Bài giảng điện tử địa lí 8 cánh diều
Bài giảng Powerpoint, bài giảng điện tử địa lí 8 chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint lịch sử 8 cánh diều.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Bài giảng điện tử địa lí 8 cánh diều
Đầy đủ Giáo án đia lí THCS cánh diều
- Bài giảng điện tử Địa lí 9 cánh diều
- Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 cánh diều
- Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
- Bài giảng điện tử địa lí 8 cánh diều
- Giáo án địa lí 8 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint địa lí 7 cánh diều
- Tải GA word địa lí 7 cánh diều
- Bài giảng điện tử địa lí 6 cánh diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM
BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
- Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
- Phân tích được đặc điểm của đất fe-ra-lit và giá trị sử dụng đất fe-ra-lit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
- Năng lực
Năng lực chung:
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Biết cách sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố của các nhóm đất chính.
- Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên đất.
SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 6 CÁNH DIỀU KHÁC :
- Bài giảng điện tử địa lí 6 cánh diều
- ải giáo án Địa lí 6 cánh diều (có xem trước)
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam.
- Một số tranh ảnh/video về các loại đất, giá trị sử dụng các loại đất, hiện trạng thoái hóa đất, một số biện pháp chống thoái hóa đất,…
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế kể tên một số loại đất ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”.
- GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành hai nhóm và xếp thành hai hàng. Lần lượt từng bạn của hai nhóm sẽ liệt kê những loại đất có ở Việt Nam mà em biết hoặc đã tìm hiểu. Trong vòng 2p, nhóm nào kể được nhiều nhất và chính xác sẽ dành chiến thắng.
SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU CHI TIẾT:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Một số loại đất ở nước ta là: đất phù sa, đất feralit, đất thịt đen, đất đỏ bazan, đất đá ong, đất thịt pha cát, đất sét, đất cát, đất mặn, đất phèn, đất lầy, đất xám bạc màu, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất mùn cao trên núi,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Nước ta có nhiều loại đất khác nhau. Quá trình hình thành đất có liên quan đến nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu,… có vai trò quan trọng. Vậy thổ nhưỡng Việt Nam có đặc điểm và giá trị sử dụng như thế nào? Việc chống thoái hóa đất ở nước ta trở nên cấp thiết như thế nào? Để tìm hiểu về những điều dó, chúng ta cũng tìm hiểu bài hôm nay – Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam.
CÁC TÀI LIỆU ĐỊA LÍ 8 CHẤT LƯỢNG:
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.125, 126 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Vì sao thổ nhưỡng nước ta lại mang tính chất nhiệt đới gió mùa? Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta được thể hiện ở những đặc điểm nào? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục I – SGK tr.125, 126 và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 1 (đính kèm cuối mục): Em hãy tìm dẫn chứng chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1, GV tổng kết lại Phiếu bài tập: (đính kèm cuối mục) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 - SGK.125, 126, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Khí hậu nhiệt đới gió mùa + địa hình đồi núi dốc → rửa trôi các chất ba-zơ, tích tụ oxit sắt và nhôm → hình thành các loại đất feralit. Đất feralit - Chế độ mưa mùa → thúc đẩy quá trình xói mòn – rửa trôi ở vùng đồi núi → đất theo dòng chảy vận chuyển rồi lắng đọng và tích tụ → hình thành đất phù sa ở đồng bằng và ven sông suối. Đất phù sa ở châu thổ sông Mê Công - Ở vùng đồi núi, quá trình xói mòn – rửa trôi xảy ra ở khu vực đồi núi → đất thoái hóa nhanh. - Ở khu vực chuyển tiếp giữa giò đồi và đồng bằng, quá trình đá ong hóa làm đất bị suy thoái. Đá ong - Ở đồng bằng, quá trình rửa trôi + canh tác chưa hợp lí → đất bị bạc màu. Đất bạc màu - Ở vùng trũng, nước bị ứ đọng → hình thành đất glây. Đất glây |
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Nhóm:… | ||
Đặc điểm khí hậu | Ảnh hưởng | Kết quả |
Khí hậu nhiệt đới gió mùa + địa hình đồi núi dốc | Quá trình rửa trôi các chất badơ và tích tụ oxit sắt, nhôm | Hình thành các loại đất feralit. |
Chế độ mưa mùa | Quá trình xói mòn – rửa trôi được đẩy nhanh ở vùng đồi núi | Hình thành đất phù sa. |
Quá trình xói mòn – rửa trôi ở đồi núi | Đất bị thoái hóa nhanh |
|
Quá trình đá ong hóa ở khu vực chuyển tiếp | Đất bị suy thoái | Mất khả năng canh tác. |
Quá trình rửa trôi + canh tác chưa hợp lí ở đồng bằng | Đất bị bạc màu. |
|
Nước bị ứ đọng ở vùng trũng | Hình thành đất glây, khó cho việc sản xuất. |
|
Hoạt động 2: Các nhóm đất chính
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS trình bày được đặc điểm phân bố của các nhóm đất chính.
- HS phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- HS phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 9.1 – 9.6 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS biết đặc điểm của các nhóm đất chính.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1 – SGK tr.127 và thực hiện yêu cầu: Nước ta có mấy nhóm đất chính? Em hãy xác định nơi phân bố của mỗi nhóm đất trên bản đồ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 2: Em hãy đọc thông tin mục II. 1, 2, quan sát các hình ảnh 9.1 – 9.6 và hoàn thành Phiếu bài tập số 2 (đính kèm cuối mục): + Nhóm 1: Tìm hiểu nhóm đất feralit. + Nhóm 2: Tìm hiểu nhóm đất phù sa.
- GV yêu cầu HS: Em hãy lấy ví dụ, kể tên các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa. - Sau khi HS trình bày Phiếu học tập của mỗi nhóm, GV tổng kết lại kiến thức: (đính kèm cuối mục) - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết – SGK tr.126 để hiểu Vì sao đất feralit chua và thường có màu đỏ vàng. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết – SGK tr.130 để hiểu Giá trị sử dụng của vùng đất phèn, mặn ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK mục 1, 2, quan sát Hình 9.1 – 9.6 – SGK tr.126-130, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nhóm đất mùn núi cao Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 9.1 – SGK tr.130 và trả lời: Em hãy đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 9.1 và cho biết nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn núi cao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK mục 3 – SGK tr.130, quan sát Hình 9.1 – SGK tr.127 và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | II. Các nhóm đất chính 1. Nhóm đất feralit. - Đặc điểm: + Màu sắc: đỏ vàng + Đặc tính: có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí, phụ thuộc vào thanfhn phần đá mẹ. + Đất feralit trên đá ba-dan và đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phù cao. Đất feralit trên đá bazan. Đất feralit trên đá vôi - Phân bố: + Chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp. + Diện tích: chiếm 65% diện tích tự nhiên. + Phân bố: Đất feralit trên đá ba-dan: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đất feralit trên đá vôi: Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. - Giá trị sử dụng: + Trong nông nghiệp: trồng các loại Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, điều, chè,… Cây ăn quả: cam, nhãn, vải, na, sầu riêng,… Cây lương thức: ngô, khoai, sắn,… Hoa: hoa hướng dương,… Đồi chè ở Mộc Châu Trồng hoa hướng dương ở Nghệ An + Trong lâm nghiệp: Trồng rừng lấy gỗ: dổi, lát, keo,… Trồng các loại cây dược liệu: hồi, quế, sâm,… Trồng keo ở Bắc Kạn Rừng hồi ở Lạng Sơn - Ở vùng đồi núi thấp, mô hình nông – lâm kết hợp phát triển với sự đan xen của các loại cây nông nghiệp và rừng. Mô hình nông – lâm kết hợp Mắc-ca – Cà phê – Đỗ tương ở Sơn La 2. Nhóm đất phù sa. - Đặc điểm: + Chủ yếu ở nơi địa hình thấp, trũng. + Đặc tính: tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. + Đất phù sa sông: độ phì cao, khả năng giữ nước tốt. + Đất phù sa ven biển: độ mặn cao. + Đất phèn: chua. + Đất cát biển: nghèo dinh dưỡng. + Đất xám trên phù sa cổ: thoát nước tốt, dễ bị bạc màu. - Phân bố: + Diện tích: chiếm 24% diện tích tự nhiên. + Phân bố: Đồng bằng sông Hồng: ngoài đê và trong đê. Đồng bằng sông Cửu Long: üĐất phù sa: ven sông Tiền và sông Hậu. ü Đất phèn: vùng trũng thấp: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. ü Đất mặn: vùng ven biển. Đồng bằng duyên hải miền Trung: ü Đất cát: vùng ven biển. ü Đất phù sa sông: ở đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp. - Giá trị sử dụng: + Trong nông nghiệp: giá trị sử dụng khác nhau: Đồng bằng sông Hồng: ü Đất phù sa: trồng cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,… và cây ăn quả: nhãn, vải, chuối,… ü Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn: trồng cói, phát triển rừng ngập mặn,… Đồng bằng ven biển miền Trung: đất cát biển: trồng cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía,... Đồng bằng sông Cửu Long: ü Đất phèn: trồng lúa, cây ăn quả. ü Đất mặn: trồng các loại cây ngắn ngày và giống lúa đặc sản. Đồng bằng sông Cửu Long Trồng rừng trên đất phù sa ở Cà Mau Trồng cói ở Kim Sơn (Ninh Bình) Trồng mía ở Gia Lai + Trong thủy sản: phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản. → vừa đảm bảo môi trường sinh thái, vừa đem lại giá trị kinh tế cao. Thu hoạch tôm càng xanh ở Cà Mau Nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn ở Cà Mau 3. Nhóm đất mùn núi cao. - Đặc điểm: giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen. Đất mùn núi cao - Phân bố: + Chiếm 11% diện tích tự nhiên. + Chủ yếu ở vùng núi có độ cao 1600 – 1700m trở lên.
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm:……… | ||
Phân bố | Đất feralit | Đất phù sa |
Đặc điểm | - Có màu đỏ vàng. - Đặc tính: chua, nghèo mùn, thoáng khí. - Đất feralit trên đá ba-dan và đá vôi: tầng đất dày, giàu mùn, ít chua, độ phì cao. | - Hình thành ở vùng thấp, trũng. - Đặc tính: tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. |
Phân bố | - Chủ yếu ở địa hình đồi núi thấp. - Diện tích: chiếm 65% | - Chủ yếu ở các vùng đồng bằng. - Diện tích: chiếm 24% |
Giá trị sử dụng | - Trong nông nghiệp: trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây lương thực và trồng hoa. - Trong lâm nghiệp: trồng rừng lấy gỗ và trồng cây dược liệu. - Mô hình nông – lâm kết hợp phát triển. | - Trong nông nghiệp: + Trồng lúa, cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm. + Trồng rừng ngập mặn và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. - Trong thủy sản: mô hình rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản phát triển. |
Hoạt động 3: Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.138, 139, quan sát Hình 9.6, 9.7 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: biểu hiện của thoái hóa đất, nguyên nhân dẫn đến việc thoái hóa đất và biện pháp để chống thoái hóa đất.
- Tổ chức hoạt động:
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều