Soạn giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

BÀI 12: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU
 SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học, sưu tầm tư liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng lòng khâm phục, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng.

  • Nhân ái: Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

  • Trách nhiệm: Củng cố năng lực giao tiếp, hợp tác và chia sẻ các hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). 

  • Tranh, ảnh về tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bình dân học vụ, Tuần lễ Vàng, Ngày Đồng tâm, Nam Bộ kháng chiến, đoàn quân Nam Tiến,…); các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu quốc,…

  • Bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ Thanh Sơn, 1946); Video kỉ niệm 76 năm ngày Nam Bộ kháng chiến.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Việt Nam trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, video về “Tuần lễ vàng” được tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội, năm 1945) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về biện pháp nhằm góp phần giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?

c. Sản phẩm: Ý nghĩa của biện pháp “Tuần lễ vàng” trong giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem hình ảnh, video kết hợp dẫn dắt: Ngày 16/9/1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, “Tuần lễ vàng” đã được tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ Vàng”, Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh: “Muốn củng cố nền tự do độc lập, chúng ta cần sức hy sinh, phấn đấu của toàn quốc đồng bào, cần sức quyên góp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có”.

Từ “Tuần lễ Vàng” đến “Quỹ Độc Lập”: Bài học quý về công tác dân vận

Ngày độc lập, nhìn lại 'Tuần lễ vàng' năm 1945

Cận cảnh Tuần Lễ Vàng năm 1945 - Báo VnExpress Kinh doanh

Bài học về sức mạnh đoàn kết dân tộc từ công cuộc vận động “Tuần Lễ Vàng”  và “Cứu đói” năm 1945

Nhân dân Thủ đô Hà Nội mít tinh ủng hộ “Tuần lễ vàng” năm 1945

https://www.youtube.com/watch?v=Ak8WmsvwtrM

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về biện pháp nhằm góp phần giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của biện pháp “Tuần lễ vàng”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Ý nghĩa của biện pháp “Tuần lễ vàng” trong giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công:

+ Đối tượng hướng tới của Đảng và Chính phủ cách mạng trong “Tuần lễ vàng” là đồng bào toàn quốc, những người thực sự có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc, người giàu có, các nhà tư sản dân tộc yêu nước, điền chủ có tinh thần cách mạng… Đây là sự cụ thể hoá quan điểm về lực lượng cách mạng của Đảng ta trong bối cảnh lịch sử đặc biệt khó khăn. 

+ Có ý nghĩa quan trọng trong khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân lao động, chung sức đoàn kết cùng chính quyền cách mạng non trẻ khắc phục khó khăn. 

+ Đảng ta  đã tạo điều kiện để các nhà tư sản dân tộc yêu nước và những người giàu có trong xã hội có thể ủng hộ, giúp đỡ cách mạng. Tạo cho họ niềm tin vào chính quyền mới, đập tan những luận điệu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực phản động, tay sai.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trước những khó khăn chồng chất của tình thế cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận động nhân dân cả nước tham gia “Tuần lễ vàng”. Sự kiện này không chỉ giúp Chính phủ cách mạng non trẻ vượt qua những thiếu thốn về tài chính mà còn là minh chứng rõ nét cho sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân. Vậy trước tình thế đó, ngoài biện pháp “Tuần lễ vàng”, Chính phủ cách mạng đã đề ra những chủ trương, biện pháp gì để giải quyết khó khăn, bảo vệ thành quả cách mạng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Việt Nam trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 9 cánh diều, giáo án bài 12: Việt Nam trong những năm đầu Lịch sử 9 cánh diều, giáo án Lịch sử 9 CD bài 12: Việt Nam trong những năm đầu

Xem thêm giáo án khác