Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 2)
Bộ giáo án mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo (bản 2). Đây là giáo án sách lớp 8 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo (bản 2) là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 2)
Đầy đủ Giáo án mĩ thuật THCS chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
- Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
- Giáo án Mĩ thuật 9 bản 2 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
- Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 2)
- Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 1)
- Bài giảng Powerpoint mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo
- Tải GA word mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo
- Tải bài giảng điện tử mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2. HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT
BÀI 3: VẼ DÁNG NGƯỜI
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu được cấu trúc, tỉ lệ và vai trò của dáng người trong sáng tạo mĩ thuật.
- Biết cách khai thác hình dáng và vẽ được dáng người theo mẫu (tư thế và tỉ lệ).
- Biết lựa chọn và ứng dụng dáng người vào thực hành sáng tạo mĩ thuật.
- Tôn trọng sự khác biệt về hình thể, biết phân tích vẻ đẹp hình dáng của mỗi người.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.
Năng lực riêng:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong đời sống hàng ngày; nắm được những đặc điểm, hình dáng, nét đặc trưng về cấu trúc, tỉ lệ và vai trò của dáng người trong sáng tạo mĩ thuật; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động của con người trong không gian thông qua hình khối, màu sắc.
- Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: thực hiện được bài thực hành vẽ dáng người qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình chấm, nét, hình, mảng, màu sắc,… trong SPMT.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng thêm sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
- Phẩm chất
- - Góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước và nhân ái.
- - Đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phương pháp dạy học
- - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
- - Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Thiết bị dạy học và học liệu:
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV Mĩ thuật 8 – bản 2.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số ảnh chụp về cuộc sống con người.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Mĩ thuật 8 bản 2.
- Đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ và một số chất liệu tổng hợp khác.
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT – NHẬN THỨC
- Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Cảm nhận đầu tiên của HS về hình tượng dáng người trong mĩ thuật.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
+ Người trong tranh đang làm hoạt động gì?
+ Tư thế và động tác hai hai nhân vật trong bức tranh như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Hai người trong tranh đang cắt tóc dạo ở bên đường.
+ Tư thế: người cắt tóc đang đứng và cắt tóc còn bạn nam đang ngồi nhìn vào gương trên xe máy.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có thể hiểu rõ hơn về hình dáng, đặc điểm và các bước vẽ dáng người, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 3: Vẽ dáng người
SOẠN GIÁO ÁN MĨ THUẬT 6 CTST KHÁC :
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vẻ đẹp của dáng người trong cuộc sống và trong các tác phẩm mĩ thuật qua quan sát một số hình ảnh minh họa.
- Nội dung:
- HS quan sát các hình ảnh minh họa về dáng người trong SGK, qua đó, nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT vẽ dáng người.
- HS tìm hiểu dáng người trong các SPMT qua các gợi ý.
- GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi về những nội dung liên quan đến chủ đề.
- Sản phẩm học tập:
- HS nhận thức được sự phong phú trong tạo hình và cách thể hiện về dáng người.
- HS hình thành ý tưởng thể hiện SPMT vẽ dáng người.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh – SGK tr.14, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu cảm nhận về: + Hình dáng, đặc điểm của nhân vật. + Nét vẽ và cách vẽ của nhân vật. - GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh – SGK tr.15 và tiếp tục đặt thêm câu hỏi: + Em có nhận xét gì về hình dáng nhân vật giữa ảnh/thực tế và hình vẽ. + Tìm hiểu tỉ lệ giữa các nhân vật với nhau, so sánh tỉ lệ giữa các bộ phận với nhau trong một nhân vật. - GV kết luận: Để vẽ được dáng người, cần quan sát về hình dáng, tư thế, động tác và tỉ lệ nhân vật. Vẽ phác bộ khung xương bằng nét để tạo hình dáng và chiều hướng, sau đó vẽ phác chu vi hình thể và vẽ các chi tiết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát Hình - SGK.14, 15, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về hình dáng, đặc điểm, màu sắc của nhân vật; tỉ lệ, dáng người. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát và nhận thức * Nhận xét tranh vẽ - SGK tr.14: - Tranh 1: Cầm đuốc đi học – SGK tr.14: + Hình dáng: cao, gầy. + Đặc điểm: già, có râu, trên đầu cuốn khăn đỏ, một tay ôm sách vở, một tay cầm đuốc đi học. + Nét vẽ: mảnh + Cách vẽ: sử dụng màu nước. - Tranh 2: Nghỉ chân bên đồi – SGK tr.14: + Hình dáng: trẻ trung + Đặc điểm: Có ba nhân vật: anh vệ quốc đoàn, bác nông dân và cô gái thái – chứng minh cho tình quân dân. + Nét vẽ: khỏe khắn, mạch lạc, các chi tiết như nét mặt, nếp quần áo được diễn tả rất chi tiết làm bức tranh sinh động. + Cách vẽ: sơn mài. - Tranh 3: Ngày Chủ nhật – SGK tr.14. + Hình dáng: người mẹ đang ngồi trên ghế nâng em bé bằng hai tay; cô gái bên cạnh đang khoanh chân nhìn theo. + Đặc điểm: người mẹ đang nâng em bé; bên cạnh là cô gái đang mở trang sách và nhìn theo em bé một cách trìu mến + Nét vẽ: uốn lượn, mềm mại. + Cách vẽ: tranh khắc gỗ. - Tranh 4: Thiếu nữ Huế – SGK tr.14. + Hình dáng: cao, gầy, mảnh mai. + Đặc điểm: một cô gái mảnh mai, diện áo dài, búi tóc, đôi mắt có chút u sầu. + Nét vẽ: nhẹ nhàng, thanh thoát. + Cách vẽ: sơn dầu. * Nhận xét tranh vẽ - SGK tr.15: - Tranh 1, 2 – SGK tr.15. + Hình dáng nhân vật trong tranh không giống hoàn toàn so với thực tế. + Tỉ lệ giữa các nhân vật tương tự như thực tế. - Tranh 3, 4 – SGK tr.15: Tỉ lệ và hình dáng của nhân vật phụ thuộc vào hoạt động của nhân vật: đứng, ngồi, nằm,… |
SOẠN GIÁO ÁN TOÁN 7 CTST CHI TIẾT:
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyện tập và sáng tạo
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được cách thể hiện vẽ dáng người qua SPMT.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT vẽ dáng người SGK – tr.16.
- HS thực hiện SPMT vẽ dáng người.
CÁC TÀI LIỆU MĨ THUẬT BẢN 2 LỚP 8 CHẤT LƯỢNG:
- Bài giảng điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
- Giáo án mĩ thuật 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo (bản 2)
- Sản phẩm học tập: HS thực hiện SPMT vẽ từ 1 đến 3 dáng người theo chủ đề mình yêu thích.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thực hiện một SPMT về chủ đề Hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật theo hình thức tự chọn.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin – SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các bước vẽ dáng người.
- GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân, chất liệu màu tự chọn
- GV nêu bài tập thực hành: Hãy vẽ từ 1 đến 3 dáng người theo chủ đề em yêu thích.
- GV giới thiệu thêm một số bài vẽ dáng người của HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, tìm hiểu các bước vẽ dáng người – SGK tr.16
- HS thực hiện sản phẩm vẽ từ 1 đến 3 dáng người theo chủ đề em yêu thích.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi: Các bước vẽ dáng người là:
+ Bước 1: Vẽ dáng tổng quát (tạo ra đường hướng xương).
+ Bước 2: Phác mảng lớn của dáng.
+ Bước 3: Vẽ hình chi tiết.
+ Bước 4: Hoàn thiện
- HS hoàn thành SPMT vẽ dáng người.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Phân tích và đánh giá
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và của bạn.
- HS trình bày được cảm nhận đó trước lớp.
- Nội dung:
- HS quan sát SPMT của bạn.
- HS thảo luận theo gợi ý – SGK tr.17
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
- Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lựa chọn SPMT của HS đã hoàn thành để trưng bày theo hình thức nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin – SGK tr.17 và nhận xét SPMT theo gợi ý:
+ Tư thế, tỉ lệ các dáng người.
+ Các bước tiến hành vẽ dáng người.
+ Em thích SPMT nào nhất? Vì sao?
+ Em và bạn đã sử dụng những yếu tố chấm, nét, hình, mảng, màu sắc,… và nguyên lí tạo hình nào trong bài thực hành mĩ thuật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý của GV và nêu cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật của bạn
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và các bạn.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ô cửa bí mật”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Để vẽ được dáng người, chúng ta cần quan sát những yếu tố nào?
- Hình dáng
- Tư thế
- Động tác
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 2. Có mấy bước để vẽ dáng người?
- 3 bước
- 4 bước
- 5 bước
- 6 bước
Câu 3. Trước khi vẽ phác mảng lớn của dáng, chúng ta cần thực hiện bước nào?
- Vẽ dáng tổng quát
- Vẽ chi tiết
- Vẽ từng bộ phận của cơ thể
- Tô màu
Câu 4. Khi vẽ dáng người, chúng ta cần đảm bảo tính chất gì trong tỉ lệ cơ thể người?
- Tỉ mỉ
- Hài hòa
- Sinh động
- Duyên dáng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1. Đáp án D.
Câu 2. Đáp án B.
Câu 3. Đáp án A.
Câu 4. Đáp án B.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách lựa chọn chủ đề, tìm vẽ dáng người và xây dựng bố cục tranh.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS sưu tầm qua sách, báo, internet và lựa chọn chủ đề, tìm vẽ dáng người và xây dựng bố cục tranh.
- Sản phẩm học tập: HS tìm dáng người và xây dựng được bố cục tranh theo chủ đề mình thích
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình – SGK tr.17, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ dáng người đang thực hiện hoạt động gì?
+ Bố cục các nhân vật trong bức tranh đã hợp lí hay chưa?
- GV gợi ý cho HS hướng sưu tầm qua sách, báo, internet,… để lựa chọn chủ đề, tìm vẽ dáng người và xây dựng bố cục tranh.
- GV chiếu cho HS xem một số tác phẩm tiêu biểu:
Hái cây thuốc – Lê Phổ | Tiệc trà – Mai Trung Thứ | Hai thiếu nữ và em bé – Tô Ngọc Vân |
- GV cho HS xem video về họa sĩ Mai Trung Thứ và những tác phẩm vẽ dáng người của ông: youtu.be/22AziXBZKHc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Bức tranh vẽ dáng người đang thực hiện hoạt động múa ba-lê
+ Bố cục các nhân vật trong bức tranh hợp lí, cân đối.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành tác phẩm vẽ dáng người
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Dáng người trong tranh.
THÔNG TIN GIÁO ÁN
- Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
- Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
- Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau
Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:
- Giáo án word: Nhận đủ cả năm
- Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
- Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2