Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều

Bộ giáo án Địa lí 9 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Địa lí 9 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều

Đầy đủ Giáo án đia lí THCS cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ

VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • - Trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó.
  • - Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • - Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác Hình 20.1- 20.2, Bảng 20.1 – 20.2, thông tin trong bài học để tìm hiểu về biển và đảo Việt Nam; phát triển tổng hợp kinh tế biển; khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: trình bày trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó; trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; phân tích vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học và sưu tầm tài liệu, tranh, ảnh, video về một huyện đảo hoặc thành phố đảo ở Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • - Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.
  • - Có ý thức giữ gìn, xây dựng, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Địa lí).
  • Bảng số liệu, bản đồ, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo tài nguyên, môi trường biển đảo.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Địa lí).
  • Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo tài nguyên, môi trường biển đảo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, HS tìm hiểu và trả lời các ô chữ hàng, ô chữ chủ đề liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề liên quan đến biển, đảo Việt Nam.

+ HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu các ô chữ liên quan đến biển, đảo Việt Nam.

- GV lần lượt đọc các gợi ý ô chữ cho HS:

+ Ô chữ số 1 ( (5 chữ cái): Vùng biển đẹp ở miền Trung Việt Nam, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh trong năm 2006.

+ Ô chữ số 2 (10 chữ cái): Đảo có tiềm năng dầu khí to lớn thuộc vịnh Bắc Bộ, có diện tích 2.5kmcách đất liền Việt Nam 110 km.

+ Ô chữ số 3 (8 chữ cái): Hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Ô chữ số 4 (6 chữ cái): Vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các anh hùng, chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

+ Ô chữ số 5 (7 chữ cái): Quần đảo ở Việt Nam được xem là một thế giới san hô với hơn 100 loài, tạo thành một phần của vòng cung san hô ngắm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.

+ Ô chữ số 6 (9 chữ cái): Vịnh nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông, phía Tây được bao bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam.

+ Ô chữ số 7 (11 chữ cái): Vịnh nằm ở Việt Nam nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

+ Ô chữ số 8 (5 chữ cái): Bãi biển thuộc thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 20km về hướng Đông Nam.

+ Ô chữ chủ đề (8 chữ cái): Biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân, tìm ra các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt HS đọc đáp án các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

M

K

H

Ê

 

 

 

 

 

 

2

B

C

H

L

O

N

G

V

Ĩ

 

3

 

T

R

Ư

N

G

S

A

 

 

4

 

C

Ô

N

Đ

O

 

 

 

 

5

 

H

O

À

N

G

S

A

 

 

 

6

V

N

H

B

C

B

 

 

7

V

N

H

T

H

Á

I

L

A

N

8

 

Đ

S

Ơ

N

 

 

 

 

 

Ô chữ chủ đề: BIỂN ĐÔNG.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biển, đảo có trong các ô chữ:

Biển Mỹ Khê (Đà Nẵng)

Đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Quần đảo Hoàng Sa

(Quảng Nam, Đà Nẵng)

Vịnh Bắc Bộ

Vịnh Thái Lan

Biển Đồ Sơn (Hải Phòng)

  

Biển Đông

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là quốc gia biển, có nhiều tiềm năng để phát triển, hội nhập kinh tế và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Vậy, nước ta đã phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như thế nào, có ý nghĩa gì đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền quốc gia? Vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế  và bảo tài nguyên, môi trường biển đảo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu biển và đảo Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được các vùng biển của Việt Nam.

- Xác định được các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo đó trên bản đồ.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 20.1, Bảng 20.1, mục Em có biết, thông tin mục I SGK tr.193, 194 và trả lời câu hỏi:

- Hãy trình bày các vùng biển của Việt Nam.

- Hãy xác định các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo đó trên bản đồ.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các vùng biển của Việt Nam; các huyện đảo, các tỉnh, thành phố có các huyện đảo trên bản đồ và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 20.1, thông tin mục I SGK tr.193, 194 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày các vùng biển của Việt Nam.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về các vùng biển của Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác Bảng 20.1 kết hợp Hình 20.2 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo trên bản đồ.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về các huyện đảo, các tỉnh, thành phố có các huyện đảo đó trên bản đồ (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.194 kết hợp trình chiếu hình ảnh, video để HS tìm hiểu thêm về Phú Quốc (Kiên Giang) – thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.

+ Thành phố được thành lập theo Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14, ngày 9/12/2020, gồm có 2 phường là Dương Đông, An Thới và 7 xã.

+ Đây là cơ sở quan trọng, tạo sức bật để Phú Quốc phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế, tạo thế và lực trong bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới biển đảo vùng Tây Nam của Tổ quốc.

  
  

Phú Quốc - thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=0d5j2hlfZEE

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các vùng biển của Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xác định các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo trên bản đồ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các vùng biển Việt Nam: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

+ Có 11 huyện đảo và 1 thành phố đảo ở Việt Nam (tính đến năm 2021).

- GV mở rộng kiến thức: Chỉ có 2 vùng là nội thủy và lãnh hải là thuộc chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

-  GV chuyển sang nội dung mới.

I. Biển và đảo Việt Nam

Biển Việt Nam

- Việt Nam có vùng biển rộng lớn, hơn 1 triệu km2 trên Biển Đông.

- Gồm 5 bộ phận:

+ CD1)

Đảo Việt Nam:

Tính đến năm 2021, nước ta có:

- 11 huyện đảo:

+ Vân Đồn (Quảng Ninh), Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kiên Hải (Kiên Giang).

+ 2 huyện đảo ngoài khơi:

·        Hoàng Sa (Đà Nẵng).

·        Trường Sa (Khánh Hòa).

- 1 thành phố đảo: Phú Quốc (Kiên Giang).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU 1:

     Nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km2 (lớn gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền), mở ra trên cả ba hướng: Đông, Nam và Tây-Nam, với chiều dài bờ biển trên 3.260 km. Trên vùng biển của đất nước có 48 vũng, vịnh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ (riêng hệ thống đảo ven bờ có 2.773 đảo). Hiện nay, về tổ chức hành chính, Việt Nam có 12 huyện đảo: Cô Tô, Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Thành phố Hải Phòng), Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Hoàng Sa (Thành phố Đà Nẵng), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Trong các huyện đảo nói trên, có nhóm huyện đảo tuyến trong, nhóm huyện đảo tiền tiêu - biên giới và nhóm huyện đảo tiền tiêu.

TƯ LIỆU 2:

- Điều 9 Luật biển Việt Nam 2012 quy định: nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012 quy định: lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Điều 13 Luật biển Việt Nam 2012 quy định: vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Điều 15 Luật biển Việt Nam 2012 quy định: vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Điều 17 Luật biển Việt Nam 2012 quy định: thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

https://www.youtube.com/watch?v=-HIuTCidz7E

 

HÌNH ẢNH VỀ 11 HUYỆN ĐẢO VÀ 1 THÀNH PHỐ ĐẢO VIỆT NAM

Vân Đồn (Quảng Ninh)

Cô Tô (Quảng Ninh)

 

 

Cát Hải (Hải Phòng)

Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

Cồn Cỏ (Quảng Trị)

Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Phú Quý (Bình Thuận)

Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

  

Kiên Hải (Kiên Giang)

Phú Quốc (Kiên Giang)

Hoạt động 2. Tìm hiểu về phát triển kinh tế biển

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các ngành kinh tế biển

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Hình 20.2, Bảng 20.2, thông tin mục 1a – 1d SGK tr.194 – 197 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm về phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về các ngành kinh tế biển

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt kết hợp trình chiếu hình ảnh, video: Phát triển tổng hợp kinh tế biển là việc khai thác không gian biển, tài nguyên biển để phát triển các ngành kinh tế biển đảm bảo có sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, không kìm hãm, gây ảnh hưởng tiêu cực cho các ngành khác, đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo anh ninh quốc phòng.

  
  

https://www.youtube.com/watch?v=1jRJCOpTzwE

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 20.2, Bảng 20.2, thông tin mục 1a – 1d SGK tr.194 – 197 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

Đơn vị: nghìn tấn

Năm/Sản lượng

2010

2021

Khai thác

2 273,9

3 743,8

Nuôi trồng

124,9

372,0

Tổng

2 398,8

4 115,8

Bảng 20.1. Sản lượng khai thác và nuôi trồng hải sản

 của nước ta giai đoạn 2010 – 2021

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khai thác và nuôi trồng hải sản.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khai thác khoáng sản biển.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về giao thông vận tải biển.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về du lịch biển đảo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

Các ngành kinh tế biển

Nội dung phát triển

các ngành kinh tế biển

Khai thác và nuôi trồng hải sản

 

Khai thác khoáng sản biển

 

Giao thông vận tải biển

 

Du lịch biển đảo

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về các ngành kinh tế biển (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mở rộng kiến thức, cho các nhóm liên hệ, vận dụng thực tế kết hợp sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà/trên lớp (nếu còn thời gian):

+ Nhóm 1: Nêu một số hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản ở một tỉnh (thành phố) nước ta.

+ Nhóm 2: Lấy ví dụ về một số hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ta.

+ Nhóm 3: Nêu hiểu biết về một cảng biển ở nước ta.

+ Nhóm 4: Nêu một số hoạt động du lịch biển đảo ở một tỉnh (thành phố) nước ta.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, tư liệu do HS sưu tầm, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện để nước ta phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như: khai thác và nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo,…

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Phát triển tổng hợp ngành kinh tế biển

1. Các ngành kinh tế biển

a. Khai thác và nuôi trồng thủy sản

b. Khai thác khoáng sản biển

c. Giao thông vận tải

d. Du lịch biển đảo

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Nhiệm vụ 1).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

Ngư dân vận chuyển hải sản tại

Cảng Lạch Hới (Thành phố Sầm Sơn)

Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ

Cảng Hải Phòng có quy mô và năng lực lớn nhất khu vực miền Bắc

Bãi biển Non Nước

- Bãi biển Đà Nẵng đẹp nhất hành tinh

https://www.youtube.com/watch?v=6Sfekt4mo8I

(Từ đầu đến 3p26s)

https://www.youtube.com/watch?v=_MEAaVCva-Y&t=67s

https://www.youtube.com/watch?v=lnjHX47kZyc

(Từ 0p49s – 7p10s).

https://www.youtube.com/watch?v=lH-hF0knqKk

(GV cho HS xem video tùy vào tình hình thực tế giảng dạy).

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

Các ngành

 kinh tế biển

Nội dung phát triển các ngành kinh tế biển

Khai thác và nuôi trồng hải sản

- Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú, nhiều ngư trường, bãi triều, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khai thác, nuôi trồng hải sản phát triển.

+ Khai thác:

·        Sản lượng khai thác liên tục tăng qua các năm (do đầu tư công nghệ, đánh bắt xa bờ, nâng cấp nhiều cảng cá).

→ Đóng góp 95% tổng sản lượng thủy sản khai thác của cả nước.

·        Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

→ Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi biển, góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo.

+ Nuôi trồng:

·        Phát triển gắn với ứng dụng khoa học kĩ thuật, thích ứng với biển đổi khí hậu.

·        Tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

- Khai thác, nuôi trồng hải sản góp phần thúc đẩy phát triển các hoạt động du lịch biển, các ngành dịch vụ biển.

Khai thác khoáng sản biển

- Khai thác dầu thô, khí tự nhiên: là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước nhưng sản lượng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

+ Năm 2015: sản lượng khai thác dầu thô đạt 18,7 triệu tấn, khí tự nhiên đạt 10,7 tỉ m3.

+ Năm 2021: sản lượng khai thác dầu thô đạt 9,1 triệu tấn, khí tự nhiên đạt 7,4 tỉ m3.

- Khai thác khoáng sản:

+ Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dò tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ (mỏ khí Báo Vàng, Báo Trắng), các mỏ dự án khí Tây Nam.

+ Chủ động hợp tác với các nước khác về tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

→ Cần quan tâm đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, không làm tổn hại đến sự phát triển các ngành khác.

Giao thông vận tải biển

- Nhiều cảng biển được xây dựng và khai thác: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa Lò, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu,…

- Một số cảng container trung chuyển quốc tế được đầu tư phát triển để đáp ứng vận tải hàng hóa trong và ngoài nước: Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai – Bến Đình,…

- Đội tàu biển tăng cả về số lượng, trọng tải. Các tuyến đường biển nội địa, quốc tế ngày càng được mở rộng. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 89,3 triệu tấn (năm 2021).

→ Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Du lịch biển đảo

- Nhiều loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, tham quan biển, du lịch sinh thái biển đảo, thể thao biển…

→ Năm 2019, tổng thu du lịch biển đảo chiếm hơn 2/3 du lịch cả nước.

- Xây dựng ngày càng nhiều khu du lịch biển đảo, điểm đến nổi tiếng: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang,…

→ Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế biển khác, tạo sự kết nối giữa các lãnh thổ, thay đổi diện mạo của vùng ven biển.

→ Chú trọng bảo vệ môi trường biển đảo.

Trả lời câu hỏi mở rộng

Câu 1: Hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản ở Hải Phòng:

- Một số ngư trường khai thác chính:

+ Ngư trường Bạch Long Vỹ: cá miễn sành hai gai, cá nục sồ, cá mối, cá lượng, cá phèn khoai, các loài cá hồng, cá trác, cá bạc má.

+ Ngư trường Cát Bà – Bắc Long Châu: tôm he, tôm sắt, tôm rảo, cá hồng, cá song và một số loài cá kinh tế khác.

+ Ngư trường Nam Long Châu: cá trích, cá cơm, cá mối, cá phèn.

Thuyền về âu tàu Bạch Long Vỹ

- Hoạt động khai thác hải sản:

+ Khai thác hải sản xa bờ:

·        Lưới giã đôi: đội tàu khai thác hải sản hoạt động bằng nghề lưới kéo đôi sử dụng tàu có công suất lớn từ 200CV trở lên

·        Câu khơi: chủ yếu là nghề câu rạn, đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao.

Khai thác hải sản xa bờ là thế mạnh

của ngư dân Hải Phòng

·        Chụp mực: đánh bắt chủ yếu ở các vùng biển xa bờ cho hiệu quả kinh tế cao, hoạt động quanh năm, ngư trường khai thác chính là vùng biển phía Tây đảo Bạch Long Vỹ.

+ Khai thác hải sản gần bờ:

·        Lưới giã tôm: đánh bắt chủ yếu là tôm bộp, tôm sắt.

·        Lưới rê: đánh bắt những đối tượng có giá trị kinh tế cao.

·        Đăng đáy: đánh bắt cá nhỏ ở vùng vửa sông ven biển.

 

Ngư dân Hải Phòng

khai thác hải sản gần bờ

Câu 2: Ví dụ về hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ta:

Ngày 11/8/2011, ngọn đuốc trên giàn khoan DH-02 bùng cháy tại mỏ Đại Hùng. DH-02 là công trình dầu khí lớn đầu tiên do chính các kĩ sư, công nhân Việt Nam chế tạo và lắp đặt, chuyên khai thác ở vùng nước sâu xa bờ, có kích thước, trọng lượng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm đó. Sự kiện này đánh

Giàn khoan tại mỏ Đại Hùng (Việt Nam) trên Biển Đông

dấu bước trưởng thành, là biểu hiện cho ý chí nội lực và khả năng làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng nước sâu của Việt Nam trên Biển Đông.

Câu 3: Một số thông tin về cảng Đà Nẵng:

Nằm trong vịnh Đà Nẵng với diện tích 100km2, được che chắn bởi Núi Hải Vân và Bán Đảo Sơn Trà với đê chắn sóng dài 450m, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối liền mạch tới sân bay, nhà ga xe lửa, các khu công nghiệp và đường quốc

 

lộ, thuận tiện cho hoạt động vận tải hàng hóa tới khắp các vùng trong cả nước. Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ lo-gic-tic của khu vực miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ chính ra Biển Đông cho toàn khu vực.

     Cảng Đà Nẵng hiện là Cảng biển container lớn nhất miền Trung hiện nay, sở hữu gần 1.700m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container đến 4000 Teus và tàu khách đến 170.000 GRT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại.

  

Câu 4: Một số hoạt động du lịch biển đảo ở Phú Quốc (Kiên Giang)

Du lịch biển đảo: Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Vòng, Bãi Khem, Bãi Thơm…, môi trường tự nhiên nguyên sơ, đa dạng các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển, thảm cỏ biển, rạn san hô, các loài sinh vật biển quý hiếm (trai ngọc, đồi mồi, rùa biển, cá heo, bò biển…).

Bãi Thơm (Phú Quốc)

- Du lịch văn hóa biển truyền thống: lễ hội nghề cá và các di tích lịch sử – văn hóa, các hoạt động văn hóa làng chài Hàm Ninh, bảo tàng cội nguồn Phú Quốc đặc trưng trên đảo.

Bình Minh tại làng chài Hàm Ninh

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục II.2 SGK tr.197 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục II.2 SGK tr.197 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- GV cung cấp thêm một số tư liệu liên quan đến ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo.

Cảnh sát biển Việt Nam tại Biển Đông

Lễ Chào cờ trên đảo Song Tử Tây (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo

- Góp phần khai thác có hiệu quả, hợp lí tài nguyên, môi trường biển đảo.

- Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo đất nước.

- Cung cấp công cụ, phương tiện, đóng góp vào quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường biển.

- Thu hút nguồn nhân lực.

- Thể hiện sự hiện diện của Việt Nam trên biển:

+ Tạo thế phòng thủ chiến lược, lực lượng vững chắc, đảm bảo an ninh quốc phòng.

+ Khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Cung cấp điều kiện để bảo vệ biển đảo tốt hơn.  

Hoạt động 3. Tìm hiểu về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo

Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 6 nhóm, khai thác thông tin mục III.1 SGK tr.197, 198 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta. Lấy ví dụ minh họa.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác thông tin mục III.1 SGK tr.197, 198 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta. Lấy ví dụ minh họa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN,

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

 

1. Phân tích vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta

- Thực trạng khai thác tài nguyên môi trường biển đảo

+ Ưu điểm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

+ Nhược điểm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

- Giải pháp bảo vệ môi trường biển đảo

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Lấy ví dụ minh họa

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận theo nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày các vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo theo Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2 và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo

1. Vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

TƯ LIỆU VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

 

Biển Đông đối mặt với

nguy cơ cạn kiệt tài nguyên

Rác thải nhựa được thu gom

tại đảo Bạch Long Vĩ

Hòn Mun (Khánh Hòa) thực hiện

giải pháp bảo vệ , khôi phục

 hệ sinh thái biển

Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân bảo vệ môi trường biển

https://www.youtube.com/watch?v=PIAyVRputp0

https://www.youtube.com/watch?v=lJhrF1lDxLs

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN,

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

 

1. Phân tích vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta

- Thực trạng khai thác tài nguyên môi trường biển đảo

+ Ưu điểm:

Tài nguyên biển đảo ngày càng được khai thác đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, góp phần phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta.

+ Nhược điểm:

·        Một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức.

·        Các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm.

·        Ô nhiễm môi trường biển diễn ra ở nhiều nơi. Ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách.

·        Công tác ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng còn nhiều hạn chế.

·        Sự liên kết trong khai thác tài nguyên và môi trường biển đảo giữa vùng biển, ven biển, vùng nội địa, giữa các ngành kinh tế thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả.

- Giải pháp bảo vệ môi trường biển đảo

+ Bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển.

+ Giảm thiểu và xử lí hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển.

+ Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển.

+ Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Phát triển bền vững kinh tế biển đảo trên nền tảng tăng trưởng xanh.

+ Tăng cường liên kết trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo.

2. Lấy ví dụ minh họa

Bảo vệ môi trường biển đảo Kiên Giang

- Phú Quốc chọn ngày thứ Bảy tuần đầu tiên của mỗi tháng thực hiện “Ngày vì môi trường Phú Quốc” với phương châm “Mỗi tổ chức, cá nhân một hành động vì môi trường đảo ngọc Phú Quốc thêm xanh, sạch, đẹp và an toàn, thân thiện”.

- Tại huyện đảo Kiên Hải, lượng rác sau khi thu gom được, đổ vào các bãi rác tạm.

Thu gom rác ở bãi biển thị trấn

Dương Đông, Phú Quốc (Kiên Giang)

Những nơi chưa được thu gom, chính quyền tổ chức vận động người dân không được xả xuống biển mà tự thu gom sau đó đốt hoặc chôn lấp.

- Mở rộng tuyến thu gom rác, đóng cửa, xử lý triệt để các bãi rác tạm gây ô nhiễm môi trường, đầu tư các trạm trung chuyển rác; xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn; hướng dẫn, triển khai các giải pháp, mô hình thu gom, xử lý rác thải phù hợp; thí điểm lò đốt rác thải thủ công để đốt rác thải sinh hoạt.

Sau chuyến vươn khơi, tàu cá của ngư dân mang về túi đựng đầy vỏ chai

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động: treo băng rôn, baner, pano; tổ chức lễ mít tinh, diễu hành, thu gom, xử lý rác thải; trưng bày sách về biển, đảo; soạn thảo, in ấn, phát cho người dân các sản phẩm tuyên truyền thân thiện với môi trường.

Hơn 1.000 bao rác được thu gom ở Phú Quốc trong ngày đầu ra quân “Sống xanh

.......

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 9, giáo án ngữ văn 9 cánh diều, giáo án lớp 9 cánh diều, giáo án môn ngữ văn 9 cd

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU

Giáo án Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử toán 9 cánh diều
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hình học 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 9 cánh diều

Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Đại số 9 cánh diều
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 cánh diều

Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Vật lí 9 cánh diều
Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Sinh học 9 cánh diều

Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Tin học 9 cánh diều

Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 cánh diều

GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 CÁNH DIỀU

Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều

Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 cánh diều

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Địa lí 9 cánh diều

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 cánh diều

GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU

Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 cánh diều

Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 9 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 9 chân trời sáng tạo