Giáo án vật lí 8 mới năm 2023 cánh diều
Bộ giáo án vật lí 8 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 8 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án 8 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Giáo án vật lí 8 mới năm 2023 cánh diều
Đầy đủ Giáo án vật lí THCS cánh diều
- Bài giảng điện tử Vật lí 9 cánh diều
- Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 cánh diều
- Bài giảng điện tử vật lí 8 cánh diều
- Giáo án vật lí 8 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint vật lí 7 cánh diều
- Tải GA word vật lí 7 cánh diều
- Bài giảng điện tử vật lí 6 cánh diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22: TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- HS nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.
- Thực hiện thí nghiệm để minh hoạ được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí.
- Năng lực
Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để minh họa được các tác dụng cơ bản của dòng điện.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các hiện tượng liên quan đến các tác dụng của dòng điện.
Năng lực riêng
Thực hiện được thí nghiệm minh họa các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
- Kết hợp được các kiến thức trong đã học về các tác dụng của dòng điện trong việc giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.
- Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
SOẠN GIÁO ÁN VẬT LÍ 6 CÁNH DIỀU KHÁC :
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 8.
- Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :
+ Thí nghiệm minh họa tác dụng nhiệt
+ Thí nghiệm minh họa tác dụng phát sáng
+ Thí nghiệm minh họa tác dụng hóa học
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
- Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 8.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến tác dụng của các tác dụng của dòng điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
- Nội dung: GV xuất phát từ tình huống thực tế, tạo tình huống có vấn đề dẫn dẵn HS nghiên cứu nội dung bài học.
- Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ và dự đoán về cách tạo ra và duy trì dòng điện để từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu: Tia sét, hình 22.1, được tạo ra là kết quả của dòng hạt mang điện chuyển động. Khi sét đánh, dòng điện trong tia sét có tác dụng phát sáng và tác dụng nhiệt rất mạnh.
GV đặt vấn đề: Dòng điện của tia sét chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Làm thế nào để tạo ra và duy trì dòng điện để từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện?.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV để HS tự do phát biểu từ đó dẫn dắt vào bài mới: Bài 22: Tác dụng của dòng điện
SOẠN GIÁO ÁN VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU CHI TIẾT:
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn điện
- Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện thông qua thí nghiệm
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm mô tả ở Hình 23.1 và kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện
- Sản phẩm học tập: Thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV thông báo với HS tác dụng của nguồn điện như trong SGK: Muốn tạo ra dòng điện ổn định đáp ứng các mục đích khác nhau, cần có thiết bị để duy trì sự chuyển động có hướng của các hạt mang điện trong các vật dẫn điện. Thiết bị như vậy được gọi là nguồn điện - GV chiếu hình ảnh về một số nguồn điện: pin, acquy, máy phát điện - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr106): Nêu một số nguồn điện trong đời sống và nêu vai trò của chúng khi được sử dụng. - GV thông báo với HS: Để nguồn điện cung cấp năng lượng điện, cần dùng dây dẫn điện nối hai cực của nguồn điện với các dụng cụ sử dụng điện và một công tắc được mắc cùng để đóng, ngắt dòng điện. - GV nhấn mạnh: mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương kí hiệu (+); cực âm kí hiệu (-) - GV chiếu hình ảnh về một số loại pin, yêu cầu HS chỉ ra cực âm và cực dương. + Pin tròn · Cực âm là đáy bằng (vỏ pin) · Cực dương là núm nhỏ nhô lên (có kí hiệu dấu + ) + Pin vuông: · Cực âm: đầu loe ra · Cực dương: đầu khum tròn + Pin cúc áo · Cực dương: đáy tròn to có kí hiệu (+) · Cực dương: đáy bằng, to (có kí hiệu dấu +) · Cực âm: mặt tròn nhỏ ở đáy kia (không ghi dấu) - GV dẫn dắt: Khi dòng điện qua các dụng cụ sử dụng điện, năng lượng điện được chuyển hoá thành năng lượng khác. Việc chuyển hoá này tạo ra các tác dụng khác nhau. - GV yêu cầu HS hoàn thành phần luyện tập 1 trong SGK – tr106: Nêu sự chuyển hóa năng lượng ở các thiết bị dùng pin, acquy khi tạo ra dòng điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trả lời các câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Nguồn điện - Nguồn điện cung cấp năng lượng để tạo ra và duy trì dòng điện. - Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương (+); cực âm (-) * CH1 (SGK – tr106) - Một số nguồn điện trong đời sống + Acquy + Các loại pin: pin tròn, pin vuông, ... + Pin mặt trời (pin quang điện), + Máy phát thủy điện mini, + Nhà máy phát điện, + ổ lấy điện trong gia đình - Vai trò của chúng khi được sử dụng: cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị hoạt động. * LT (SGK – tr106) - Thiết bị dùng pin: + Đèn pin: điện năng chuyển hóa thành quang năng + Quạt cầm tay mini: điện năng chuyển hóa thành cơ năng - Thiết bị dùng acquy: + Xe đạp điện: điện năng chuyển hóa thành cơ năng |
CÁC TÀI LIỆU VẬT LÍ 8 CHẤT LƯỢNG:
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tác dụng của dòng điện
- Mục tiêu: HS tìm hiểu về một số tác dụng nhiệt của dòng điện thông qua thí nghiệm
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm để minh họa các tác dụng cơ bản của dòng điện: Nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
- Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm minh họa về một số tác dụng cơ bản của dòng điện
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác dụng phát sáng của dòng điện Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: 1 trong những tác dụng quan trọng của dòng điện là tác dụng phát sáng. - GV giới thiệu và phát cho các nhóm HS dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng phát sáng của dòng điện + Hai pin (loại 1,5 V) + Đế lắp pin + Các dây nối có chốt cắm công tắc, + Biển trở con chạy, + Bảng lắp mạch điện, + Đèn LED (loại dùng điện cỡ 2 V - 2,5 V) - GV cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện thí nghiệm mô tả về tác dụng phát sáng của dòng điện theo tiến trình hướng dẫn trong SGK – tr107. - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm + Đóng công tắc và quan sát độ sáng của đèn? à Đóng công tắc, đèn sáng bình thường + Di chuyển con chạy của biến trở và quan sát độ sáng của đèn? à Di chuyển con chạy của biến trở dần về cực âm, độ sáng của đèn giảm dần. - GV chốt lại kết luận về tác dụng phát sáng của dòng điện - GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập mục II.1 SGK – tr107: Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3, chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện. * GV chú ý với HS đặc điểm của đèn diốt phát quang (đèn LED) + Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nhất định + Cực âm của đèn có bản cực lớn, chân ngắn + Cực dương của đèn có bản cực nhỏ, chân dài - GV chiếu video về ưu điểm tiết kiệm năng lượng và chi phí của đèn LED (link video) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung phần thí nghiệm mục II.2 trong SGK – 106, cho biết dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện. - GV chia HS thành 4 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm + GV nhắc HS cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm + HS tiến hành thí nghiệm trong mục II.2, thảo luận nhóm và ghi lại số chỉ của nhiệt kế khi đóng công tắc. à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. - GV chốt lại kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện. - GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK – tr106: Nêu ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong đời sống. - GV đặt câu hỏi mở rộng: + Một số dụng cụ điện như máy khoan điện, quạt điện,... khi hoạt động, phần thân của chúng có nóng lên không?
à Khi hoạt động phần thân của chúng có nóng lên. + Khi các dụng cụ như máy khoan điện, quạt điện,.. hoạt động, dòng điện có gây ra tác dụng nhiệt không? Nếu có, đó có phải là tác dụng mong muốn, có ích lợi hay không? à Khi các dụng cụ này hoạt động, dòng điện có gây ra tác dụng nhiệt, tác dụng nhiệt lúc này là tác dụng không mong muốn, gây hao phí điện năng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện - GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tác dụng hóa học của dòng điện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm : Tiến hành thí nghiệm trong mục II.3 về tác dụng hóa học của dòng điện - HS thảo luận nhóm và ghi lại nhận xét hiện tượng xảy ra. à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn, động viên các nhóm. - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm: Sau vài phút, có một lớp đồng bám vào thành inox. Điều đó chứng tỏ dòng điện đã tách được đồng ra khỏi dung dịch copper(II) sulfate à GV chốt lại kiến thức và kết luận về tác dụng hóa học của dòng điện - GV chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện: mạ điện Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận về tác dụng hóa học của dòng điện, chuyển sang nội dung tiếp theo Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi với cả lớp: Nếu sơ ý bị điện giật có thể làm chết người. Điện giật là gì? - GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK về tác dụng sinh lí của dòng điện để trả lời câu hỏi trên. - GV nêu câu hỏi: + Dòng điện qua cơ thể người là có hại hay có lợi? à Dòng điện qua cơ thể người vừa có hại vừa có lợi. + Khi nào dòng điện đi qua cơ thể người có lợi? à Trường hợp dòng điện đi qua cơ thể người có lợi: · Sốc điện ngoài lồng ngực trong cấp cức giúp khôi phục lại nhịp tim bình thường. · Điện châm giúp giảm đau, gây tê. + Nếu để dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì? à Nếu để dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây giật, bỏng thậm chí gây chết người. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4 trong SGK + Nêu một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh giật điện trong gia đình em. - GV cho học sinh xem video về một số biện pháp án toàn điện trong gia đình ( link video : 0:22 – 4:26) - GV yêu cầu HS đọc phần “Em có biết” trong SGK – tr108 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi - Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận về tác dụng sinh lí của dòng điện, chuyển sang nội dung tiếp theo | II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN 1. Tác dụng phát sáng * Thí nghiệm (SGK – tr107) * Kết luận Khi có dòng điện chạy qua thì đén phát sáng * CH2 (SGK – tr107) Các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện: + Lắp sai cực của đèn (cực dương của đèn lắp với cực âm của nguồn) + Các đầu dây điện chưa vặn chặt với các chốt nối của đèn, của pin và của công tắc + Dây điện bị đứt ngầm bên trong + Pin đã cũ, hết pin. * Kết luận Dòng điện có thể làm đèn điện phát sáng, đó là tác dụng phát sáng của dòng điện.
2. Tác dụng nhiệt * Thí nghiệm (SGK – tr107) * Kết luận - Dòng điện có tác dụng nhiệt - Thông thường dòng điện chạy qua các đèn, ngoài tác dụng phát sáng thì thường kèm theo tác dụng nhiệt. Năng lượng điện chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. CH3 (SGK – 107) - Ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt: bàn là, lò nướng, nồi cơm điện, quạt sưởi,... - Ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng phát sáng: đèn sợi đốt, đèn sưởi,...
3.Tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện a) Tác dụng hóa học của dòng điện * Thí nghiệm (SGK – tr108) * Kết luận Dòng điện chạy qua dung dịch điện phân có thể làm tách các chất khỏi dung dịch, đó là tác dụng hóa học của dòng điện.
b) Tác dụng sinh lí của dòng điện - Dòng điện đi qua cơ thể gây ra tác dụng sinh lí ở các mức độ khác nhau: có thể thể làm tê liệt thần kinh, gây co cơ. - Trong y học dòng điện được sử dụng phù hợp để cấp cứu hay chữa bệnh - Dòng điễn có thể làm cơ thể bị điện giật gây nguy hiểm * CH4 (SGK – tr108) - Không dùng dây nối bị hư hỏng. - Không dùng thiết bị điện bị lỗi. - Rút phích cắm điện đúng cách. - Tắt đèn trước khi thay bóng mới. - Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường. - Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm. - Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt. |
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
- -------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều