Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Bộ giáo án sinh học 8 chân trời sáng tạo . Đây là giáo án sách lớp 8 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án sinh học 8 chân trời sáng tạo là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Xem video về:Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Đầy đủ Giáo án sinh học THCS chân trời sáng tạo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 43. DA VÀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

 

I.     MỤC TIÊU

1.    Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được cấu tạo và chức năng của da.

-       Trình bày được một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da an toàn.

-       Tìm hiểu được các bệnh về da ở trường học hoặc khu cân cư.

-       Tìm hiểu được một số thành tự ghép da trong y học.

-       Nêu được khái niệm thân nhiệt. Thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.

-       Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.

-       Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.

-       Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. Nêu được một số biện pháp chống cảm lạnh, cảm nóng.

-       Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da.

-       Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc lạnh.

2.    Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sơ lược về cấu tạo và chức năng của da; trình bày được các bệnh về da và các biện pháp chăm, bảo vệ, làm đẹp da an toàn; nêu được khái niệm thân nhiệt; nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.

-       Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học, các bệnh về da trong trường học, trong khu dân cư.

-       Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da an toàn cho da; thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt; thực hiện được tình huống giả định sơ cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh

SOẠN GIÁO ÁN SINH HỌC 6 CTST KHÁC :

3.    Phẩm chất

-       Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

-       Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

-       Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

-       Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.

II.     THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.

-       Tranh ảnh hoặc video cấu tạo da ở người.

-       Nhiệt kế điện tử, bông y tế.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SHS khoa học tự nhiên 8.

-       Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III.         TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

a)    Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.

b)   Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.

c)    Sản phẩm: Ý nghĩa của phản ứng toát mồ hôi khi cơ thể nóng lên.

d)   Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-       GV đưa ra câu hỏi: “Sau khi luyện tập thể dục, thể thao, da có hiện tượng tiết mồ hôi.

Đổ mồ hôi có tác dụng gì? Có phải chỉ gây mất tự tin?

Hiện tượng này có ý nghĩa gì đối với cơ thể? Cơ chế của quá trình này được thực hiện như thế nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

-       HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-       Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

⮚        GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Câu trả lời của các em tương đối chính xác, tuy nhiên để có được câu trả lời đầy đủ chính xác nhất về ý nghĩa và cơ chế của đổ mồ hôi, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 43. Da và điều hòa thân nhiệt.

B.   HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da

a)    Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và chức năng của da.

b)   Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm,sử dụng tranh ảnh hoặc video về cấu tạo da kết hợp hình 43.1 để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da.

c)    Sản phẩm: Cấu tạo của da, chức năng của ba lớp cấu tạo nên da, chức năng của da với cơ thể con người.

d)   Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm 4HS, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu hình 43.1 sgk và video về cấu tạo, chức năng của da.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong sgk, video sau đó trả lời câu hỏi 1 và 2 sgk trang 185 và luyện tập sgk trang 186.

Video: https://youtu.be/OxPlCkTKhzY

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Da

1. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của da.

Câu 1 sgk trang 185:

*BẢN ĐÍNH KÈM 1 CUỐI HĐ1

Câu 2 sgk trang 185:

Nhờ thành phần là thụ quan mà da cảm nhận được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật khi tiếp xúc.

Câu luyện tập sgk trang 186

*BẢN ĐÍNH KÈM 2 CUỐI HĐ1

- Kết luận:

- Da có cấu tạo 3 lớp: Biểu bì, bì và lớp mỡ dưới da.

- Chức năng: Lớp bảo vệ ngăn cách các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể, tham gia vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, bài tiết mồ hôi, tổng hợp vitamin D...

 

 

*BẢN ĐÍNH KÈM 1

 

 

*BẢN ĐÍNH KÈM 2

 

Da và các thành phần của da.

Chức năng

Da

Lớp bảo vệ ngăn cách các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể, tham gia vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, bài tiết mồ hôi, tổng hợp vitamin D...

Lớp biểu bì

Bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể.

Lớp bì

Giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ tạp chất.

Lớp mỡ

Cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như nguồn dự trữ năng lượng.

SOẠN GIÁO ÁN SINH HỌC 7 CTST CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da.

a)    Mục tiêu: Trình bày được các biện pháp chăm sóc bảo vệ và làm đẹp da an toàn, vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da; tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học, các bệnh về da trong trường học.

b)   Nội dung: HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh ảnh và liên hệ thực tế để tìm hiểu một số bệnh về da, thành tựu ghép da trong y học.

c)    Sản phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về da, vận dụng và đề xuất các giải pháp chăm sóc bảo vệ, làm đẹp da an toàn;; các thành tựu ghép da trong y học.

d)   Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi 3 sgk trang 186 và đưa ra các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da ở tuổi dậy thì.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 187.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện dự án:

+ Nhóm 1+2: Dự án điều tra một số bệnh về da trong trường học hoặc khu dân cư. Hoàn thành phiếu điều tra:

+ Nhóm 3+4: Dự án tìm hiểu một số thành tựu ghép da trong y học. Sản phẩm là tranh, ảnh, tài liệu,…

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Tìm hiểu một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da.

Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 186

*BẢN ĐÍNH KÈM 3 DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2

- Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da ở tuổi dậy thì:

+ Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây tổn thương da như nhiệt độ, tia tự ngoại, hóa chất,…

+ Không tự ý nặn mụn.

+ Rửa mặt đúng cách.

+ Sử dụng kem chống nắng.

+ Trang điểm phù hợp…

- Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 187

Tác dụng của kem chống nắng đến làn da là:

+ Bảo vệ da khỏi tia UV gây hại.

+ Giảm khả năng ung thư da.

+ Ngăn cản tình trạng cháy nắng, sạm da.

- Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 187

Tác hại của việc trang điểm thường xuyên dễ thấy nhất là: da bị bào mòn, mỏng hơn, lỗ chân lông to hơn, khiến da dễ bị mụn, viêm nhiễm, nhanh lão hóa hơn, dễ nhăn nheo hơn nếu không biết tẩy trang và dưỡng da đúng cách.

 

3. Tìm hiểu các bệnh về da trong trường học hoặc khu dân cư, một số thành tựu ghép da trong y học.

 

- Đáp án phiếu điều tra

* BẢN ĐÍNH KÈM 4 DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2

- Một số thành tựu ghép da trong y học:

+ Sử dụng da ếch, da heo để ghép da điều trị bỏng:

Ghép da sau phẫu thuật

 

Trung bì da heo

- Công nghệ nuôi cấy tế bào sợi trong nghiên cứu và điều trị bỏng.

 

 

*BẢN ĐÍNH KÈM 3

Bệnh về da

Nguyên nhân

Cách phòng chống

Bệnh lang ben

Nhiễm nấm

Không dùng chung đồ cá nhân như quần, áo, khăn tắm.

Bệnh mụn trứng cá

Tắc nghẽn nang lông do bài tiết chất nhờn hoặc bụi bẩn.

Vệ sinh da sạch sẽ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Bệnh ghẻ

Cái ghẻ kí sinh trên da

Vệ sinh da sạch sẽ, không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

 

* BẢN ĐÍNH KÈM 4

PHIẾU ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH VỀ DA TRONG TRƯỜNG HỌC HOẶC KHU DÂN CƯ

Họ và tên cá nhân/ nhóm điều tra:

Địa điểm điều tra: Trường THCS……

Stt

Tên bệnh

Số người mắc bệnh

Biện pháp phòng, chống đã thực hiện (nếu có)

Ghi chú

1

Mụn trứng cá

50

- Rửa mặt với sữa rửa mặt

- Dùng kem chống nắng

- Đeo khẩu trang khi đi đường hoặc nơi bụi bẩn.

 

2

Thủy đậu

15

- Tiêm vaccine.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

 

3

Nấm da đầu

5

- Sấy tóc khô ngay khi gội hoặc đi ngoài mưa về

- Không gội đầu quá nhiều lần hoặc quá ít.

 

Nhận xét về tình hình mắc các bệnh về da: Mụn trứng cá là bệnh về da khó phòng nhất do HS đang độ tuổi dậy thì nội tiết tố thay đổi. Bệnh thủy đậu xuất hiện theo từng mùa, những bạn đã từng mắc sẽ không tái nhiễm nữa, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo trên toàn bộ cơ thể. Bệnh nấm da đầu có thể che dấu được nên nhiều bạn chủ quan không điều trị bệnh khiến bệnh trở nặng.

Các bạn HS nên giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh về da. Nếu mắc bệnh cần chữa trị sớm và đúng cách.

CÁC TÀI LIỆU SINH HỌC 8 CHẤT LƯỢNG: 

Hoạt động 3: Tìm hiểu thân nhiệt và cách đo thân nhiệt.

a)    Mục tiêu: Nêu được khái niệm thân nhiệt; thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt; nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định; nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt. Nêu được các bước cấp cứu khi cảm nóng.

b)   Nội dung: HS thực hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử. HS tiếp tục nghiên cứu kênh chữ và kênh hình rồi trả lời câu hỏi trong sgk.

c)    Sản phẩm: Khái niệm về thân nhiệt; kết quả đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử; đáp án cho các câu hỏi câu hỏi mục II sgk và câu luyện tập, phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể.

d)   Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra một số câu hỏi nhanh, HS dựa vào kiến thức cá nhân để trả lời:

+ Thân nhiệt là gì?

+ Ở mỗi vùng trên cơ thể, nhiệt độ có giống nhau không?

+ Thân nhiệt ở người bình thường là khoảng bao nhiêu?

+ Hãy trả lời câu hỏi 4 sgk trang 187.

 

 

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 chiếc nhiệt kế điện tử và bông y tế và yêu cầu hoàn thành luyện tập sgk trang 187.

 

- GV yêu cầu HS nêu các bước tiến hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử.

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kênh chữ và kênh hình, trả lời câu hỏi 5 sgk trang 188

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin sgk, hoàn thành câu 6, 7, luyện tập sgk trang 189.

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Thân nhiệt

1. Tìm hiểu thân nhiệt và cách đo thân nhiệt.

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.

- Mỗi vùng trên cơ thể có nhiệt độ khác nhau.

- Thân nhiệt duy trì ổn định từ 36,5 đến 37oC.

- Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 187:

Thân nhiệt trên 38oC chứng tỏ cơ thể đang bị sốt.

 

* Thực hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử.

 

-Các bước đo:

Bước 1: Bật nguồn nhiệt kế.

Bước 2: Đưa đầu của nhiệt kế vào vị trí cần đo (trán, tai, …) và bật nút để máy nhận dữ liệu và tiến hành đo.

Bước 3: Đợi 3 đến 5 giây và đọc kết quả đo so sánh với mức nhiệt độ tiêu chuẩn để có kết luận về tình trạng nhiệt độ cơ thể.

Bước 4: Tắt nguồn nhiệt kế, vệ sinh và bảo quản để đảm bảo chất lượng sử dụng.

 

 

2. Tìm hiểu vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.

Trả lời câu hỏi 5 sgk trang 188

- Khi trời nắng nóng hoặc lao động nặng, thông tin này được truyền đến não, não điều khiển cơ dựng lông, mao mạch dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

- Khi trời lạnh thông tin này được truyền đến não, não điều khiển các mao mạch ở da co lại, ngừng tiết mồ hôi, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt.

- Khi trời quá lạnh, cơ co dãn liên lục gâu phản xạ run để sinh nhiệt.

- Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết sự sinh nhiệt.

⇨  Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.

 

 

 

3. Phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể.

- Đáp án câu 6 sgk trang 189

*BẢN ĐÍNH KÈM 5 DƯỚI HĐ3

- Đáp án câu 7 sgk trang 189

Thứ tự các bước sơ cứu là:

+ B1: Di chuyển người bị say nắng đến nơi râm mát, cởi bớt trang phục không cần thiết

+ B2: Làm mát cơ thể

+ B3: Đánh giá mức độ tỉnh táo của người bị say nắng. Nếu bệnh nhân tỉnh táo thì tiến hành đỡ dậy bổ sung nước. Nếu bệnh nhân chưa tỉnh, tiếp tục các biện pháp làm mát cơ thể trong lúc chờ xe cấp cứu.

+ B4: gọi xe cấp cứu.

- Đáp án câu luyện tập sgk trang 189

Tác dụng của run cơ để tạo nhiệt cho cơ thể bớt lạnh.

 

 

*BẢN ĐÍNH KÈM 5

 

Cảm nóng

Cảm lạnh

Biểu hiện

- Sốt

- Chóng mặt, choáng váng

- Da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi

- Buồn nôn, ói mửa

- Da ửng đỏ

- Mạch đập nhanh,…

- Nghẹt mũi, khó thở

- Chảy nhiều nước mũi, nước mắt

- Ho, đau họng, viêm họng

- Đau đầu, đau nhức cơ thể

- Hắt hơi, sốt nhẹ

- Cảm thấy mệt mỏi.

Nguyên nhân

- Hoạt động ngoài trời nắng quá lâu.

- Mặc quần áo quá dày, không uống đủ nước trong điều kiện thời tiết nóng.

- Do sự lây truyền virus cảm lạnh cùng với thời tiết lạnh.

Cách phòng chống

Che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy, hạn chết ra ngoài trời khi nắng nóng, …

Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý 2 đến 4 lần/ ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,…

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

C.   HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a)Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức da và điều hòa thân nhiệt qua các câu hỏi trắc nghiệm.

b)Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về cấu tạo, chức năng của da; điều hòa thân nhiệt của cơ thể; các phương pháp chống nóng, lạnh; chữa cảm nóng, cảm lạnh.

c)  Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

d)Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Lớp nào nằm ngoài cùng da và tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?

A.   Lớp biểu bì.

B.   Lớp bì.

C.   Lớp mỡ dưới da.

D.   Lớp mạch máu.

Câu 2: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?

A.   Dự trữ đường.

B.   Cách nhiệt.

C.   Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài.

D.   Vận chuyển chất dinh dưỡng.

Câu 3: Nguyên nhân gâybệnh lang ben là

A.   Virus.

B.   Vi khuẩn.

C.   Nấm.

D.   Côn trùng.

Câu 4: Hoạt động không giúp bảo vệ da an toàn là

A.   Giữ gìn vệ sinh thân thể.

B.   Sử dụng kem chống nắng đúng cách.

C.   Sau khi trang điểm không làm sạch da.

D.   Sử dụng mỹ phẩm phù hợp với da.

Câu 5: Những phản xạ nào của cơ thể để duy trì nhân nhiệt ổn định ở người?

A.   Tiết mồ hôi.

B.   Run.

C.   Lỗ chân lông co.

D.   Đi tiểu nhiều lần.

Câu 6: Khi cơ thể bị cảm lạnh nên

A.   Uống nước đá

B.   Súc miệng bằng nước muối

C.   Mặc quần áo thoáng mát

D.   Không vệ sinh mũi

Câu 7: Để tránh cảm nóng, chúng ta không nên

A.   Tránh ở ngoài nắng quá lâu.

B.   Đội mũ nón khi làm việc ngoài trời.

C.   Chơi thể thao trong bóng râm hoặc trong nhà.

D.   Tắm ngay sau khi ra mồ hôi nhiều.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

-       HS suy nghĩ trả lời

-       GV điều hành, quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-       HS giơ tay phát biểu

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

A

B

C

C

B

B

D

 

D.   HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a)Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và biết ứng dụng những kiến thức về da và điều hòa thân nhiệt ở cơ thể vào đời sống.

b)Nội dung: HS làm việc nhóm đôi vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập trong phiếu bài tập.

c)  Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi vận dụng liên quan đến da, các bệnh về da, điều hòa thân nhiệt và các phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể.

d)Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 8, giáo án sinh học 8 chân trời sáng tạo , giáo án lớp 8 chân trời sáng tạo , giáo án môn sinh học 8 chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI