Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 cánh diều
Bộ giáo án Lịch sử 9 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Lịch sử 9 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Đầy đủ Giáo án lịch sử THCS cánh diều
- Bài giảng điện tử Lịch sử 9 cánh diều
- Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 cánh diều
- Bài giảng điện tử lịch sử 8 cánh diều
- Giáo án lịch sử 8 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint lịch sử 7 cánh diều
- Tải GA word lịch sử 7 cánh diều
- Bài giảng điện tử lịch sử 6 cánh diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 7: CHIẾN TRANH LẠNH (1947 – 1989)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ
- Nhận biết được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng Hình 7.1 – 7.3, mục Góc mở rộng, thông tin trong bài học để tìm hiểu về nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tài liệu về một cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng trong Chiến tranh lạnh mà em quan tâm để giới thiệu với thầy cô và bạn bè.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về Chiến tranh lạnh để mở rộng và nâng cao nhận thức.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử).
- Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Chiến tranh lạnh.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử).
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Chiến tranh lạnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh, video “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 10/11/1989 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Em đã từng nghe và biết đến sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989 chưa?
- Nêu một vài hiểu biết của em về sự kiện này.
- Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp xem hình ảnh, video về sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ”.
Bức tường Béc-lin bắt đầu được xây dựng ngày 13/8/1961 | |
“Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989
https://www.youtube.com/watch?v=SoDZvKUlMNc&t=1s
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:
+ Em đã từng nghe và biết đến sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989 chưa?
+ Nêu một vài hiểu biết của em về sự kiện này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem hình ảnh, video, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong nêu một số hiểu biết về sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học:
Trong đêm 12, rạng sáng ngày 13/8/1961, toàn bộ phương tiện giao thông giữa Đông và Tây thành phố Béc-lin bị đột ngọt chặn lại. Trong một đêm, 14 500 quân Đức, được sự yểm trợ của quân đội Liên Xô, đã xây dựng bức tường gần 50 km. Ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ sau 28 năm được xây dựng, chấm dứt sự chia cắt nước Đức. Hiện nay, phần còn lại của bức tường được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật. Bức tường Béc-lin, ngăn cách phần Đông và Tây thành phố, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh Lạnh. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.
Vậy, Chiến tranh lạnh diễn ra do những nguyên nhân nào? Biểu hiện và hậu quả của cuộc chiến tranh này là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989).
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nguyên nhân
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.35 và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh, yêu cầu HS làm việc cá nhân kết hợp khai thác thông tin mục 1 SGK tr.35 và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh. - GV hướng dẫn HS tìm một số từ khóa thể hiện nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân bùng nổ chiến tranh lạnh: đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích; hai siêu cường; tan rã; tình trạng căng thẳng; đối đầu; lo ngại; chính sách bao vây, ngăn chặn, cô lập. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trơ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh (1947 – 1989). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng về tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế,…. giữa siêu cường do Mỹ - Liên Xô đứng đầu trong những năm 1947 – 1989. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự đối lập sâu sắc về hệ tư tưởng và quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - GV mở rộng kiến thức: Thuật ngữ “lạnh” được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường, nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị. | I. Nguyên nhân - Sự đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích chiến lược giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. → Hệ đồng minh chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai tan rã. → Tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô. - Mỹ lo ngại sự phát triển chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới. → Thực hiện chính sách ngăn chặn, bao vây, cô lập Liên Xô. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về biểu hiện
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những biểu hiện của Chiến tranh lạnh.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 7.2, mục Góc mở rộng, thông tin mục II SGK tr.36 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những biểu hiện của Chiến tranh lạnh.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm về những biểu hiện của Chiến tranh lạnh và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt kết hợp trình chiếu hình ảnh: Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 7.2, mục Góc mở rộng, thông tin mục II SGK tr.36 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những biểu hiện của Chiến tranh lạnh.
- GV mở rộng, cung cấp thêm cho HS một số tư liệu liên quan những biểu hiện của Chiến tranh lạnh (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Từ những biểu hiện nêu trên, em hãy cho biết Chiến tranh lạnh có những đặc điểm gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày 4 nội dung trong Phiếu học tập số 1 về những biểu hiện của Chiến tranh lạnh. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những biểu hiện của Chiến tranh lạnh: + Sự hình thành hai khối đối lập. + Cuộc chạy đua vũ trang, kinh tế, khoa học, kĩ thuật. + Các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng vẫn bùng nổ. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Biểu hiện Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ NHỮNGH BIỂU HIỆN CỦA CHIẾN TRANH LẠNH 1. Sự hình thành hai khối đối lập
https://www.youtube.com/watch?v=9EQ0uT3BxKs 2. Cuộc chạy đua vũ trang, kinh tế, khoa học, kĩ thuật
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đầu đạn và tên lửa phóng của Mỹ và Liên Xô (1964-1982) 3. Các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng bùng nổ Một phần của Chiến tranh lạnh - chiến tranh tại Đông Dương KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trả lời câu hỏi mở rộng Đặc điểm của Chiến tranh lạnh - Chi phối quan hệ quốc tế toàn cầu, lôi kéo phần lớn các nước trên thế giới tham gia. - Là cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu. - Cuộc đối đầu diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực. - Quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ và chạy đua vũ trang diễn ra trên quy mô toàn cầu. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về hậu quả
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được hậu quả của Chiến tranh lạnh.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin Hình 7.3 SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hậu quả của Chiến tranh lạnh và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt, trình chiếu hình ảnh và mở rộng kiến thức: + Sau khi bức tường Béc-lin sụp đổ, Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.Gooc-ba-chốp đã có cuộc gặp thượng đỉnh tại đảo Man-ta (T12/1989) và tuyên bố kết thúc Chiến tranh lạnh. + Nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh: · Tổn thất của Mỹ và Liên Xô tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang làm suy yếu sức mạnh của hai nước. · Sự cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi đặt ra yêu cầu cần kết thúc Chiến tranh lạnh với cả Liên Xô và Mỹ. · Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa và hòa hoãn trên thế giới đặt ra yêu cầu hợp tác của Mỹ và Liên Xô để cùng giải quyết. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin Hình 7.3 SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh. - GV hướng dẫn HS tìm một số từ khóa thể hiện hậu quả của Chiến tranh lạnh: tình trạng căng thẳng, nguy bùng nổ chiến tranh, nền kinh tế suy yếu, chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực, khủng bố, chia cắt đất nước,… - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về hậu quả của Chiến tranh lạnh (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3). - GV mở rộng kiến thức, liên hệ thực tế, yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, sưu tầm thêm trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi: Nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiên nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chiến tranh lạnh để lại những hậu quả to lớn, lâu dài cho thế giới. | III. Hậu quả - Đẩy thế giới vào tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới có vũ khí hạt nhân. - Khiến nền kinh tế Mỹ và Liên Xô suy yếu, tạo cơ hội cho các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên. - Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực có sự tham gia của cả hai khối. - Để lại hậu quả nặng nề cho thế giới: vũ khí hạt nhân, khủng bổ, nạn chia cắt đất nước,…. | ||||
TƯ LIỆU VỀ HẬU QUẢ CỦA CHIẾN TRANH LẠNH TƯ LIỆU:
Trả lời câu hỏi mở rộng Hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với Việt Nam. - Tác động trực tiếp đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX. - Thúc đẩy việc quốc tế hoá các cuộc xung đột ở Đông Dương và Việt Nam, làm cho quy mô chiến tranh mở rộng, thời gian kéo dài và tính chất phức tạp. - Nhân dân hai miền Nam, Bắc đã phải hi sinh nhiều sức người, sức của để chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. - Sau năm 1975, Chiến tranh lạnh gây ra nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hậu quả từ chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Chiến tranh lạnh.
- Nội dung:
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Chiến tranh lạnh.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.36.
- Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
...
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử toán 9 cánh diều
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hình học 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 9 cánh diều
Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Đại số 9 cánh diều
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Vật lí 9 cánh diều
Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Sinh học 9 cánh diều
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Tin học 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Địa lí 9 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 cánh diều
GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 9 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 9 chân trời sáng tạo