Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều

Bộ giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều

Đầy đủ Giáo án công nghệ THCS cánh diều

Ngày soạn: .../.../...   

Ngày dạy: .../.../...

 

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ

BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Trình bày được vai trò của cây ăn quả.
  • Phân tích được đặc điểm thực vật học của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.
  • Phân tích được yêu cầu ngoại cảnh của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về đặc điểm chung của cây ăn quả.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực công nghệ:

  • Biết được vai trò của cây ăn quả trong đời sống và xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.
  • Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. b) Nội dung: HS quan sát Hình 1.1 SGK tr.5 và trả lời câu hỏi trong mục Khởi động nêu ở đầu bài.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về mục đích của một số bộ phận cây dừa.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Hãy sắp xếp mỗi bộ phận của cây dừa trong Hình 1.1 tương ứng với mục đích sử dụng sau: (1) Mĩ phẩm, (2) Giá thể trồng cây, (3) Vật liệu xây dựng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện một số HS trả lời:

Đáp án:

(1) Mĩ phẩm – a) Cùi dừa.

(2) Giá thể trồng cây – b) Vỏ dừa.

(3) Vật liệu xây dựng – c) Lá dừa.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Cây ăn quả ở Việt nam rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại quả nổi tiếng như xoài Cát Hòa Lộc ở Tiền Giang, nhãn Hương Chi ở Hưng Yên,... Cây ăn quả đem lại nhiều lợi ích cho đời sống con người và góp phần phát triển kinh tế, xã hội nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về vai trò cũng như đặc điểm thực vật học của cây ăn quả, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 1. Đặc điểm chung của cây ăn quả.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của cây ăn quả

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được vai trò của cây ăn quả.
  2. b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về vai trò của cây ăn quả theo nội dung SGK tr.5 – 7 và trả lời các câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các vai trò của cây ăn quả.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về vai trò sử dụng làm thực phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết cây ăn quả có vai trò gì trong đời sống và xã hội?

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.1 SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của cây ăn quả trong việc sử dụng làm thực phẩm.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về vai trò sử dụng làm thực phẩm của cây ăn quả:

Đu đủ

Xoài

Dâu

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.6: Vitamin C có nhiều trong các loại quả tươi, được khuyến nghị bổ sung hằng ngày với lượng đối với trẻ em là 25 – 35mg và người lớn là 65 – 70mg.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi: Vai trò của cây ăn quả trong đời sống và xã hội là:

+ Sử dụng làm thực phẩm.

+ Sử dụng làm nguyên liệu chế biến.

+ Sử dụng làm dược liệu.

+ Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.

+ Phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật.

- GV mời một số HS trình bày về vai trò sử dụng làm thực phẩm của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Vai trò của cây ăn quả

1. Sử dụng làm thực phẩm

Các loại quả tươi cung cấp nguồn vitamin, chất khoáng, amino acid, đường, chất xơ,... cho cơ thể con người.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về vai trò sử dụng làm nguyên liệu chế biến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2 SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của cây ăn quả trong việc sử dụng làm nguyên liệu chế biến.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về vai trò làm nguyên liệu chế biến của cây ăn quả:

Nước giải khát

làm từ chanh leo

Rượu vang từ nho

Trà túi lọc từ quả đào

Hoa quả làm

nguyên liệu giảm cân

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về vai trò sử dụng làm nguyên liệu chế biến của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Sử dụng làm nguyên liệu chế biến

- Có rất nhiều loại thực phẩm được chế biến từ trái cây.

- Ví dụ:

+ Trà túi lọc từ quả đào.

+ Nước giải khát từ quả chanh leo, dứa, đào,...

+ Rượu vang từ quả nho, lê, táo tây,...

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về vai trò sử dụng làm dược liệu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.3 SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của cây ăn quả trong việc sử dụng làm dược liệu.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về vai trò làm dược liệu của cây ăn quả:

Lá non ngọn cây dứa có tác dụng trị

say nắng

Hạt xoài trị ho

Lá bưởi trị cảm cúm

Vỏ thân cây nhãn

trị mụn nhọt

- GV cho HS quan sát video về công dụng của cây nhãn lồng đối với sức khỏe:

https://youtu.be/eVyVJ1YqJOc?si=PpJbtNsC2YvzAxfx (0p25 – 1p52)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về vai trò sử dụng làm dược liệu của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Sử dụng làm dược liệu

- Một số bộ phận của cây ăn quả có thể dùng để chế biến thành dược liệu.

- Ví dụ:

+ Lá non ngọn cây dứa có tác dụng trị say nắng.

+ Vỏ thân cây nhãn trị mụn nhọt.

+ Hạt xoài trị ho.

+ Lá bưởi được sử dụng để xông hơi trị cảm cúm.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu về vai trò bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.4 SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của cây ăn quả trong việc bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về vai trò bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan của cây ăn quả:

Cây nhãn hạn chế bụi

Cây xoài giảm

tiếng ồn

Cây hồng xiêm

tạo bóng mát

Cây vải phủ xanh đất trống, đồi trọc

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về vai trò bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

4. Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan

- Nhiều loại cây ăn quả được sử dụng làm cây bóng mát, cây cảnh quan, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Giúp nâng cao chất lượng không khí, hạn chế bụi, tiếng ồn như xoài, nhãn,...

- Những loại cây ăn quả có khả năng chịu hạn tốt được trồng để phủ xanh đất trống, đồi trọc và hạn chế xói mòn đất, như cây dứa, mận, vải,...

Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu về vai trò phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 1.3 SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Kể tên các sản phẩm được tạo ra từ cây ăn quả trong Hình 1.3.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.5 SGK tr.6, 7 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của cây ăn quả trong việc phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trong việc phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật của cây ăn quả:

+ Cây ăn quả Việt Nam xuất khẩu:

Bưởi năm roi

Sầu riêng

Bưởi năm roi

Vải thiều

+ Một số sản phẩm nghệ thuật từ cây ăn quả:

Hoa văn uốn lượn trên quả bơ

Trạm khắc hoa văn trên vỏ dưa hấu

Trạm khắc nghệ thuật trên quả bí ngô

Trang trí dừa

ngày Tết

- GV cho HS quan sát video về những loại quả ở Việt Nam được xuất khẩu thành công:

https://youtu.be/bCalr6DJoLM?si=VOVhZsyxiFL_61RN

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi Hình 1.3: Các sản phẩm được tạo ra từ cây ăn quả:

+ Hồ lô tài lộc được làm từ quả bưởi.

+ Hoa sen và giá đỡ điện thoại được làm từ cây dừa.

+ Cây quất thế.

- GV mời một số HS trình bày về vai trò phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật

- Ở nước ta, sản phẩm từ cây ăn quả không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn xuất khẩu sang nhiều nước khác.

- Nhiều vùng miền đã xây dựng sản phẩm cây ăn quả đặc trưng.

- Sử dụng làm sản phẩm nghệ thuật mang giá trị biểu tượng và thẩm mĩ, thể hiện văn hóa truyền thống.

- Vườn cây ăn quả được sử dụng cho các hoạt động du lịch, giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học của cây ăn quả

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả.
  2. b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học của cây ăn quả theo nội dung SGK tr.7, 8 và trả lời các câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học của cây ăn quả.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về rễ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, cam, bưởi, thanh long, chuối,... thuộc các loài khác nhau nhưng chúng có những đặc điểm chung về thực vật học, để áp dụng những biện pháp kĩ thuật phù hợp khi trồng và chăm sóc cây ăn quả, người trồng cần hiểu về vai trò, chức năng các bộ phận của cây ăn quả.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu đặc điểm thực vật học của cây ăn quả.

+ Tại sao người trồng cần hiểu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả?

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin II.1 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm rễ của cây ăn quả.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về rễ cây của cây ăn quả:

Rễ trụ (cọc)

Rễ chùm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả: rễ, thân và cành, lá, hoa và quả.

+ Người trồng cần hiểu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả để trong quá trình trồng và chăm sóc cây được sinh trưởng tốt.

- GV mời một số HS trình bày về đặc điểm rễ của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả

1. Rễ

- Chức năng:

+ Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.

+ Dự trữ các chất dinh dưỡng khi cây sinh trưởng chậm hoặc ngủ, nghỉ.

+ Giữ cho cây đứng vững khi có gió bão.

- Phân bố:

+ Sâu và rộng, phân nhiều nhánh.

+ Độ sâu khoảng 5 – 50cm, đất trồng cây ăn quả yêu cầu độ dày tầng canh tác trên 1,0m.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về thân và cành

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin II.2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm thân và cành của cây ăn quả.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về đặc điểm thân và cành của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Thân và cành

- Thân chính: được tính từ cổ rễ cây đến điểm phân cành đầu tiên.

- Cành:

+ Cành mọc trên thân chính là cành cấp 1.

+ Cành mọc trên cành cấp 1 là cành cấp 2.

+ Tương tự là cành cấp 3, 4, 5,...

- Chức năng: nâng đỡ và dẫn nối giữa bộ rễ với lá, chồi, hoa, quả.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về lá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin II.3 SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm lá của cây ăn quả.

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số loại lá của cây ăn quả:

Lá cây xoài

Lá cây cam

Lá cây ổi

Lá cây vú sữa

 cây dưa hấu

Lá cây đu đủ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về đặc điểm lá của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Lá

- Là cơ quan sinh dưỡng quan trọng đối với cây ăn quả do chúng là nơi tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.

- Sự phân bố lá trên cây quyết định diện tích lá trên tán cây và ảnh hưởng đến khả năng nhận ánh sáng của lá khi tiến hành quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu về hoa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin II.4 SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm hoa của cây ăn quả.

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số loại hoa cây ăn quả:

Hoa bưởi

Hoa mận

Hoa cây nhãn

Hoa cây vải

Hoa cây đu đủ

Hoa cây cam

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về đặc điểm hoa của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

4. Hoa

- Là cơ quan sinh sản của cây.

- Tùy loại cây ăn quả mà có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.

- Phần lớn cây ăn quả cần có sự giao phấn giữa các cây hoặc các hoa để tăng tỉ lệ đậu quả.

Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu về quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc thông tin II.5 SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm quả của cây ăn quả.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về quả của một số loại cây:

+ Quả hạch:

Quả đào

Quả mận

Quả cóc

Quả bơ

+ Quả mọng:

Quả cam

Quả quýt

Quả bưởi

Quả chanh

+ Quả có vỏ cứng:

Quả dừa

Quả đào lộn hột

Quả đào tiên

Quả sầu riêng

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về đặc điểm quả của cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Quả

Có chức năng bảo vệ hạt – cơ quan sinh sản của cây. Quả của đa số các loại cây ăn quả được phân chia thành các nhóm:

- Quả hạch: loại quả bên ngoài có phần mềm bao quanh một “hạt” lớn với lớp vỏ quả trong cứng cùng với hạt giống ở bên trong.

Ví dụ: đào, mận,...

- Quả mọng: các loại trái cây nhỏ, có nhiều thịt quả, có dạng tròn, nhiều nước.

Ví dụ: cam, quýt,...

- Quả có vỏ cứng: loại quả có vỏ cứng bên ngoài.

Ví dụ: dừa, đào lộn hột,...

Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
  2. b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả theo nội dung SGK tr.8-10 và trả lời các câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về nhiệt độ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất và gió ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả. Các yếu tố này khác nhau ở mỗi vùng miền. Người trồng cây hiểu và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả sẽ có thể áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp làm tăng năng suất và chất lượng trái cây.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm quan sát Bảng 1.1, đọc nội dung mục III.1 SGK tr.8, 9 và trả lời câu hỏi: Dựa vào các yêu cầu về nhiệt độ, cây ăn quả được phân loại thành những nhóm nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm đó.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ tới cây ăn quả.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Bảng 1.1, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi về phân loại cây ăn quả theo nhiệt độ: Trình bày dưới Hoạt động 3.

- GV mời một số HS trả lời ảnh hưởng của nhiệt độ tới cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

III. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả

1. Nhiệt độ

- Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả.

- Ngưỡng nhiệt độ thấp nhất và cao nhất của năm sẽ quyết định đến vùng phân bố và sản xuất của các loại cây ăn quả.

Ví dụ: cây đào, cây mận ra hoa và đậu quả khi được trồng ở vùng núi có nhiệt độ thấp như các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,...

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu độ ẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.2 SGK tr.9 và trả lời câu hỏi: Độ ẩm đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời ảnh hưởng của độ ẩm tới cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Độ ẩm

- Nước ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sinh trưởng của cây; sự phân hóa, nở hoa; quá trình lớn lên và chín của quả.

- Ở giai đoạn ra lộc, ra hoa, phát triển quả, cây ăn quả cần lượng nước lớn, độ ẩm đất nên duy trì khoảng 70 – 80%.

- Vào thời kì ngủ, nghỉ hoặc phân hóa hoa, cây yêu cầu lượng nước không cao, độ ẩm thấp, ở mức 40 – 50%.

 

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu ánh sáng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.3 SGK tr.9 và trả lời câu hỏi: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời ảnh hưởng của ánh sáng tới cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Ánh sáng

- Ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sự phân hóa mầm non, nở hoa và phát triển quả của cây.

- Thời gian chiếu sáng trong ngày quyết định sự hình thành mầm hoa đối với một số loại cây ăn quả.

- Cường độ chiếu sáng mạnh làm cho cây mất nhiều nước, có thể gây cháy lá, rám quả. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến màu sắc quả khi chín, khi thiếu ánh sáng, quả sẽ lên màu chậm và không đẹp.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu đất

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc nội dung mục III.4 SGK tr.10 và trả lời câu hỏi:

+ Cây ăn quả hấp thu các chất dinh dưỡng khoáng nào từ đất?

+ Cây ăn quả thích hợp trồng ở nơi đất có đặc điểm như thế nào?

- GV cho HS quan sát hình ảnh về đất trồng cây ăn quả:

Đất phù sa

Đất cát pha

Đất thịt nhẹ

Đất đỏ bazan

- GV cho HS quan sát video về chọn và xử lí đất trồng cây ăn quả:

https://youtu.be/LJnz-_d_l5g?si=qDVdVNiyHuuv7Qsl (3p00 – 10p55)

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.10: Đối với vùng đồi núi, đất có độ dốc lớn, cần làm đường đồng mức để trồng, chăm sóc cây ăn quả thuận lợi và hạn chế xói mòn đất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời ảnh hưởng của đất tới cây ăn quả.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

4. Đất

- Cung cấp các dinh dưỡng khoáng và nước cho cây ăn quả.

- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây ăn quả cần các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu như đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng. Tỉ lệ các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây tùy thuộc vào loại cây và thời kì sinh trưởng, phát triển.

- Cây ăn quả đa số là cây lâu năm. Bộ rễ phát triển mạnh cả chiều ngang và chiều sâu nên đất trồng cần có tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Các loại đất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển như đất phù sa, đất đỏ,... các loại đất nhiễm mặn không thích hợp cho cây ăn quả.

Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu gió

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.5 SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của gió đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về đất:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời ảnh hưởng của gió tới cây ăn quả.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Gió

- Ảnh hưởng đến mức độ lưu thông không khí trong vườn cây ăn quả, tăng khả năng thoát nước, tăng hoặc giảm độ không khí, cũng như sự lây lan của các loại sâu, bệnh hại.

- Tính chất (khô, nóng, lạnh) và tốc độ gió có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

DỰA VÀO YÊU CẦU VỀ NHIỆT ĐỘ, CÂY ĂN QUẢ

ĐƯỢC PHÂN THÀNH 3 NHÓM

Nhóm cây

Đặc điểm

Ví dụ

Cây ăn quả nhiệt đới

Sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 28oC, không yêu cầu nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa.

Thanh long chuối, xoài,...

Cây ăn quả á nhiệt đới

Sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 28oC, cần nhiệt độ thấp khoảng 10 – 20oC để phân hóa mầm hoa trong thời gian nhất định.

Vải, bơ, nhót,...

Cây ăn quả ôn đới

Sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ 20 – 25oC và cần nhiệt độ thấp, khoảng dưới 10oC trong một khoảng thời gian nhất định để phân hóa mầm hoa.

Lê, đào, mận, mơ,...

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học và vận dụng được đặc điểm chung của cây ăn quả.
  3. b) Nội dung: HS chơi trò chơi củng cố kiến thức và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
  4. c) Sản phẩm: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

....

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ 9 trồng cây ăn quả, giáo án công nghệ trồng cây ăn quả 9 cánh diều, giáo án lớp 9 cánh diều, giáo án môn công nghệ 9 cd

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU

Giáo án Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử toán 9 cánh diều
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hình học 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 9 cánh diều

Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Đại số 9 cánh diều
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 cánh diều

Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Vật lí 9 cánh diều
Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Sinh học 9 cánh diều

Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Tin học 9 cánh diều

Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 cánh diều

GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 CÁNH DIỀU

Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều

Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 cánh diều

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Địa lí 9 cánh diều

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 cánh diều

GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU

Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 cánh diều

Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 9 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 9 chân trời sáng tạo