Tải GA word hóa học 7 cánh diều

Dưới đây là giáo án Hóa học 7 cánh diều. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải GA word hóa học 7 cánh diều
Tải GA word hóa học 7 cánh diều
Tải GA word hóa học 7 cánh diều
Tải GA word hóa học 7 cánh diều
Tải GA word hóa học 7 cánh diều
Tải GA word hóa học 7 cánh diều
Tải GA word hóa học 7 cánh diều
Tải GA word hóa học 7 cánh diều

Xem video về:Tải GA word hóa học 7 cánh diều

Đầy đủ Giáo án hóa học THCS cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.
  • Viết được kí hiệu hóa học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu hóa học trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  • Nhận biết được 20 nguyên tố đầu tiên.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trên nhãn của một loại thuốc phòng bệnh loãng xương, giảm đau xương khớp có ghi các từ calcium, magnesium, zinc. Theo em, các từ này có ý nghĩa gì?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Đó là tên của 3 nguyên tố hóa học có trong thành phần thuốc để bổ sung cho cơ thể.

- GV dẫn dắt vào bài học: Cụm từ calcium, magnesium, zinc xuất hiện trên nhãn hộp thuốc chính là tên của 3 nguyên tố hóa học. Vậy nguyên tố hóa học là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm về nguyên tố hóa học, kí hiệu nguyên tố hóa học, cũng như viết được kí hiệu hóa học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Nguyên tố hóa học.

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 CÁNH DIỀU ĐẦY ĐỦ:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tố hóa học là gì?

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm và đặc trưng nguyên tố hóa học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1 – Mô hình cấu tạo các nguyên tử khác nhau thuộc cùng nguyên tố carbon SGK tr.15 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

+ Các nguyên tử có cùng nguyên tố hóa học có đặc điểm gì giống nhau?

- GV giới thiệu kiến thức: Cho đến nay, Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã công bố tìm thấy 118 nguyên tố hóa học 

+ Nguyên tố trong tự nhiên: trên 90 nguyên tố.

+ Còn lại là nguyên tố nhân tạo (do con người tổng hợp)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu các nguyên tố trong tự nhiên và các nguyên tố nhân tạo mà em biết.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.15 để biết:

+ Các chất trong cơ thể chúng ta được thành từ khoảng 25 nguyên tố hóa học, chủ yếu là oxy, carbon, hydrogen, phosphorus, calcium, nitrogen.

+ Calcium có nhiều trong xương và men răng.

+ Nguyên tố iron (sắt) là thành phần quan trọng của hồng cầu trong máu.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Số lượng mỗi hạt của một nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây. Hãy cho biết những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về nguyên tố hóa học là gì?

- Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử.

- Hình vẽ mô tả những nguyên tử khác nhau nhưng cùng có 6 proton trong nguyên tử nên thuộc cùng nguyên tố carbon.

à Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

- Một số nguyên tố trong tự nhiên và các nguyên tố nhân tạo:

+ Nguyên tố trong tự nhiên: carbon, hydrogen, oxygen, sodium (natri), magnesium, sulfur (lưu huỳnh),..

+ Nguyên tố nhân tạo: americi, curi, nobeli, bohri,…

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân, nên những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là:

+ Nhóm 1: nguyên tử X1, X3, X7.

+ Nhóm 2: nguyên tử X2, X5.

+ Nhóm 3: nguyên tử X4, X8.

+ Nhóm 4: nguyên tử X3, X8.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tên nguyên tố hóa học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được có nhiều cách khác nhau để đặt tên các nguyên tố hóa học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu cách đặt tên của nguyên tố học.

- GV yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ về cách gọi tên các nguyên tố hóa học mà em biết.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.16 và trình chiếu hình ảnh:

+ 13 nguyên tố hóa học đã quen dùng trong đời sống của người Việt Nam là vàng (gold), bạc (silver), đồng (copper), chì (lead), sắt (iron), nhôm (aluminium), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), thiếc (tin), nito (nitrogen), natri (sodium), kali (potassium) và thủy ngân (mecury).

+ Trên thực tế, 13 nguyên tố này được dùng cả hai tên tiếng Việt và tiếng Anh để tiện tra cứu.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đọc tên 20 nguyên tố hóa học trong Bảng 2.1.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên gọi riêng.

- Việc đặt tên nguyên tố dựa vào nhiều cách khác nhau như liên quan đến tính chất và ứng dụng của nguyên tố; theo tên các nhà khoa học hoặc theo tên các địa danh.

+ Ví dụ:

·        Tên nguyên tố carbon (thành phần chính của than) bắt nguồn từ tiếng La-tinh, carbo (nghĩa là than).

·        Tên nguyên tố hydrogen bắt nguồn từ tiếng Pháp, hydogène nghĩa là sinh ra nước.

·        Tên nguyên tố mendelevi bắt nguồn từ tên nhà hóa học người nga Men-đê-lê-ép.

·        Tên nguyên tố poloni bắt nguồn từ tên đất nước Ba Lan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 CÁNH DIỀU CHI TIẾT:

Hoạt động 3: Tìm hiểu về kí hiệu hóa học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm biết cách biểu diễn nguyên tố hóa học bằng kí hiệu hóa học
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu cách biểu diễn kí hiệu hóa học của một nguyên tố. Nêu ví dụ cụ thể.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Hoàn thành thông tin vào bảng sau:

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Ghi chú

Iodine

?

 

Kí hiệu có 1 chữ cái

Fluorine

?

Phosphorus

?

Neon

?

Kí hiệu có 2 chữ cái

Silicon

?

Aluminium

?

+ Đọc và viết tên các nguyên tố hóa học có kí hiệu là C, O, Mg, S.

- GV lưu ý HS: Trong một số trường hợp, kí hiệu hóa học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC. Ví dụ:

+ Kí hiệu nguyên tố potassium là K, bắt nguồn từ tên Latinh: kalium.

+ Kí hiệu nguyên tố copper là Cu, bắt nguồn tên Latinh: cuprum.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hoàn thành thông tin về tên hoặc kí hiệu hóa học của nguyên tố theo mẫu trong các ô sau:

 

 

 

 

 

Đọc tên hóa học của các nguyên tố hóa học có trong mỗi ô trên.

- GV yêu cầu HS làm bài tập vận dụng: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra calicium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh, cơ tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Thực phẩm và thuốc bổ chứa nguyên tố calcium giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở tuổi già và hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của trẻ em.

a. Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố calicium và đọc tên.

b. Kể tên ba thực phẩm có chứa nhiều calicium mà em biết.

- GV yêu cầu HS đọc mục Tìm hiểu thêm SGK tr 18, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy lựa chọn một trong các nguyên tố hóa học hydrogen, helium, oxygen, neon, phosphorus. Tìm hiểu một số thông tin về nguyên tố hóa học đó và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Gợi ý một số thông tin có thể tìm hiểu về nguyên tố hóa học:

+ Tên và kí hiệu của nguyên tố hóa học đó là gì?

+ Nguyên tố hóa học đó được tìm thấy khi nào? Ai là người phát hiện ra nguyên tố đó và bằng cách nào?

+ Nguyên tố đó có ứng dụng gì trong cuộc sống?

- GV chốt lại nối dung bài học:

+ Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

+ Mỗi nguyên tố hóa học có tên gọi và kí hiệu hóa học riêng.

+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái trong tên nguyên tố. Chữ cái đầu tiên được viết ở dạng in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) ở dạng in thường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Tìm hiểu về kí hiệu hóa học

- Kí hiệu hóa của một nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố. Chữ cái đầu tiên được viết ở dạng in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) ở dạng in thường.

- Ví dụ:

+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố nitrogen là N.

+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố neon là Ne.

-

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Ghi chú

Iodine

I

 

Kí hiệu có 1 chữ cái

Fluorine

F

Phosphorus

P

Neon

Ne

Kí hiệu có 2 chữ cái

Silicon

Si

Aluminium

Al

- Các nguyên tố hóa học có kí hiệu:

+ C: Carbon.

+ O: Oxygen.

+ Mg: Magnesium.

+ S: Sulfur (lưu huỳnh).

- (2) He, (5) Ne, (6) P.

- Kí hiệu hóa học của nguyên tố calicium là Ca.

Ba thực phẩm có chứa nhiều calicium là các loại hạt (vừng, hạt chia,…), phô mai, sữa chua.

- Tìm hiểu về nguyên tố:

+ Kí hiệu hóa của nguyên tố oxygen là O.

+ Nguyên tố hóa học oxygen được Michael Sendivogius phân lập trước năm 1604, nhưng nguyên tố này được phát hiện độc lập bởi Carl Wilhelm Scheele, ở Uppsala, vào năm 1773 hoặc sớm hơn, và Joseph Priestley ở Wiltshire, vào năm 1774. Tên gọi oxy được đặt ra vào năm 1777 bởi Antoine Lavoisier, người đầu tiên công nhận oxy như một nguyên tố hóa học và mô tả chính xác vai trò của nó trong quá trình cháy.

+ Oxy được sử dụng:

·        Chất oxy hóa, chỉ có fluor có độ âm điện cao hơn nó. Oxy lỏng được sử dụng làm chất oxy hóa trong tên lửa đẩy.

·        Là chất duy trì sự hô hấp, vì thế việc cung cấp bổ sung oxy được thấy rộng rãi trong y tế. Những người leo núi hoặc đi trên máy bay đôi khi cũng được cung cấp bổ sung oxy.

·        Được sử dụng trong công nghệ hàn cũng như trong sản xuất thép và rượu methanol.

·        Là một chất kích thích nhẹ, có lịch sử trong việc sử dụng trong giải trí mà hiện nay vẫn còn sử dụng. Các cột chứa oxy có thể nhìn thấy trong các buổi lễ hội ngày nay.

·        Trong thế kỷ XIX, oxy thường được trộn với nitơ oxide để làm các thuốc giảm đau.

 

 

 

 

 

 

 SOẠN HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU KHÁC:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Copper và carbon là các:

  1. Hợp chất.
  2. Hỗn hợp.
  3. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
  4. Nguyên tố hóa học.

Câu 2. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của nguyên tố hóa học magnesium?

  1. MG.
  2. Mg.
  3. mg.
  4. mG.

Câu 3. Đến nay, con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học:

  1. 118.
  2. 94.
  3. 20.
  4. 1 000 000.

Câu 4. Hãy điền các kí hiệu hóa học phù hợp vào ô tương ứng với tên gọi của nguyên tố:

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học của nguyên tố

Calcium

 

Carbon

 

Oxygen

 

Nitrogen

 

Beryllium

 

Hydrogen

 

Potassium

 

Neon

 

Chlorine

 

Iron

 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án D.

Câu 2. Đáp án B.

Câu 3. Đáp án A.

Câu 4.

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học của nguyên tố

Calcium

Ca

Carbon

C

Oxygen

O

Nitrogen

N

Beryllium

Be

Hydrogen

H

Potassium

K

Neon

Ne

Chlorine

Cl

Iron

Fe

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

Câu 1. Số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của một số nguyên tử được cho trong bảng sau

Kí hiệu hóa học

F

Ne

Na

S

Cl

Ar

K

K

Ca

Khối lượng NT

19

22

23

32

35

39

39

40

40

Số hiệu NT

9

10

11

16

17

18

19

19

20

  1. Hạt nhân nguyên tử Na có bao nhiêu hạt proton.
  2. Nguyên tử S có bao nhiêu electron?
  3. Hạt nhân nguyên tử Cl có bao nhiêu hạt neutron?
  4. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Câu 2. Cho các nguyên tố hóa học sau: carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, phosphorus, chlorine, sulfur, calcium, potassium, iron, iodine  và argon.

  1. Kể tên 5 nguyên tố hóa học có trong không khí.
  2. Kể tên 4 nguyên tố hóa học có trong nước biển.
  3. Kể tên 4 nguyên tố hóa học chiếm thành phần phần trăm khối lượng lớn nhất của cơ thể con người.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1.

  1. Hạt nhân nguyên tử Na có 11 hạt proton.
  2. Nguyên tử S có 16 electron.
  3. Hạt nhân nguyên tử Cl có 18 hạt neutron?
  4. Hai nguyên tử K có khối lượng nguyên tử là 39 và 40, nhưng đều có số hiệu nguyên tử 19 nên đều là nguyên tố K.

Câu 2.

  1. 5 nguyên tố hóa học có trong không khí là: nitrogen, oxygen, carbon, argon, hydrogen.
  2. 4 nguyên tố hóa học có trong nước biển là: oxygen, hydrogen, chlorine.
  3. 4 nguyên tố hóa học chiếm thành phần phần trăm khối lượng lớn nhất của cơ thể con người: oxygen, hydrogen, nitrogen, carbon.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 7, giáo án hóa học 7 cánh diều, giáo án lớp 7 cánh diều, giáo án môn hóa học 7 cánh diều

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU