Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức

Xem video về:Tải GA word ngữ văn 7 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án ngữ văn THCS kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG (13 TIẾT)

(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 8 tiết; Viết: 4 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được tính cách nhân vật; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.
  • Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.
  • Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.
  • Bước đầu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
  • Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
  • Biết bồi đắp, trân trọng tình yêu thương.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

Hoạt động 1: Tìm hiểu Giới thiệu bài học

- GV khái quát phần Giới thiệu bài học gồm có hai nội dung:

+ Khái quát chủ đề Cội nguồn yêu thương và nêu thể loại của văn bản đọc chính (truyện).

+ Giới thiệu văn bản đọc kết nối chủ đề.

- GV hướng dẫn HS tự đọc phần Giới thiệu bài học SGK tr.57 và yêu cầu HS: Xác định thể loại văn bản đọc chính và nhận biết sự kết nối giữa các văn bản.

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.

 - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Khám phá tri thức ngữ văn

- GV yêu cầu HS tự đọc phần Tri thức ngữ văn SGK tr.58.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Thay đổi kiểu người kể chuyện là gì?

+ Thay đổi kiểu người kể chuyện nhằm mục đích gì?

+ Số từ là gì?

+ Phó từ là gì?

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.

+ Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. Có tác phẩm sử dụng hai, ba người kể chuyện ngôi kể thứ nhất; có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

+ Thay đổi kiểu người kể chuyện nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.

+ Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.

+ Phó từ là những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

SOẠN GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 KNTT ĐẦY ĐỦ:

VĂN BẢN 1: VỪA NHẮM MẮT VÙA MỞ CỬA SỔ

(Trích, Nguyễn Ngọc Thuần)

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất; hiểu tính cách của nhân vật “tôi” (thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ về khu vườn, về bố và bạn Tí) và nhân vật người bố (chủ yếu được thể hiện qua ý nghĩ của nhân vật “tôi”. Qua đó, biết cảm nhận về thế giới xung quanh một cách tinh tế hơn; được bồi đắp tình yêu thiên nhiên, con người và cảm xúc thẩm mĩ.
  • Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm của tác giả (được thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi”, lời nhân vật người bố) và biết lí giải một cách hợp lí. 
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Biết các thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
  • Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
  • Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi :

+ Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loại hoa ấy bằng những cách nào?

+ Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - một cuốn sách để lại vô vàn tâm sự, cảm xúc cho người đọc khi qua những câu chuyện, những lời tự sự của sống ở nông thôn, và không hề có bất kỳ dấu chân nào của công nghệ internet ghé ngang. Một tuổi thơ gắn liền với những điều bình dị. Có thể khẳng định rằng, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong những tác phẩm đem đến giá trí giáo dục cao. Sức hút của tác phẩm không chỉ dừng lại ở đối tượng người đọc nhỏ tuổi mà còn lôi cuốn những người đọc lớn tuổi. Chúng ta cùng đi tìm hiểu những điều thú vị và lôi cuốn đó trong bài học ngày hôm nay – Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (trích, Nguyễn Ngọc Thuần).

SOẠN GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 KNTT CHI TIẾT:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc đoạn trích Vừa nhăm mắt vừa mở cửa sổ, hiểu nghĩa của những từ khó, tóm tắt cốt truyện; bước đầu cảm nhận ý nghĩa của chi tiết trong cốt truyện và trong việc khắc họa tính cách nhân vật.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc thành tiếng đoạn đầu và mời HS thay nhau đọc to, rõ ràng, diễn cảm một số đoạn quan trọng.

- GV yêu cầu HS tự tóm tắt được cốt truyện.

- GV hướng dẫn HS: Với đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ cần nắm bắt một số chi tiết miêu tả nhân vật và bước đầu cảm nhận được ý nghĩa của chi tiết trong cốt truyện và trong việc khắc họa tính cách nhân vật.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cần lưu ý những chi tiết nào trong lời kể chuyện của nhân vật “tôi” về bố?

- GV yêu cầu HS: Đọc và giải nghĩa của một số từ khó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Đọc văn bản

- Cần lưu ý những chi tiết trong lời kể chuyện của nhân vật “tôi” về bố:

+ Bố trồng nhiều hoa.

+ Bố chế tạo cho con chiếc bình tưới cây rất xinh xắn, kiên nhẫn và hướng dẫn và khích lệ con tập nhắm mắt để “nhìn” khu vườn,…

- Gải nghĩa của một số từ khó:

+ Mền: chăn.

+ Chén: bát.

+ Té: ngã.

+ Tui: tôi.

+ Vậy cà: như vậy nhỉ, là những từ chêm vào cuối câu để biểu thị sự ngạc nhiên về điều nào đó.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số thông tin chính về tác giả Nguyễn Ngọc Thuần, xác định được vị trí của đoạn trích, giới thiệu ngắn gọn về nhân vật “tôi”; nắm và phân tích được một số chi tiết tiêu biểu của truyện; cảm nhận về hình ảnh và tính cách của nhân vật người bố; liệt kê và phân tích được những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục Sau khi đọc và Em có biết SGK tr.63 và trả lời câu hỏi:

+ Giới thiệu một vài hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Ngọc Thuần.

+ Giới thiệu một vài nét về tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

+ Xác định vị trí của đoạn trích và giới thiệu ngắn gọn về nhân vật “tôi”  .

 

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1:

Những trò chơi của người bố

Nội dung trò chơi

Tâm trạng người con

Kết quả đạt được

Nhóm 1 : Trò chơi đoán tên các loài hoa

 

 

 

Nhóm 2: Trò chơi nhắm mắt để tìm kiếm một vật

 

 

 

Nhóm 3: Cách trân trọng những món quà trong cuộc sống

 

 

 

Nhóm 4 : Trò chơi ngửi và gọi tên các loài hoa

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có đồng tình với nhân vật bố khi nói về những món quà không? Vì sao?

 

- GV nhận xét: Các trò chơi ngày càng khó hơn, tạo ra được sự hấp dẫn với đứa con.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân vật người bố chủ yếu được miêu ta qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

+ Nêu cảm nhận của em về tính cách của người bố.

+ Em cảm nhận thế nào về tình cha con trong văn bản?

 

- GV dẫn dắt và nhắc lại cho HS: Qua những trò chơi của người bố, người con hiểu và trân trọng thế giới thiên nhiên xung quanh mình.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu?

+ Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật tôi?

 

- GV đặt câu hỏi: Vậy bí mật ngọt ngào, hạnh phúc khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ mà nhân vật  “tôi” đã phát hiện được là gì? Theo em, những bí mật đó mang lại điều gì cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Khám phá văn bản

2.1. Tác giả, tác phẩm

Tác giả

- Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 ở Bình Thuận.

- Là cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần mang một vẻ đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ. Ở đó, có bao nhiêu sợi tơ của niềm yêu thương, trìu mến kết nối tâm hồn mỗi chúng ta với thiên nhiên, con người, cuộc sống.

- Một số sáng tác của ông được độc giả yêu mến như: Một thiên nằm mộng (2001), Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (2003), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2004),..

Tác phẩm

- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ giành giải thưởng Pi-tơ-pen của Ủy ban Quốc tế về sách dành cho thiếu nhi tại Thụy Điển (2008) và được dịch ra nhiều thứ tiếng.

- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật Dũng – một cậu bé mười tuổi có tâm hồn trong sáng, tinh tế. Cậu bé kể về những trải nghiệm, những vui buồn trong cuộc sống hằng ngày. Qua cái nhìn trong trẻo, ấm áp của trẻ thơ, cả một thể giới hiện lên vừa gần gũi, thân thương, vừa phong phú, đầy sức cuốn hút. 

2.2. Tìm hiểu chi tiết

Nhân vật người bố và những trò chơi của người bố

Những trò chơi của người bố

Trò chơi đoán tên các loài hoa

- Chi tiết tiêu biểu cho thấy nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt để nhận ra những bông hoa trong khu vườn: Tôi có thể chạm bất cứ loài cây nào và nói đúng tên của nó.

à Cảm nhận bằng xúc giác (đôi bàn tay)

Trò chơi nhắm mắt để tìm kiếm một vật

- Chi tiết tiêu biểu cho thấy nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách nhă nhắm mắt để tim kiếm một vật: Bố hay giấu cục kẹo đâu đó rồi đố tôi và lần nào tôi cũng tìm thấy. Bố còn đố khi tôi nhắm mắt, bố đứng cách tôi bao xa.

à Cảm nhận bằng cảm giác.

Trân trọng những món quà trong cuộc sống

- Chi tiết tiêu biểu cho thấy nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách trân trọng những món quà trong cuộc sống: Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó.

à Cách chúng ta nhận hay cho đi món quà  thể hiện nét đẹp của chính mình. Vẻ đẹp của món quà không nằm ở giá trị vật chất, cách trao tặng và đón nhận món quà thể hiện con người chúng ta. Chính tình cảm yêu thương chân thành khiến món quà trở nên quý giá.

Trò chơi ngửi và gọi tên các loài hoa

- Chi tiết tiêu biểu cho thấy nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách ngửi và gọi tên loài hoa: Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó….nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.

à Cảm nhận bằng khướu giác.

Hình ảnh nhân vật người bố

- Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể nhân vật “tôi”. Vừa có tác dụng miêu tả tính cách nhân vật người bố, vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”.

- Tính cách nhân vật người bố:

+ Kiên nhẫn dậy con cách cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống và sự sống trong khu vườn; gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết, coi con là món quà quý giá nhất của cuộc đời.

+ Yêu thương Tí, trân trọng món quà đơn sơ của Tí.

+ Thích trồng hoa, luôn chăm sóc và biết lắng nghe tiếng nói của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên.

- Nhân vật  người bố rất yêu thương con, luôn quan tâm và gần gũi với con, có tâm hồn phong phú, sâu sắc, trái tim nhân hậu.

Những cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật “tôi”

Nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu vì em đã tập nhắm mắt để lắng nghe và cảm nhận thế giới xung quanh. Nhờ luyện tập, em có thể lắng nghe âm thanh và đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào. Vì vậy, chi tiết này có liên quan đến chi tiết trước đó – Nhân vật “tôi” chỉ cần lắng nghe tiếng bước chân mà vẫn cảm nhận được chính xác bố đang cách tôi bao nhiêu mét.

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi”  về bố:

+ Yêu quý, gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho tôi chiếc bình tươi xinh xắn, dạy tôi cách cảm nhận về khu vườn, bố là món quà bự nhất của tôi,…

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi”  về Tí:

+ Coi Tí là người bạn thân nhất.

+ Sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con.

+ Thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên.

- Bí mật ngọt ngào, hạnh phúc khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ mà nhân vật  “tôi” đã phát hiện được là tiếng bước chân, là mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn, không chỉ thấy những bông hoa thơm mà còn nhìn thấy cả bông hông ngay trong đêm tối.

à Những bí mật đó đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật  “tôi”.

SOẠN NGỮ VĂN 8 KNTT KHÁC:

Hoạt động 3: Viết kết nối với đọc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một món quà em đặc biệt yêu thích.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một món quà em đặc biệt yêu thích.

- GV hướng dẫn HS: HS tìm ý cho đoạn văn bằng một số câu hỏi gợi ý:

+ Đó là món quà của ai?

+ Em được nhận khi nào?

+ Điều gì khiến em đặc biệt yêu thích món quà đó?

+ Món quà đó có ý nghĩa như thế nào với em?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV kiểm tra vào tiết học sau.

- GV nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Viết kết nối với đọc

- HS viết đoạn văn theo hướng dẫn của GV. Báo cáo vào tiết học sau.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật tôi trong câu chuyện? Theo em, cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Cách cảm nhận của nhân vật tôi trong câu chuyện đã dần dần thay đổi: ban đầu, nhân vật không thể đoán được tên loài hoa, dần dần đã thuộc tên và rồi khi nhắm mắt lại, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên. Như vậy, nhân vật đã cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu thiên nhiên quanh mình.

+ Cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, đó là cách cảm nhận sâu sắc, không hời hợt. Khi ta cảm nhận bằng cả tâm hồn và tình yêu thương ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua câu văn “những bông hoa chính là người đưa đường” là gì? Từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thế giới tự nhiên?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Câu văn “những bông hoa chính là người đưa đường”  cho ta hiểu “thế giới” chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận bằng mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình.

+ Qua đó, chúng ta thấy tác giả đã thể hiện thái độ trân trọng, yêu thương thế giới tự nhiên.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

- Phiếu học tập số 1.

 

(Đính kèm Phiếu học tập số 1).

Phiếu học tập số 1:

 

Trường THCS:............

Lớp:..............................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Câu hỏi: Hoàn thành bảng Những trò chơi của người bố theo đúng nhiệm vụ của nhóm mình:

Những trò chơi của người bố

Nội dung trò chơi

Tâm trạng người con

Kết quả đạt được

Nhóm 1 : Trò chơi đoán tên các loài hoa

 

 

 

Nhóm 2: Trò chơi nhắm mắt để tìm kiếm một vật

 

 

 

Nhóm 3: Cách trân trọng những món quà trong cuộc sống

 

 

 

Nhóm 4 : Trò chơi ngửi và gọi tên các loài hoa

 

 

 

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 7, giáo án ngữ văn 7 KNTT, giáo án lớp 7 KNTT, giáo án môn văn 7 kết nối

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC