Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bộ giáo án sinh học 9 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án sinh học 9 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Đầy đủ Giáo án sinh học THCS cánh diều
- Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Sinh học 9 cánh diều
- Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 cánh diều
- Bài giảng điện tử sinh học 8 cánh diều
- Giáo án sinh học 8 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint sinh học 7 cánh diều
- Tải GA word sinh học 7 cánh diều
- Bài giảng điện tử sinh học 6 cánh diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN 4: VẬT SỐNG
CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN
BÀI 33: GENE LÀ TRUNG TÂM CỦA DI TRUYỀN HỌC
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
BÀI 33: GENE LÀ TRUNG TÂM CỦA DI TRUYỀN HỌC
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị.
- Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid).
- Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung.
- Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
- Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
- Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide.
- Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.
- Nêu được khái niệm gene.
- Nêu được gene quy định tính di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.
- Nêu được sơ lược về tính đặc trưng các thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề liên quan đến vật chất di truyền ở sinh vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề vật chất di truyền ở sinh vật; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
Năng lực riêng:
- Nhận thức khoa học:
- Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị.
- Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid).
- Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung.
- Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
- Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
- Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide.
- Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.
- Nêu được khái niệm gene.
- Nêu được gene quy định tính di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.
- Nêu được sơ lược về tính đặc trưng các thể của hệ gene.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...; Thiết kế được mô hình DNA bằng các vật liệu tái chế.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến bài học.
- Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hình ảnh 33.1 - 33.3 và các hình ảnh liên quan.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều.
- Vở ghi chép, bút viết, thước kẻ,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tình huống và xác định vấn đề học tập.
- Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 159.
- Sản phẩm học tập: Ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu SGK trang 159.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.159 SGK: Các đặc điểm sinh học của người như màu tóc, màu da, màu mắt do yếu tố nào quy định? Yếu tố đó có mang tính đặc thù của mỗi cá thể không?
Ví dụ:
Tóc vàng Mắt nâu Da đen
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời: Các đặc điểm sinh học của người như màu tóc, màu da, màu mắt do hệ gene quy định. Mỗi cá thể có một hệ gene đặc trưng.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án, ghi nhận các câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền và biến dị
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I SGK trang 159 và thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Di truyền và biến dị.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 tr.159 SGK: Cho biết một số đặc điểm của em giống và khác với bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình. - GV dẫn dắt, yêu cầu HS đọc hiểu mục I tr.159 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi sau để hình thành kiến thức mới: 1. Phân biệt khái niệm di truyền và biến dị. Cho ví dụ. 2. Nêu mối quan hệ giữa di truyền và biến dị. - GV giới thiệu về khái quát về lĩnh vực di truyền học và một số ứng dụng: + Kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo cừu Dolly: + Dự án giải mã hệ gene người: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Yếu tố nào quy định sự di truyền và biến dị ở sinh vật? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, đọc hiểu nội dung mục I tr.159 SGK và thảo luận thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật Think - Pair - Share. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi 1 tr.159 SGK: + Một số đặc điểm giống với bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình: tóc đen, mắt nâu, da vàng,... + Đặc điểm khác: chiều cao; hình dáng mắt, mũi;... - GV mời một số HS trả lời câu hỏi hình thành kiến thức mới - Cột DKSP. - Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV kết luận: Vật chất di truyền (DNA hoặc RNA) quy định sự di truyền và biến dị ở sinh vật. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.
| I. Di truyền và biến dị - Di truyền là quá trình truyền đặc điểm của sinh vật qua các thế hệ. Ví dụ: Bố tóc đen, mẹ tóc đen → con cũng tóc đen. Bố mắt xanh, mẹ mắt xanh → con cũng mắt xanh. - Biến dị là hiện tượng cá thể được sinh ra trong cùng một thế hệ có những đặc điểm khác nhau và khác với các cá thể ở thế hệ trước. Ví dụ: bố da đen, tóc đen; mẹ da đen, mẹ tóc đen → con da trắng, tóc vàng. - Di truyền và biến dị là hai đặc tính cơ bản của sự sống diễn ra song song và gắn liền với quá trình sinh sản. - Ngành khoa học nghiên cứu tính di truyền và biến dị của sinh vật là di truyền học. - Sự di truyền và biến dị ở sinh vật được quy định bởi vật chất di truyền. + Sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực: DNA (deoxyribonucleic acid). Sinh vật nhân sơ (trái) và sinh vật nhân thực (phải) + Một số loại virus: RNA (ribonucleic acid). SARS-CoV-2 |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nucleic acid
- Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid).
- Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung.
- Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
- Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
- Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide.
- Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu nội dung mục II, quan sát hình 33.1 - 33.3 SGK trang 160 – 161 và thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Nucleic acid.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt đặt vấn đề, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Nucleic acid là gì? 2. Quan sát hình 33.1, cho biết một nucleotide gồm những thành phần nào? 3. Xác định các đầu 5’ và 3’ của một chuỗi polynucleotide. - GV sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để tiến hành hoạt động tiếp theo. * GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 - 4 HS) và yêu cầu nhiệm vụ như sau: + Nhóm chuyên gia 1: Đọc hiểu nội dung mục II.1, quan sát hình 33.2 SGK tr.160 - 161 và tìm hiểu về DNA. + Nhóm chuyên gia 2: Đọc hiểu nội dung mục II.2, quan sát hình 33.3 SGK tr.161 và tìm hiểu về RNA. * GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép - GV tiến hành tạo nhóm mảnh ghép từ 2 nhóm chuyên gia, mỗi nhóm 4 - 5 HS. - GV yêu cầu các thành viên của nhóm mảnh ghép chia sẻ thông tin tìm hiểu được, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá nhân HS quan sát hình 33.1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi về nucleic acid. - Giai đoạn 1, các nhóm chuyên gia đọc nội dung thông tin mục II, tìm hiểu về DNA và RNA. - Giai đoạn 2, các nhóm mảnh ghép thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trả lời câu hỏi về nucleic acid (cột DKSP). - Đại diện các nhóm xung phong trình bày Phiếu học tập. - HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV kết luận: Nucleic acid có hai loại là DNA và RNA. + DNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, G, C, T. Cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch polynucletide xoắn phải, liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. + RNA thường có cấu trúc một mạch được cấu tạo từ 4 đơn phân là A, G, C, U. Dựa vào chức năng có các loại RNA là mRNA, rRNA và tRNA. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | II. Nucleic acid - Nucleic acid là hợp chất đa phân (polymer) được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotide. - Một nucleotide gồm: + Gốc phosphate. + Đường pentose. + Nitrogenous base: Adenine (A), Guanine (G), Cytosine (C), Thymine (T) và Uracil (U). - Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester tạo nên chuỗi polynucleotide. - Chuỗi polynucleotide có chiều 5’ - 3’ được xác định dựa vào nucleotide ở mỗi đầu của chuỗi: + Nucleotide ở đầu 5’ có gốc phosphate (liên kết với carbon 5’) tự do. + Nucleotide ở đầu 3’ có gốc hydroxyl (liên kết với carbon 3’) tự do. 1. DNA (Phiếu học tập - Đính kèm dưới hoạt động) 2. RNA (Phiếu học tập - Đính kèm dưới hoạt động) |
PHIẾU HỌC TẬP: Nucleic acid Câu 1. Quan sát hình 33.2: Hình 33.2. Cấu trúc của DNA a) Các nucleotide khác nhau ở thành phần nào? …………………………………………………………………………………………. b) Mô tả cấu trúc của DNA. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………. Câu 2. Nêu chức năng của phân tử DNA. ……………………………………………………………………………………………. Câu 3. Trình bày cấu trúc của RNA. …………………………………………………………………………………………… Câu 4. Phân biệt các loại RNA được thể hiện trong hình 33.3. Hình 33.3. Một số loại RNA trong tế bào …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… |
PHIẾU HỌC TẬP: Nucleic acid Câu 1. Quan sát hình 33.2: Hình 33.2. Cấu trúc của DNA a) Các nucleotide khác nhau ở thành phần nào? - Các nucleotide khác nhau ở các nitrogenous base: Adenine (A), Guanine (G), Cytosine (C), Thymine (T). b) Mô tả cấu trúc của DNA. - DNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, G, C và T. - DNA có cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide xoắn phải, song song và ngược chiều. - Nitrogenous base của hai mạch polynucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng ba liên kết hydrogen. Câu 2. Nêu chức năng của phân tử DNA. - Phân tử DNA có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 3. Trình bày cấu trúc của RNA. - RNA có cấu trúc 1 mạch được cấu tạo từ 4 đơn phân là A, G, C và U. Câu 4. Phân biệt các loại RNA được thể hiện trong hình 33.3. Hình 33.3. Một số loại RNA trong tế bào
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về gene và hệ gene
- Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm gene.
- Nêu được gene quy định tính di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.
- Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu nội dung mục III SGK trang 162, quan sát hình ảnh liên quan đến gene và hệ gene, thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Gene và hệ gene.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc hiểu nội dung mục III SGK tr.162 và trả lời các câu hỏi sau: + Gene là gì? Hệ gene là gì? + Những đặc điểm nào thể hiện tính đặc trưng cá thể của hệ gene? (Câu 5 - SGK tr.162) + Nêu một số ứng dụng của việc phân tích DNA. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 6 SGK tr.162: Vì sao gene là trung tâm của di truyền học? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS đọc hiểu mục III tr.162 và thảo luận trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận (Cột DKSP). - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi 6 SGK tr.162: Hệ gene quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể. Thông qua quá trình sinh sản, hệ gene của mỗi cá thể được thừa hưởng cả bên bố và bên mẹ. Vì vậy, con sinh ra có những đặc điểm giống nhau và giống bố mẹ. Bên cạnh đó, sự tổ hợp các gene qua quá trình sinh sản hoặc sự thay đổi trình tự nucleotide trên hệ gene sẽ tạo nên tính biến dị của sinh vật. Di truyền học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị của sinh vật, do đó gene là trung tâm của di truyền học. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV kết luận: + Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptide hay phân tử RNA. + Tập hợp tất cả các thông tin di truyền trên DNA của tế bào hình thành nên hệ gene của cơ thể. + Mỗi cá thể có một hệ gene đặc trưng. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | III. Gene và hệ gene - Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptide hay phân tử RNA. - Tập hợp tất cả các thông tin di truyền trên DNA của tế bào hình thành nên hệ gene của cơ thể. - Do sự khác biệt về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotide trên phân tử DNA mà mỗi cá thể có một hệ gene đặc trưng. - Gene là trung tâm của di truyền học. - Phân tích DNA được ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, y học, pháp y và đời sống. Ví dụ: + Xác định quan hệ huyết thống. + Điều tra tội phạm, giúp cung cấp những bằng chứng cho cơ quan điều tra.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
- Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi Luyện tập SGK trang 159, 161 để củng cố lại kiến thức đã học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi Luyện tập SGK trang 159, 161.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc DNA là
- A liên kết với U, G liên kết với C. B. A liên kết với C, G liên kết với T.
- A liên kết với T, G liên kết với C. D. A liên kết với G, C liên kết với T.
Câu 2. Bốn loại đơn phân của phân tử RNA là
- A, G, C và U. B. A, G, T và X.
- G, U, C và T. D. A, G, U và T.
Câu 3. rRNA có vai trò
- vận chuyển amino acid đến ribosome tổng hợp chuỗi polypeptide.
- tham gia cấu thành nên ribosome.
- mang thông tin quy định trình tự amino acid của chuỗi polypeptide.
- tham gia cấu tạo nên màng tế bào.
Câu 4. Ngành khoa học nghiên cứu tính di truyền và biến dị của sinh vật là
- động vật học. B. sinh thái học.
- công nghệ sinh học. D. di truyền học.
Câu 5. Theo nguyên tắc bổ sung thì có bao nhiêu trường hợp sau đây là đúng về số lượng đơn phân trong phân tử DNA?
1) A + G = T + C.
2) A = T; G = C.
3) A + T + G = A + C + T.
4) A + C + T = G + C + T.
- 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Một gene có chiều dài là 5100 Å. Tổng số nucleotide của gene đó là
- 1000. B. 1500. C. 1800. D. 2000.
Câu 7. Một gene ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nucleotide là A = T = 1000 và G = C = 800. Tổng số nucleotide của gene này là
- 1800. B. 900. C. 3600. D. 2100.
Nhiệm vụ 2. Trả lời câu hỏi Luyện tập
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi Luyện tập tr.159, 161 SGK:
- Lấy ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật?
- Giải thích vì sao từ 4 loại nucleotide có thể tạo nên sự đa dạng của DNA?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | A | B | D | C | B | C |
Đáp án câu hỏi Luyện tập:
Câu 1 (SGK tr.159): Một số ví dụ về hiện tượng di truyền:
+ Bố da đen × mẹ da đen → các con da đen.
+ Bố bị mù màu, sinh ra con trai cũng bị mù màu.
* Một số ví dụ về biến dị:
+ Bố mẹ bình thường, con bị bạch tạng:
+ Nho không hạt:
Câu 2 (SGK tr.161): Sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của bốn loại nucleotide tạo nên tính đa dạng của phân tử DNA, từ đó tạo nên sự đa dạng của sinh vật.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và biết ứng dụng kiến thức đã học vào đời sống.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết về thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Sản phẩm hoàn thiện của HS.
- Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1. Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
- Phân biệt DNA và RNA.
- Lấy thêm ví dụ về ứng dụng của phân tích DNA trong các lĩnh vực.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi, vận dụng hiểu biết về thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi vận dụng.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi:
- Phân biệt DNA và RNA:
Nucleic acid | Cấu trúc | Chức năng |
DNA | - Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân: A, G, C, U. - Cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide song song, ngược chiều và xoắn phải. - Hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A = T, G ≣ X. | Lưu giữa, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền |
RNA | - Có cấu trúc một mạch được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, C, G, U. | mRNA: mang thông tin quy định trình tự amino acid của chuỗi polypeptide. |
tRNA: vận chuyển amino acid đến ribosome tổng hợp chuỗi polypeptide. | ||
rRNA: kết hợp với protein cấu thành nên ribosome. |
- Ứng dụng của phân tích DNA:
+ Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Xác định tên khoa học của các loài bằng phương pháp giải trình tự DNA.
Xác định tên khoa học của cây Ô đầu
+ Trong lĩnh vực y học: Phát hiện ung thư sớm bằng xét nghiệm gene, phân tích DNA khối u.
+ Trong lĩnh vực pháp y: Dùng phương pháp phân tích DNA để giải quyết các vụ án.
Một số vụ án được giải quyết nhờ phân tích DNA
+ Trong lĩnh vực đời sống: Xét nghiệm DNA chứng minh quan hệ huyết thống để làm giấy khai sinh, thủ tục nhận người thân, thủ pháp lý sau khi ly hôn, phân chia tài sản,...
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.
- GV chuẩn kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2. Thiết kế mô hình DNA
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 - 8 HS.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm HS: Hãy thiết kế mô hình DNA từ các vật liệu tái chế.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm phân công và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và hướng dẫn, gợi ý (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức triển lãm trưng bày sản phẩm của các nhóm HS.
Ví dụ: Thiết kế DNA bằng ống hút, túi nilon,...
- HS các nhóm tham quan triển lãm, nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV tổng kết, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 34 trong Sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều.
- Chuẩn bị Bài 34 - Từ gene đến tính trạng.
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử toán 9 cánh diều
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hình học 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 9 cánh diều
Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Đại số 9 cánh diều
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Vật lí 9 cánh diều
Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Sinh học 9 cánh diều
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Tin học 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Địa lí 9 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 cánh diều
GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 9 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 9 chân trời sáng tạo