Tải GA word mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo
Dưới đây là giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Tải GA word mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo
Đầy đủ Giáo án mĩ thuật THCS chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
- Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
- Giáo án Mĩ thuật 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
- Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 2)
- Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 1)
- Bài giảng Powerpoint mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo
- Tải GA word mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo
- Tải bài giảng điện tử mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7. NGÔI NHÀ TRONG TRANH
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Chỉ ra được cách vẽ phối cảnh xa gần của ngôi nhà và cảnh vật trong tranh
- Vẽ được bức tranh ngôi nhà có hình khối và không gian xa gần
- Phân tích được màu sắc, đậm nhạt của ngôi nhà và cảnh vật trong bài vẽ
- Chia sẻ được cảm nhận về vai trò của môi trường với cuộc sống của con người.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập : vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực riêng: Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ; Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ; Năng lực phân tích thẩm mĩ:
- Phẩm chất: Trung thực và trách nhiệm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: Giáo án, sgk, hình ảnh sưu tầm về các ngôi nhà.
- Đối với HS: Giấy, bút, màu vẽ, tẩy.
SOẠN GIÁO ÁN MĨ THUẬT 6 CTST ĐẦY ĐỦ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS quan sát hình ảnh một số ngôi nhà trong thực tế, thảo luận và chỉ ra hình khối và các bộ phận chính của ngôi nhà, màu sắc và nét đặc trưng vùng miền thể hiện ở mỗi ngôi nhà.
- Sản phẩm học tập: HS chia sẻ hiểu biết của mình về các ngôi nhà.
- Tổ chức thực hiện:
- GV treo/ trình chiếu một số hìn ảnh về ngôi nhà trong thực tế cho HS quan sát :
- GV yêu cầu HS tìm hiểu các ngôi nhà bằng các câu hỏi gợi ý dưới đây:
+ Ngôi nhà được tạo nên từ những hình khối nào?
+ Tỉ lệ giữa các hình khối như thế nào?
+ Ngôi nhà có đặc điểm gì?
+ Chi tiết nào thể hiện nét đặc trưng riêng của từng ngôi nhà?
+ Màu sắc của ngôi nhà như thế nào?
+ Cảnh vật xung quanh ngôi nhà như thế nào? Ngôi nhà thuộc vùng địa lí nào?...
- HS tiếp nhận nhiệm vụ thảo luận và đưa ra kết quả:
Mẫu nhà | Nhà trình tường | Nhà tầng | Nhà rông | Nhà nổi |
Đặc điểm | - Nhà hình vuông, 4 mái hình chóp, ở chính giữa là cổng đi vào. - Nhà có màu vàng làm từ đất sét. - Xung quanh là đồi núi, cỏ cây => Kiến trúc phổ biến ở miền núi phía Bắc | - Nhà hình vuông (hoặc chữ nhật), tầng trên cùng có mái tôn hoặc mái bằng. - Nhà có đa dạng màu sắc. - Xung quanh nhà san sát nhau => Kiến trúc phổ biến ở thành phố, đô thị… | - Nhà sàn, mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu, làm bằng cỏ tranh, tre, gỗ… - Nhà có màu nâu nhạt, vàng tối của cỏ, lá khô. - Xung quanh đất trống, rừng cây => Kiến trúc vùng núi Tây Nguyên. | - Nhà hình vuông (hoặc chữ nhật), có mái nhọn, nổi trên mặt nước - Nhà có đa dạng màu sắc. - Xung quanh nhà là nước => Kiến trúc vùng đồng bằng sông Cửu Long. |
- GV gọi đại diện HS chia sẻ trước lớp, GV tổng kết, đánh giá và dẫn vào nội dung Bài 7. Ngôi nhà trong tranh.
- HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
Cách vẽ ngôi nhà có hình khối và cảnh vật xung quanh
- Mục tiêu: HS ghi nhớ cách vẽ ngôi nhà có hình khối và cảnh vật xung quanh.
- Nội dung: HS quan sát hình minh họa, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: HS biết cách vẽ ngôi nhà có hình khối và cảnh vật xung quanh.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong sgk mĩ thuật 7 và trả lời câu hỏi:
+ Khi vẽ tranh phong cảnh có ngôi nhà cần bao nhiêu bước? +Bước nào là bước xác định bố cục cho bức tranh? + Bước nào là bước thể hiện hòa sắc chủ đạo trong tranh? + Các chi tiết của ngôi nhà vẽ khi nào?... Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát tranh, thảo luận, tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển nội dung mới. | 2. Cách vẽ ngôi nhà có hình khối và cảnh vật xung quanh - Các bước vẽ: + B1. Vẽ phác để xác định ngôi nhà và cảnh vật trên giấy. + B2. Vẽ hình khối chi tiết và cảnh vật phía sau, phía trước của ngôi nhà. + B3. Vẽ màu khái quát. + B4. Vẽ màu chi tiết diễn tả đặc điểm ngôi nhà và cảnh vật xung quanh. => Hình khối và không gian của ngôi nhà trong tranh có thể được diễn ta với cảnh vật ở gần thường có tỉ lệ lớn và sắc độ đậm nhạt rõ, cảnh vật ở xa nhỏ và mờ hơn. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO, PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ
SOẠN GIÁO ÁN MĨ THUẬT 7 CTST CHI TIẾT:
Hoạt động. Vẽ tranh ngôi nhà yêu thích
- Mục tiêu: HS hình dung và xác định khung cảnh sẽ thể hiện trong tranh.
- Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu một số mẫu nhà trong thực tế (nhà sản, nhà tầng, nhà cấp 4, nhà ba gian, nhà biệt thự,…) - GV khuyến khích HS chia sẻ về ngôi nhà HS đã thấy và để lại nhiều ấn tượng. - GV đặt câu hỏi: + Ngôi nhà em vẽ có hướng nhìn như thế nào? + Khung cảnh xung quanh ngôi nhà nhiều hay ít? + Em sẽ thể hiện những cảnh vật nào trong bài vẽ? + Em sẽ vẽ cảnh vật phía trước hay phía sau ngôi nhà trước? + Ánh sáng chiếu vào ngôi nhà từ hướng nào?... Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS chia sẻ ngôi nhà mình sẽ vẽ. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét. | 3. Vẽ tranh ngôi nhà yêu thích - Lưu ý: + Có thể vẽ một hay nhiều ngôi nhà + Những cảnh vật ở xa thường có sự tương phản đậm nhạt ít hơn những cảnh vật ở gần. + Không nên vẽ ngôi nhà theo hướng nhìn chính diện. - Một số bức tranh vẽ ngôi nhà: |
Hoạt động. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
- Mục tiêu: HS biết cách nhận diện nét, hình, màu sắc đậm nhạt thể hiện hình khối củ ngôi nhà và cảnh vật trong bài vẽ.
- Nội dung: HS thảo luận, trao đổi về các bài vẽ.
- Sản phẩm học tập: Đánh giá, nhận xét lẫn nhau.
- Tổ chức thực hiện :
SOẠN MĨ THUẬT 8 CTST KHÁC:
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
- Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 1)
- Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 2)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ lên bảng - GV cho HS thảo luận và chia sẻ cảm nhận và phân tích bài vẽ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đánh giá nhận xét bài vẽ của nhau. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS đóng góp ý tưởng để hoàn thiện bài vẽ tốt hơn. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương bài vẽ tốt. | 4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ Nội dung chia sẻ: + Màu sắc của bài vẽ + Đậm nhạt diễn tả hình khối ngôi nhà + Cách vẽ cảnh vật phía trước và phía sau ngôi nhà. + Đậm nhạt giữa các cảnh vật trong bài vẽ. + Hướng ánh sáng thể hiện ngôi nhà + Cách điều chỉnh để bài vẽ có không gian chiều sâu tốt hơn. |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – PHÁT TRIỂN
Tìm hiểu cách diễn tả ngôi nhà trong tranh của họa sĩ
- Mục tiêu: HS biết thêm cách diễn tả hình khối, đậm nhạt tạo không gian chiều sâu trong tranh.
- Nội dung: HS xem tranh phong cảnh có hình ngôi nhà, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
- Tổ chức thực hiện:
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
- GV chiếu một số hình ảnh tranh phong cảnh có hình ngôi nhà cho HS quan sát:
Paul Cezane (Pôn-Xê-dan), xóm ở Payennet (Pây-en-nét) gần Gardanne (Ga-đan), 1886 – 1890, sơn dầu trên vải, 62,6cm x 91cm | Nguyễn Thụ, Ngôi nhà của dân tộc Tày, 2013, lụa 50cm x 70cm. |
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+ Hình khối ngôi nhà trong các bức tranh được thể hiện như thế nào?
+ Các mặt điện của ngôi nhà cho thấy ánh sáng chiếu lên ngôi nhà từ phía nào?
+ Bức tranh có màu sắc như thế nào?
+ Em học được gì thông qua các tác phẩm tranh của họa sĩ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lần lượt thực hiện, báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận: Vẻ đẹp tạo hình của những ngôi nhà ở các vùng địa lí khác nhau sẽ tạo nên những tác phẩm mĩ thuật phong phú đa dạng.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Biểu hiện, hành vi thái độ học tập của HS - Đánh giá, phân tích sản phẩm HS. | - Câu hỏi - Sản phẩm hoạt động |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác