2, 3, 4 SGK trang 28.
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra kết luận về khối lượng mol, câu trả lời CH2, 3, 4 SGK trang 28.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Tìm hiểu khái niệm khối lượng mol

- GV cho HS quan sát Hình 5.2, thảo luận trả lời CH2, 3 SGK trang 28:

2. Nếu xét cùng 1 mol thì khối lượng của C và Cu có giá trị là bao nhiêu gam?

3. Nếu các chất có cùng số mol thì có cùng khối lượng không?

- GV giới thiệu khái niệm và đơn vị khối lượng mol của 1 chất: Khối lượng của 1 mol chất bất kì (chứa N nguyên tử hay phân tử) tính theo đơn vị gam gọi là khối lượng mol. Đơn vị: gam/mol

- GV yêu cầu HS quan sát Bảng 5.1, trả lời CH4 SGK trang 28:

4. So sánh trị số của khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử với khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử tương ứng của các chất đã cho trong Bảng 5.1.

- GV rút ra kết luận: Về mặt trị số, khối lượng mol của một chất bằng khối lượng nguyên tử (hoặc phân tử) chất đó.

Ví dụ: Khối lượng mol nguyên tử Na là MNa = 23 g/mol

Khối lượng mol phân tử HCl: MHCl = 36,5 g/mol

* Chuyển đổi giữa số mol và khối lượng

- GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu Ví dụ 1, 2 SGK trang 29 rồi rút ra công thức chuyển đổi giữa n (số mol), M (khối lượng mol) và m (khối lượng chất).

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm áp dụng hoàn thành bảng sau:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

?

3

0,05

Nước

18

27

?

Sắt

56

?

0,2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 5.2, Bảng 5.1, đọc hiểu Ví dụ 1, 2 SGK trang 29; thảo luận và trả lời CH2, 3, 4 SGK trang 28.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH2, 3, 4 SGK trang 28.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm khối lượng mol và công thức tính, chuyển sang nội dung mới.

2. Khối lượng mol

* Khái niệm khối lượng mol

Trả lời CH2, 3 SGK trang 28:

2.

Khối lượng 1 mol C = 12 g

Khối lượng 1 mol Cu = 64 g

3.

Các chất có cùng số mol khác nhau về khối lượng

 

 

 

 

Kết luận:

Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 1 mol chất đó. Đơn vị khối lượng mol là gam/mol (hay gam.mol-1)

Trả lời CH4 SGK trang 28:

Khối lượng mol (g/mol) của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo.

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

Khối lượng mol nguyên tử hay khối lượng mol phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay khối lượng phân tử của chất đó

 

* Chuyển đổi giữa số mol và khối lượng

Ví dụ 1, 2 (SGK trang 29)

Kết luận:

Gọi n là số mol chất (mol), M là khối lượng mol của chất (gam/mol) và m là khối lượng chất (gam), ta có công thức chuyển đổi sau:

m = n  M  

Áp dụng: Hoàn thành bảng:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

60

3

0,05

Nước

18

27

1,5

Sắt

56

11,2

0,2

CÁC TÀI LIỆU HÓA HỌC  8 CHẤT LƯỢNG: 

Hoạt động 3: Tìm hiểu thể tích mol chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 oC.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát Hình 5.3, đọc hiểu Ví dụ 3, 4 SGK trang 30, thảo luận và trả lời CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm thể tích mol của chất khí, câu trả lời CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Tìm hiểu khái niệm thể tích mol chất khí

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 SGK, thực hiện các nhiệm vụ:

Nghiên cứu nội dung về:

+ Khái niệm thể tích mol chất khí

+ Định luật Avogadro

+ Thể tích mol chất khí ở điều kiện chuẩn (1 bar, 25 oC)

Quan sát 4 quả bóng bay Hình 5.3, thảo luận cặp đôi trả lời CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30:

5. Em có nhận xét gì về thể tích của 1 mol các chất khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất trong Hình 5.3.

6. Ở nhiệt độ 25 oC và áp suất là 1 bar, 1 mol chất khí bất kì có thể tích bằng bao nhiêu lít?

7. Làm thế nào để tính được thể tích các chất khí ở điều kiện chuẩn

- GV đưa ra kết luận về khái niệm thể tích mol chất khí ở áp suất 1 bar và 25 oC

- GV lưu ý HS:

+ Giá trị 1 bar = 105 Pa, xấp xỉ bằng áp suất khí quyển ở độ cao ngang mặt nước biển hoặc vùng đồng bằng nơi ta đang sống.

+ Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích mol của chất rắn hoặc chất lỏng là khác nhau.

* Chuyển đổi giữa số mol và thể tích

- GV yêu cầu HS nghiên cứu Ví dụ 3, 4 và rút ra công thức chuyển đổi giữa n (số mol) và V (thể tích) của chất khí ở đkc

- GV chốt lại công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích.  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK quan sát Hình 5.3, đọc hiểu Ví dụ 3, 4 SGK trang 30, thảo luận và trả lời CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thể tích mol của chất khí, chuyển sang nội dung mới.

3. Thể tích mol chất khí

* Khái niệm thể tích mol chất khí

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30:

5.

Thể tích của 1 mol các chất khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất trong Hình 5.3 bằng nhau.

6.

Ở nhiệt độ 25 oC và áp suất là 1 bar, 1 mol chất khí bất kì có thể tích bằng 24,79 lít

7.

Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), n mol chất khí bất kì đều chiếm thể tích là V = 24,79.n (lít)

 

Kết luận:

Thể tích mol chất khí là thể tích của 1 mol chất khí đó. Ở đkc (25 oC và 1 bar), thể tích mol của các chất khí đều bằng nhau và bằng 24,79 lít.

 

 

* Chuyển đổi giữa số mol và thể tích

Ví dụ 3, 4 (SGK trang 30)

Kết luận:

Gọi n là số mol chất khí (mol), V là thể tích của chất khí ở đkc (lít), ta có công thức chuyển đổi sau:

V = n  24,79  n =

 

 

 

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

Hoạt động 4: Tìm hiểu về tỉ khối của chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí, so sánh được chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi CH8 SGK trang 30.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm tỉ khối, công thức tính tỉ khối của chất khí, so sánh chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác, câu trả lời CH8 SGK trang 30.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, tìm hiểu nội dung mục 4 và trả lời CH8 SGK trang 30:

8. Bằng cách nào ta có thể biết được tỉ khối khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?

- GV đưa ra kết luận về khái niệm tỉ khối của chất khí A đối với khí B và công thức tính.

- GV yêu cầu HS áp dụng công thức tính tỉ khối của chất khí: So sánh khí methane (CH4) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và trả lời CH8 SGK trang 30.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi CH8 SGK trang 30.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm tỉ khối mol của chất khí và công thức.

4. Tỉ khối của chất khí

Trả lời CH8 SGK trang 30:

Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng của hai thể tích khí bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, theo định luật Avogadro:

dA/B =  =  =

Trong đó:

dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B

mA và mB là khối lượng của khí A và khí B đo cùng thể tích

nA và nB là số mol của khí A và khí B

MA và MB là khối lượng mol của khí A và khí B (gam/mol)

Kết luận:

Tỉ khối của chất khí A đối với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B.

dA/B =

Áp dụng: So sánh khí methane (CH4) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Tỉ khối của methane so với không khí là:

Vậy methane nhẹ bằng 0,552 lần không khí.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 8, giáo án hóa học 8 chân trời sáng tạo , giáo án lớp 8 chân trời sáng tạo , giáo án môn hóa học 8 chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI