Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều

Bộ giáo án hóa học 8 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 8 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án hóa học 8 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều
Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều

Xem video về:Giáo án hóa học 8 mới năm 2023 cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 4: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).
  • Tính được khối lượng mol (M)
  • Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m).
  • Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.
  • So sánh được khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
  • Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 o
  • Sử dụng được công thức n (mol) = để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 o
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm về mol, tỉ khối, thể tích mol của chất khí và công thức tính.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm mol, tỉ khối, thể tích mol của chất khí và cách tính.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các hiện tượng thực tiễn, để tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế, các ứng dụng trong cuộc sống (như bóng bay được bơm khí hydrogen,…).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. 

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 CÁNH DIỀU KHÁC :

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Nếu yêu cầu đếm số lượng viên gạch để xây bức tường của lâu đài (hình 4.1) và đếm số lượng hạt cát để xây bức tường của lâu đài bằng cát (hình 4.2), yêu cầu nào có thể thực hiện được ? Vì sao ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Với những vật thể có kích thước và khối lượng đáng kể như viên gạch, quả táo,… người ta dễ dàng xác định số lượng, khối lượng và thể tích của chúng bằng cách đếm, cân, đo,.. Nhưng với những hạt có kích thước vô cùng nhỏ bé như nguyên tử, phân tử rất khó để có thể cân và đếm được chúng, Vậy làm thế nào để có thể xác định một cách thuận lợi số nguyên tử, phân tử và khối lượng, thể tích của chúng khi tham gia và tạo thành phản ứng hóa học? Sau khi học xong bài học hôm nay chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài– Bài 4: Mol và tỉ khối chất khí

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm, ví dụ về mol.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời CH1 SGK trang 27.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm về mol, lấy được ví dụ, câu trả lời cho CH1 SGK trang 27.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :

Trong toán học, người ta quy định :

+ 1 tá trứng bằng bao nhiêu quả trứng? (12 quả trứng)

+ 1 chục quả trứng bằng bao nhiêu quả trứng? (10 quả trứng)

- GV: 12 và 10 là số lượng quy định chục và tá. Định nghĩa mol cũng được dựa trên cơ sở đó.

- GV đưa ra định nghĩa về mol: Mol là lượng chất có chứa 6,0221023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử,…) của chất đó.

- GV giải thích số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro, kí hiệu N.

- GV: Giá trị số Avogadro là vô cùng lớn. Nếu một máy đếm các nguyên tử với tốc độ 10 triệu nguyên tử mỗi giây thì sẽ mất khoảng 2 tỉ năm để đếm hết các nguyên tử trong một mol.

- GV yêu cầu HS trả lời CH1 SGK trang 27 :

1. Xác định số nguyên tử có trong :

a) 2 mol nguyên tử nhôm (aluminium)

b) 1,5 mol nguyên tử carbon

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 27.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 27.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về định nghĩa mol, chuyển sang nội dung mới.

I. Khái niệm mol

- Mol là lượng chất có chứa 6,022 1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử,…) của chất đó.

- Số 6,0221023 được gọi là số Avogadro, được kí hiệu là NA

Ví dụ :

+ 1 mol nguyên tử đồng (Cu) là lượng đồng có chứa 6,022  1023 nguyên tử Cu.

+ 1 mol phân tử nước (H2O) là lượng nước có chứa 6,022  1023 phân tử H2O.

Trả lời CH1 SGK trang 27:

a) 2 mol nguyên tử nhôm là lượng nhôm có chứa 2  6,022  1023 = 12,044  1023 nguyên tử nhôm

b) 1,5 mol nguyên tử carbon là lượng carbon có chứa 1,5  6,022  1023 = 9,033  1023 nguyên tử carbon

 

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 CÁNH DIỀU CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm, đơn vị khối lượng mol.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH2, 3 SGK trang 28
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra kết luận về khối lượng mol, lấy ví dụ, câu trả lời CH2, 3 SGK trang 28
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu khái niệm khối lượng mol của 1 chất: chính là khối lượng của 1 mol phân tử hoặc nguyên tử chất đó.

- GV: Về mặt trị số, khối lượng mol của một chất bằng khối lượng nguyên tử (hoặc phân tử) chất đó.

Ví dụ: Khối lượng nguyên tử Na là 23 amu, khối lượng mol nguyên tử Na là MNa = 23 g/mol

Khối lượng phân tử HCl là 36,5 amu, khối lượng mol phân tử HCl: MHCl = 36,5 g/mol

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về khối lượng nguyên tử và khối lượng mol của một số đơn chất, hợp chất.  

- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để lấy một lượng mol xác định của chât? (cân khối lượng chất rắn hoặc chất lỏng, đong thể tích chất lỏng,…)

- GV yêu cầu HS trả lời CH2, 3 SGK trang 28:

2. Quan sát hình 4.3, cho biết khối lượng 1 mol nguyên tử đồng và khối lượng 1 mol phân tử sodium chloride

3. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cho biết khối lượng mol nguyên tử hydrogen, nitrogen và magnesium.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình 4.3, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH2, 3 SGK trang 28.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH2, 3 SGK trang 28.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm khối lượng mol và đơn vị, chuyển sang nội dung mới.

II. Khối lượng mol

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

- Đơn vị: gam/mol

- Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay phân tử chất đó tính theo đơn vị amu.

Ví dụ:

+ Khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu, khối lượng mol nguyên tử của oxygen là 16 gam/mol.

+ Khối lượng phân tử nước là 18 amu, khối lượng mol phân tử của nước là 18 gam/mol

Trả lời CH2 SGK trang 28:

+ Khối lượng 1 mol nguyên tử đồng là: MCu = 64 g/mol

+ Khối lượng 1 mol nguyên tử sodium chloride là MNaCl = 58,5 g/mol

Trả lời CH3 trang 28:

+ Khối lượng mol nguyên tử hydrogen là MH = 1 g/mol

+ Khối lượng mol nguyên tử nitrogen là MN = 14 g/mol

+ Khối lượng mol nguyên tử magnesium là MMg = 24 g/mol

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tính được khối lượng mol của chất (M).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra công thức tính khối lượng mol chất.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu Ví dụ mục III SGK trang 29:

Đốt cháy hoàn toàn 6 gam carbon trong khí oxygen. Tính số mol carbon đã bị đốt cháy, biết khối lượng mol của carbon là 12 gam/mol

- GV đặt câu hỏi để gợi ý HS thực hiện:

+ 1 mol carbon nặng bao nhiêu gam ? (12 gam)

+ Gọi n là số mol carbon cần tìm thì n mol carbon nặng bao nhiêu gam? (6 gam)

+ Tính n như thế nào? (n =  (mol))

- GV: Hãy rút ra các công thức liên quan nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất?

- GV yêu cầu HS áp dụng các công thức đã rút ra ở trên để hoàn thành bảng sau:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

?

3

0,05

Nước

18

27

?

Sắt

56

?

0,2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về công thức tính số mol của chất, chuyển sang nội dung mới.

III. Chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng

Nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất, ta có công thức :

n =  (mol)  m = n  M (gam) ;

M =  (gam/mol)

Ví dụ:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

60

3

0,05

Nước

18

27

1,5

Sắt

56

11,2

0,2

CÁC TÀI LIỆU HÓA HỌC 8 CHẤT LƯỢNG: 

Hoạt động 4: Tìm hiểu thể tích mol của chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 oC.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH4 SGK trang 29.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm thể tích mol của chất khí, câu trả lời CH4 SGK trang 29.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục IV SGK trang 28, thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí

+ Trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất thì thể tích và khối lượng mol của chúng như nào?

- GV yêu cầu HS trả lời CH4 SGK trang 29:

4. Quan sát hình 4.4. cho biết ở điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC), thể tích 1 mol khí là bao nhiêu.

- GV lưu ý HS:

+ Giá trị 1 bar = 105 Pa, xấp xỉ bằng áp suất khí quyển ở độ cao ngang mặt nước biển hoặc vùng đồng bằng nơi ta đang sống.

+ Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích mol của chất rắn hoặc chất lỏng là khác nhau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH4 SGK trang 29

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH4 SGK trang 29

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thể tích mol của chất khí, chuyển sang nội dung mới.

IV. Thể tích mol của chất khí

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

- Một mol bất kì chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Trả lời CH4 SGK trang 29:

Ở điều kiện áp suất chuẩn, thể tích 1 mol khí là 24,79 l

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu về chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rút ra các công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích các chất khí ở điều kiện chuẩn
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi, ví dụ của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS viết vào vở công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở đktc, câu trả lời cho câu hỏi, ví dụ của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát bảng 4.1 SGK trang 30, hoạt động nhóm đôi rút ra mối liên hệ giữa thể tích và số mol khí.

- GV đặt câu hỏi gợi ý HS tìm mối liên hệ:

+ Quan sát bảng nhận thấy thể tích 1 mol khí oxygen là bao nhiêu? (24,79 l)

+ Vậy thể tích 2 mol, 0,5 mol khí oxygen lần lượt bao nhiêu?  (49,58 l, 12,395 l)

+ Rút ra được mối liên hệ gì giữa thể tích và số mol khí oxygen? ( =  24,79 l)

- GV yêu cầu HS từ mối liên hệ giữa thể tích và số mol khí oxygen, hãy rút ra công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và thể tích (V) của các chất khí ở điều kiện chuẩn (đktc)

- GV yêu cầu HS vận dụng công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích khí để thực hiện các Ví dụ sau:

1. Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?

2. Một hỗn hợp gồm 1 mol khí oxygen với 4 mol khí nitrogen. Ở 25 oC và 1 bar, hỗn hợp khí này có thể tích là bao nhiêu ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, ví dụ của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi, ví dụ của GV.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

V. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn thì ta có biểu thức:

V = 24,79  n (lít)  n =  (mol)

Trả lời Ví dụ:

1.

Thể tích 1,5 mol khí 25 oC, 1 bar là:

V = 24,791,5 = 37,185 (l)

2.

Số mol khí là: 1 + 4  = 5 (mol)

Thể tích hỗn hợp khí thu được là:

V = 24,795 = 123,95 (l)

 

 

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

Hoạt động 6: Tìm hiểu về tỉ khối chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí, so sánh được chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV, CH5, 6 SGK trang 30
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở khái niệm tỉ khối, công thức tính tỉ khối của chất khí, so sánh chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác, câu trả lời CH5, 6 SGK trang 30
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục IV SGK trang 30 – 31 và trả lời các câu hỏi:

+ Làm thế nào để so sánh khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? (So sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của khí B trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)

+ Tỉ khối của khí A đối với khí B là gì? Kí hiệu và công thức tính?

+ Làm thế nào để biết khí X nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? (So sánh khối lượng mol của khí X với khối lượng 1 mol không khí)

+ Viết công thức tính tỉ khối của một khí với không khí?

- GV yêu cầu HS trả lời CH5, 6 SGK trang 30:

5. Nếu không dùng cân, làm thế nào có thể biết được 24,79 lít khí N2 nặng hơn 24,79 lít khí H2 bao nhiêu lần (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)?

6. Làm thế nào biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH5, 6 SGK trang 30

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH5, 6 SGK trang 30

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm tỉ khối mol của chất khí và công thức.

VI. Tỉ khối của chất khí

- Tỉ khối của khí A đối với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B.

- Công thức:

dA/B =

- dA/B  cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần

- Ví dụ:

Vậy khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần.

- Tỉ khối của khí X đối với không khí là:

dX/kk =

Trả lời CH5, 6 SGK trang 30 :

5. Ta có:

Vậy khí N2 nặng hơn khí H2 14 lần

6.

Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của khí B.

dA/B =

+ Nếu dA/B > 1 thì khí A nặng hơn khí B

+ Nếu dA/B < 1 thì khí A nhẹ hơn khí B

 

  

  1. -------------- Còn tiếp -------------

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 8, giáo án hóa học 8 cánh diều, giáo án lớp 8 cánh diều, giáo án môn hóa học 8 cánh diều

Xem thêm giáo án khác