Soạn giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: NƯỚC MỸ VÀ CÁC NƯỚC TÂY ÂU 

TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (9.1 - 9.3), Bảng 9.1 – 9.2, tư liệu để nhận thức về nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua việc sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet,…để giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nước Mỹ hoặc các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Đọc và sưu tầm các thông tin, hình ảnh, tư liệu về chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, video về sự kiện N. Am-xtroong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sự kiện N. Am-xtroong đặt chân lên Mặt trăng chứng tỏ điều gì?

c. Sản phẩm: Ý nghĩa của sự kiện N. Am-xtroong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, video về sự kiện N. Am-xtroong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.

Toàn nước Mỹ kỷ niệm 50 năm con người đặt chân lên Mặt Trăng

Vào lúc 11h49 ngày 24.7.1969, tàu Apollo 11 cùng ba phi hành gia hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon đích thân chào đón các phi hành gia tàu Apollo 11 trở về.

Ngày 13.8.1969, các phi hành gia của Apollo 11 được vinh danh trong cuộc diễu hành tại thành phố New York.

Phi hành đoàn A-pô-lô 11 do N. Am-xtroong dẫn đầu đặt chân lên Mặt trăng,

đánh dấu bước phát triển mới cho toàn nhân loại

https://www.youtube.com/watch?v=esqt3QCrtxQ (Từ 0p33 đến hết). 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Sự kiện N. Am-xtroong đặt chân lên Mặt trăng chứng tỏ điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của sự kiện N. Am-xtroong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Ý nghĩa của sự kiện N. Am-xtroong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng: 

+ Đánh dấu cột mốc mang tính bước ngoặt đối với lịch sử ngành thám hiểm vũ trụ thế giới và khoa học của nhân loại. “Đó là một bước đi nhỏ của con người, một bước nhảy vọt của nhân loại”.

+ Là bằng chứng về khả năng chinh phục không gian vũ trụ của con người trên trái đất và trí tuệ lao động sáng tạo của con người có thể biến rất nhiều điều tưởng không thể trở thành có thể.

+ Mở ra những khát vọng chinh phục không gian vũ trụ sống động.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự kiện N. Am-xtroong đặt chân lên Mặt trăng đánh dấu sự phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nhân loại nói chung, của nước Mỹ nói riêng từ sau năm 1945. Vậy, tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 9 cánh diều, giáo án bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Lịch sử 9 cánh diều, giáo án Lịch sử 9 CD bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác